Đối với Chi cục thuế huyện Kinh Môn

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 91 - 95)

5. Kết cấu của luân văn

4.4.2. Đối với Chi cục thuế huyện Kinh Môn

Cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của thủ trưởng cơ quan thuế không chỉ trên chỉ tiêu hoàn thành dự toán thu, mà còn phải hoàn thành các chỉ tiêu khác về quản lý, trong đó có chỉ tiêu về quản lý nợ thuế … Quy định như vậy sẽ buộc thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải quan tâm toàn diện đến các mặt của công tác quản lý thuế.

Tăng cường hoàn thiện tổ chức đội Quản lý nợ ở Chi cục thuế, gắn với việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ trong công tác quản lý nợ thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu về công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và làm rõ một số nội dung như sau:

Thứ nhất, quản lý nợ thuế là công việc xây dựng quy trình quản lý nợ

thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính là xác định nợ thuế, phân loại nợ thuế, đôn đốc, xử lý tiền thuế nợ. Quản lý nợ thuế là việc cơ quan thuế xây dựng quy trình quản lý nợ thuế và thực hiện công tác quản lý nợ thuế buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế

Thứ hai, thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện

Kinh Môn tỉnh Hải Dương cho thấy thì tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng số thuế ghi thu do Chi cục thuế quản lý ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2013 tỷ lệ nợ đọng thuế chiếm 14,22% tổng số thuế ghi thu của cả năm và liên tục tăng so với năm 2011, 2012. Trong thời gian 2011 - 2013, nhóm biện pháp quản lý nợ thuế không thực hiện được hoặc thực hiện được thì hiệu quả không cao do cơ chế chính sách khó thực hiện, văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, hiệu quả thu được không tương xứng, chủ yếu mới thực hiện có hai biện pháp quản lý được sử dụng là trích tiền gửi ngân hàng và đình chỉ sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được cũng không cao. Nguyên nhân do cả chủ quan và khách quan khiến công tác quản lý nợ thuế chưa có hiệu quả cao. Lý do là cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, trình tự các bước thực hiện quy trình khó thực hiện, công tác tổ chức quản lý nợ thuế chưa được coi trọng, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ thuế còn chưa kịp thời, tình hình kinh tế trong thời gian qua có nhiều khó khăn, đội ngũ công chức đội quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện Kinh Môn về trình độ và nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Và nguyên nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế là do ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế chưa cao, cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu nộp số thuế theo nghĩa vụ gây nợ thuế cao.

Thứ ba, một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công

tác quản lý nợ thuế. Cụ thể là: Giải pháp về hoàn thiện các bước thực hiện quy trình quản lý nợ thuế; Giải pháp về tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế bao gồm xác định nợ thuế, phận loại nợ thuế. Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế trong công tác quản lý nợ thuế. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ thuế và đôn đốc thu nộp thuế. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế; Điều chỉnh qui định về phạt nộp chậm thuế; Mở rộng diện gia hạn nộp thuế; Hoàn thiện điều kiện quy định các biện pháp lý xử lý nợ thuế của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, mất tích; Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong công tác quản lý nợ thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 503/QĐ/TCT ngày 29/3/2010 của

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

2. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 586/QĐ-BTC ngày 11/3/2011 về việc công bố bổ sung các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (11/03/2011)

3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

4. Bộ Tài chính (2011), Dự thảo 20.12: Tờ trình chính phủ về Dự án Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế

5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 215/TT-BTC ngày 31/12/2013 về việc hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

6. Cục Thuế tỉnh Hải Dương (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013 7. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính 8. Quang Hiệp (2014), Phát triển nhìn từ Thuế, Tạp chí thuế số 3/2014 9. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 10. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 11. Quốc hội (2012), Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 29/11/2012 12. Tổng cục Thuế (2009), Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/05/2009 về

việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành

13. Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số số 1395/QĐ-TCT ban hành ngày 14/10/2011 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế

14. Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012 15. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ ngày 17/5/2011 v/v phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương (Trang 91 - 95)