Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luân văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế ở Việt Nam

1.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và giải pháp thực hiện * Thực trạng nợ thuế

Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng gia tăng. Từ số nợ là 36.776 tỷ đồng thời điểm 31/12/2011 đến 31/12/2012 đã lên đến 55.056 tỷ đồng. Tốc độ tăng nợ thuế đáng lo ngại nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là vào những năm 2011 và 2012 với mức tăng tương ứng là 44,3% và 49,7%; đến năm 2013 tốc độ tăng nợ thuế đã chậm lại đạt ở mức 11.1% với số nợ thời điểm 31/12/2013 là 61.152 tỷ đồng (Tổng cục Thuế, 2014).

Tuy nhiên, xét tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu từ thuế thì năm 2011 có tỷ lệ nợ thuế trên số thu nội địa trừ dầu cao nhất, ở mức 9,94%. Đây cũng là năm tăng vọt về tỷ lệ nợ thuế trên số thu so với hai năm trước đó (tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa trừ dầu chỉ là 6,05% và 6,94%). Năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu nội địa trừ dầu giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, với các tỷ lệ tương ứng là 8,54% và 7,59% (Tổng cục Thuế, 2014).

Để thấy rõ hơn tình hình nợ thuế cũng như hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế, cần đánh giá nợ thuế và quản lý nợ thuế theo loại nợ. Ngoại trừ năm 2010 với tỷ trọng nợ có khả năng thu thấp nhất là 55,7%, các năm còn lại, tỷ trọng nợ có khả năng thu khá cao, dao động khoảng từ 65% đến 72%. Nợ khó thu là loại nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm nợ với tỷ trọng dao động khoảng từ xấp xỉ 10% đến 13%, tuy nhiên năm 2013 tỷ trọng của nhóm nợ này cao hơn ở mức 18,0%. Đây là nợ của những đối tượng sau: doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng phá sản, giải thể; người nộp thuế bỏ trốn, mất tích; DN đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản; người nộp thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; người nộp thuế bị khởi tố. Với đặc điểm của đối tượng nợ thuế như trên, tỷ trọng khoảng trên 10% nói trên tuy là thấp so với hai loại nợ còn lại, song vẫn là một tỷ lệ đáng lo ngại, vì tuy mới xếp vào nhóm khó thu nhưng thực chất khả năng thu nợ thuế của những đối tượng này rất nhỏ, gần như là không thể thu được. Cần lưu ý rằng, trong số nợ thuế nói trên có một tỷ lệ không nhỏ nợ của DN bỏ trốn, mất tích. Đối với những trường hợp này, khả năng thu nợ hầu như không có. Bởi vậy, có thể nói, số nợ thuế trên 10 nghìn tỷ đồng lũy kế đến 31/12/2013 là con số khó thu hồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trước thực trạng nợ đọng thuế trên, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế. Cụ thể, Quy trình quản lý nợ thuế 1123, sau đó là 477 và 1395, hiện nay Tổng cục Thuế đang dự thảo Quy trình quản lý nợ thuế mới thay thế cho Quy trình 1395 để phù hợp với hệ thống quản lý thuế hiện hành là cơ sở quan trọng để thống nhất nghiệp vụ quản lý nợ thuế. Quy trình này cũng là cơ sở để Tổng cục Thuế tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Việc theo dõi, quản lý số nợ thuế đã được thực hiện trên các ứng dụng tin học, hiện nay Tổng cục Thuế đang triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung áp dụng đồng bộ trên phạm vi cả nước và thống nhất từ Tổng cục đến Cục thuế và Chi cục thuế.

Với việc triển khai các biện pháp nói trên, công tác quản lý nợ đọng thuế đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2012 đến nay, bình quân mỗi năm, toàn ngành đã thu trên 80% nợ thuế có khả năng thu và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu của năm trước chuyển sang.

1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Tỉnh uỷ, Ủy ban tỉnh Hải Dương cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể các bộ công chức thuế. Ngành thuế Hải Dương những năm vừa qua luôn hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN với tỷ lệ bình quân tăng trong vòng 5 năm đạt mức tăng 9%. Tuy nhiên, cùng với việc tăng về số thu thì số nợ thuế cũng gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đáng lo ngại nhất là năm 2013 so với năm 2012 tỷ lệ tăng số thuế nợ trên 28% (Cục Thuế Hải Dương, 2014 ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đứng trước thực trạng đó bước sang năm 2014 Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế như:

- Bổ sung lực lượng cán bộ cho Phòng Quản lý nợ thuế, đặc biệt là những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thu hồi nợ thuế cũng như thực hiện cưỡng chế thu nợ thuế.

- Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ chi tiết đối với từng khoản nợ cho Phòng Quản lý nợ cũng như các phòng chức năng khác trong quý trình đôn đốc thu nợ như các phòng thanh tra, kiểm tra thuế và phòng Kê khai - kế toán thuế.

- Tăng cường công tác phối hợp cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan cũng như với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi nợ thuế.

- Tham mưu với UBND tỉnh Hải Dương thành lập Ban đôn đốc thu hồi nợ thuế cấp tỉnh. Cục thuế thành lập Tổ chống thất thu ngân sách, tổ đôn đốc nợ thuế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế đối với người nộp thuế nhằm tạo ý thức tự giác chấp hành việc kê khai nộp thuế phát sinh vào Ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)