5. Kết cấu của luân văn
4.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp quản lý nợ thuế
Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế trên đây chỉ phát huy tốt tác dụng của nó trong những điều kiện nhất định. Do vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần cân nhắc thực hiện các giải pháp điều kiện sau đây:
a) Xây dựng và ban hành các chuẩn mực quản lý nợ thuế
Cần thiết phải tiến hành xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ. Xây dựng hệ thống hỗ trợ, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. Chỉ tiêu về nợ thuế sẽ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng quản lý thuế của các cơ quan thuế ngoài việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách được giao hàng năm. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trên cơ sở các tiêu chí này, sẽ đề ra các chuẩn mực cần đạt được của công tác quản lý nợ thuế. Một số tiêu chí cụ thể dưới đây có thể nghiên cứu áp dụng.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng số thuế ghi thu
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ thuế và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tỷ lệ nợ có khả năng thu (hoặc nợ không có khả năng thu…)/Số thuế ghi thu
Tiêu chí này phản ánh tình hình các loại nợ cụ thể. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và đốc thu của cơ quan thuế đối với từng loại nợ đạt đến mức độ nào. Tỷ lệ này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào.
- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn/Số người nộp thuế
Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định. Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.
Từ các tiêu chí nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, cơ quan thuế cần ban hành các chuẩn mực cụ thể về quản lý nợ thuế. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn chưa thể đề xuất những chuẩn mực cụ thể cho công tác quản lý nợ thuế.
b) Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy của quản lý nợ thuế
Theo chiến lược cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Thuế, mô
hình tổ chức của cơ quan thuế sẽ chuyển dần sang mô hình chức năng. Tuy nhiên, mô hình phù hợp nhất ở Việt Nam là mô hình hỗn hợp với tổ chức theo chức năng là trục chính và các bộ phận tổ chức theo đối tượng nộp thuế và các bộ phận tổ chức theo sắc thuế. Thực hiện mô hình tổ chức này vừa phát huy được những ưu điểm của bộ máy thu thuế tổ chức theo chức năng, vừa khắc phục được những điểm yếu của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng như không xác định được rõ trách nhiệm hoàn thành kế hoạch thu thuế, không quản lý tốt được những đối tượng đặc thù. Trước đây, khi bộ máy quản lý nợ thuế các cấp chưa có hoặc chưa được hoàn thiện thì công tác quản lý nợ thuế còn bị phân tán tại nhiều bộ phận quản lý thuế khác nhau. Khi Luật Quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuế có hiệu lực thi hành thì công tác quản lý nợ và cưỡng chế đã được tập trung về một đầu mối, công tác quản lý nợ thuế đã có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế của tình hình thu nợ như đã nêu tại chương 3 cũng do nguyên nhân của việc tổ chức bộ máy và nhân sự tại cơ quan thuế còn chưa hoàn thiện ở mức hợp lý. Chính vì vậy, thời gian tới, điều kiện để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế là tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự một cách hợp lý. Theo đó, toàn bộ chức năng đôn đốc thu nộp cần chuyển từ bộ phận kiểm tra thuế sang bộ phận quản lý nợ thuế để đảm bảo tập trung đầu mối quản lý, tránh tình trạng cả hai bộ phận cùng có trách nhiệm đôn đốc thu nộp, dẫn tới không phân định rõ trách nhiệm khi công tác này không đạt yêu cầu đề ra.
d) Điều chỉnh qui định về phạt nộp chậm thuế
Bối cảnh kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì với
việc giãn, giảm thuế phải nộp cho các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là rất cần thiết để giảm tình trạng nợ đọng thuế. Do vậy, để công tác quản lý nợ thuế ở cục thuế địa phương thì điều kiện quan trọng là Chính phủ nên tạm thời không tính phạt nộp chậm tiền thuế với một số các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Thực tế thu ngân sách nhà nước các năm trước và trong quản lý thuế đã cho thấy, việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là việc quan trọng hơn nhiều so với việc tận thu ngân sách nhà nước. Việc phạt chậm nộp trong thời gian tới bị coi như tận thu sẽ càng làm cho các doanh nghiệp có khó khăn lâm vào tình trạng phá sản, gây mất ổn định nền kinh tế, ảnh hưởng đến số thu trong tương lai, đồng thời làm cho số nợ tại cơ quan tăng lên, gây khó khăn cho công tác đôn đốc và cưỡng chế thuế của cơ quan thuế nói chung và Chi cục Thuế Kinh Môn nói riêng.
Do đó, điều kiện trước mắt để góp phần giúp công tác quản lý nợ thuế có hiệu quả là Bộ Tài chính không tính phạt chậm nộp đối với các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan như ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho doanh nghiệp, thu hộ cho ngân sách bên thứ ba ở nước ngoài, doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng âm(-) đang làm thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đồng thời thể hiện quan điểm bình đẳng giữa doanh nghiệp và nhà nước. Đối với người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng thì không xử phạt chậm nộp số thuế còn nợ ngân sách tương ứng với số thuế đề nghị hoàn. Tuy nhiên, để thực hiện được điều kiện này thì cơ quan thuế cần phải ban hành các qui định cụ thể về các tiêu chí đối với doanh nghiệp như thế nào thì được coi là khó khăn về tài chính, tránh trường hợp lựa chọn theo ý chí chủ quan của một số cán bộ thuế. Nếu không lựa chọn chính xác sẽ không công bằng cho người nộp thuế, người bị phạt, người không bị phạt chậm nộp sẽ làm cho người nộp thuế mất lòng tin vào cơ quan thuế, đồng thời tạo ra lỗ hổng để một bộ phận cán bộ thoái hoá lợi dụng đê làm giàu cho bản thân, gây thất thu ngân sách nhà nước.
e) Mở rộng diện gia hạn nộp thuế
Qua nghiên cứu xem xét thực trạng của quản lý nợ thuế và cưỡng chế
thuế thì thấy rằng việc xem xét mở rộng diện được gia hạn nộp thuế là cần thiết. Khi một người nộp thuế gặp khó khăn về vốn thì họ sẵn sàng chiếm dụng vốn của nhà nước để đưa vào tái sản xuất phục vụ kinh doanh của mình. Thực tế hiện nay, việc đi vay vốn ngân hàng kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lãi suất thị trường biến động không ngừng. Đồng thời, với việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm sau suy thoái thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay là rất khó khăn và khó thu hồi vốn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, nhân công không ngừng tăng cao, thời gian xây dựng thường kéo dài vài năm, trong khi các hợp đồng xây dựng giữa bên thi công và bên giao thầu thường được ký kết với mức giá đấu thầu theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dự toán cũ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường gặp khó khăn trong thanh toán tiền thuế với ngân sách nhà nước, chưa kể nếu các doanh nghiệp xây dựng các công trình thuộc vốn ngân sách thì còn gặp khó khăn hơn nhiều, do việc thẩm định dự án để giải ngân còn qua nhiều khâu, nhiều ban ngành thẩm định nên tiến độ thanh toán sau khi doanh nghiệp xuất hoá đơn tài chính còn chậm, kéo dài. Do đó, để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả cao, điều kiện đầu tiên đòi hỏi là Luật Quản lý thuế phải mở rộng diện các đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước mà ngân sách nhà nước còn nợ doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể là, Chính phủ nên gia hạn cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng dược chậm nộp thuế sau một thời gian nhất định, khoảng 90 ngày sau khi hoàn thành công trình và xuất hoá đơn cho chủ đầu tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất hoặc có thể gia hạn cho doanh nghiệp được thanh toán theo phân kỳ, theo thời gian được thoả thuận của doanh nghiệp với cơ quan thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Gia hạn nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế có khó khăn về tài chính nhưng cam kết trả nợ dần theo từng thời điểm. Đến thời hạn cam kết nếu doanh nghiệp không nộp thuế đúng hạn thì mới xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết.
Về thể chế quản lý, Chính phủ cần phân cấp cho Bộ Tài chính, cơ quan Thuế được xem xét, cho phép doanh nghiệp nộp dần những khoản nợ thuế phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo thu nợ thuế được khả thi cũng như đảm bảo đối xử công bằng đối với các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế nhưng gặp khó khăn tạm thời về tài chính. Với quy định như vậy sẽ góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đôn đốc và quản lý nợ đọng.
g) Hoàn thiện điều kiện quy định các biện pháp lý xử lý nợ thuế của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, mất tích
Thực trạng của tình hình nợ thuế và thực tế hiện nay cho thấy, số nợ thuế tăng cao năm này qua năm khác nhưng cơ quan thuế không thể thu dứt điểm các khoản nợ này, đồng thời cũng không thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế là do các quy định của biện pháp xử lý thuế và phạt còn chưa hợp lý. Chẳng hạn như một người nộp thuế bỏ trốn, đã giải thể hay phá sản đã xác định là không có khả năng thu nhưng vẫn phải theo dõi quản lý do chưa có quy định cho phép xoá nợ đối với khoản nợ, tiền phạt thuế này nên số nợ thuế ngày càng tăng cao mà không có biện pháp nào có thể giảm nợ được. Chính vì vậy, việc quy định rõ ràng về đối tượng, điều kiện, thủ tục để xoá nợ các khoản tiền thuế, tiền phạt đến nay không còn đối tượng để thu nợ như đối với các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không làm các thủ tục giải thể phá sản đúng pháp luật để giải quyết dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu là điều kiện cần thiết để phản ánh rõ ràng, minh bạch các khoản nợ thuế, phản ánh đúng đắn hiệu quả công tác đôn đốc thu nộp của cơ quan thuế. Trong những điều kiện nhất định, nếu không đủ điều kiện để xóa nợ thuế của những đối tượng này, cần thực hiện khoanh nợ để theo dõi phù hợp, không tính số nợ này vào chỉ tiêu thu nợ bắt buộc của cơ quan thuế.
h) Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong công tác quản lý nợ thuế.
Đây là điều kiện đương nhiên, bởi vì dù chính sách có đúng đắn đến mấy mà không được tổ chức thực hiện theo đúng nội dung đề ra thì chính sách ấy cũng trở nên vô nghĩa. Để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế nhất là trong lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chú trọng các nội dung như: Cần xác định doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp đã nộp tiền vào NSNN cho dù có nộp nhầm lẫn mục lục ngân sách, tránh việc phải mời doanh nghiệp lên đối chiếu, lập biên bản xác định như hiện nay. Thực hiện giao dịch điện tử đối với việc kê khai cũng như nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt hồ sơ và thời gian giao dịch với cơ quan thuế.
Giảm bớt các loại tài liệu không cần thiết trong các bộ hồ sơ xin gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt như biên bản kiểm định đánh giá của hội đồng xác định giá đối với hồ sơ gia hạn nộp thuế do thiên tai hỏa hoạn...
Cơ quan thuế cũng cần rà soát các thủ tục hành chính trong việc thực hiện quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế không còn phù hợp với các văn bản hưỡng dẫn hiện hành để loại bỏ như thủ tục mời doanh nghiệp có nợ thuế đến cơ quan thuế để xác nhận số liệu tiền thuế nợ trước khi thực hiện cưỡng chế thuế...
Mặt khác, cần thiết phải hạn chế việc thay đổi chính sách thuế.Việc thay đổi CS thuế phải trên cơ sở giảm bớt thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế cũng như đảm bảo cho cơ quan thuế dễ thực hiện công tác QL thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng nhằm góp phần hoàn thành trách nhiệm thu NSNN.