Phân tích nhận thức về môi trƣờng của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 48)

Việc sản xuất rau an toàn có ý nghĩa rất lớn đối với môi trƣờng, sức khỏe cũng nhƣ chuyển biến nhận thức của ngƣời dân thông qua việc thay đổi tập quán sản xuất.

Nhƣ đã phân tích ở trên, tỷ lệ số nông hộ tham gia sản xuất rau an toàn vì lý do quan tâm đến việc bảo vệ môi trƣờng cao thứ 2 (chiếm 17,1%) trong tất cả các lý do. Qua hình trên ta thấy tỷ lệ nông hộ có mức độ rất quan tâm và quan tâm là rất cao chiếm đến 70%, trong đó tỷ lệ chọn mức độ rất quan tâm là cao nhất chiếm 36,7% và mức độ quan tâm là 33,3%. Tiếp đó là mức độ bình thƣờng với 20%, ít quan tâm 6,7% và thấp nhất là mức không quan tâm với 3,3%. Sự quan tâm đến môi trƣờng đƣợc thể hiện chủ yếu qua cách thức lựa chọn và sử dụng phân bón, thuốc BVTV và thu gom các rác thải nông nghiệp.

Rất quan tâm 36,7% Quan tâm. 33,3% Bình thƣờng 20,0% Ít quan tâm 6,7% Không quan tâm3,3%

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 4.8 Mức độ quan tâm đến môi trƣờng trong sản xuất của nông hộ sản xuất rau toàn

Các nông hộ sản xuất rau an toàn tăng cƣờng sử dụng các loại phân bón hữu cơ và vi sinh, trong đó chủ yếu là phân hữu cơ. Việc giảm sử dụng các loại phân hóa học sẽ giúp giảm khai thác cạn kiệt tài nguyên do nhiều thành phần trong phân có nguồn gốc từ khai thác. Hiện nay các loại phân hữu cơ đƣợc chế biến sẵn với nhiều chủng loại, tiện lợi sử dụng và giá thành thấp hơn nhiều so với các loại phân hóa học, các sản phẩm này thân thiện với môi trƣờng và an toàn cho sức khỏe của ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng. Một số nông hộ còn tận dụng các nguồn có sẵn từ cỏ, rơm, gốc rễ rau, ốc, cá,… để làm phân hữu cơ giúp giảm phần nào chi phí phân bón. Đối với thuốc BVTV các nông hộ sản xuất rau an toàn chọn sử dụng các loại có nguồn gốc sinh học, ít độc hại và thời gian phân hủy nhanh tuy nhiên thông thƣờng các sản phẩm này có giá thành cao hơn. Trung bình thời gian cách ly thuốc từ khoản 5 đến 15 ngày tùy vào từng loại thuốc sử dụng.

Nông hộ đã nhận thức đƣợc tác hại của việc sử dụng không đúng cách phân bón và thuốc BVTV. Chẳng hạn nhƣ lƣợng phân thuốc thừa tích tụ trong đất làm ô nhiễm đất; chảy ra ngoài làm nguồn nƣớc các con sông, kênh, rạch ô nhiễm ảnh hƣởng sức khỏe các hộ sử dụng nƣớc sông để sinh hoạt; các loài thiên địch sẽ bị tiêu diệt nếu sử dụng thuốc không hợp lý và gây mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng làm cho sâu bệnh phát sinh nhiều hơn; do dƣ lƣợng và không đảm bảo thời gian cách ly lƣợng phân, thuốc sẽ tồn đọng trong rau gây tác động xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

Việc nhận thức tầm quan trọng của các vấn đề môi trƣờng trong sản xuất của nông hộ đƣợc nâng lên thông qua tiếp cận với các nguồn thông tin từ các

phƣơng tiện truyền thanh, từ các buổi tập huấn, từ hàng xóm những ngƣời xung quanh và từ các phƣơng tiện khác. Cụ thể, có 71,7% nông hộ đƣợc tiếp với các thông tin từ các nguồn nói trên trong đó qua phƣơng tiện truyền thanh có 87% số nông hộ, qua các buổi tập huấn có 63% số hộ, qua hàng xóm và những ngƣời xung quanh có 52,2% số hộ và qua các phƣơng tiện khác là 6,5%.

Thông qua các nguồn thông tin này các nông hộ không chỉ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng trong hiện tại mà còn cả tƣơng lai và hƣớng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Tỷ lệ các nông hộ cho rằng việc bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất ở mức độ quan trọng chiếm cao nhất với 38,3%, mức độ rất quan trọng chiếm 35% mức độ bình thƣờng và không quan trọng chiếm tỷ lệ bằng nhau với 11,7% và thấp nhất là mức độ ít quan trọng với 3,3%.

Nhƣ vậy, theo đánh giá trên thì các nông hộ sản xuất rau an toàn có sự quan tâm về môi trƣờng trong sản xuất tƣơng đối cao. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề môi trƣờng trong sản xuất rau an toàn của nông hộ mà màng phủ là một ví dụ điển hình nhất, việc giải quyết màng phủ sau khi không còn sử dụng cho sản xuất nữa là một vấn đề đáng quan tâm. Do trung bình mỗi công đất sử dụng từ 1,5 đến 2,5 cây màng phủ và với diện tích sản xuất nhƣ hiện tại lƣợng màng phủ thải ra là rất lớn. Một số nông hộ tận dụng chúng để che đậy vật dụng, lợp mái trại, phủ lên đê đất giúp tránh sạc lở đê, se chúng lại làm dây chằn liếp đất, tuy nhiên lƣợng dùng rất ít so với lƣợng rác thải màng phủ. Phần lớn lƣợng còn lại đƣợc cuộn lại và chất đống trên các bờ đê ruộng hoặc đặt dọc theo bờ đê là nguy cơ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng và sức khỏe nhƣ tạo điều kiện cho các loại côn trùng độc hại phát sinh, do đƣợc đặt gần bờ sông nên lâu dần các màng phủ này rơi xuống gây cản dòng chảy của sông, giao thông đi lại của ngƣời dân và ô nhiễm nguồn nƣớc. Khi lƣợng rác thải màng phủ quá nhiều các nông hộ thƣờng mang đi đốt, việc đốt màng phủ sẽ gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng không khí, sức khỏe bản thân ngƣời đốt và cả những hộ chung quanh vì trong quá trình bị đốt chấy màng phủ tạo ra các chất rất độc hại. Trong điều kiện hiện tại, giải pháp phù nhất chôn lấp đƣợc xem là phù hợp nhất.

Thông qua phân tích bản chéo cho thấy những hộ là xã viên của HTX (chiếm 40% tổng số hộ) có mức độ quan tâm đến môi trƣờng cao hơn và không có nông hộ là xã viên nào lựa chọn mức độ quan tâm đến môi trƣờng dƣới mức bình thƣờng. Mức rất quan tâm đƣợc các nông hộ là xã viên lựa chọn nhiều nhất chiếm 54,2% tổng số xã viên (chiếm 21,7% tổng số hộ), mức

quan tâm chiếm 41,7% tổng số xã viên (chiếm 16,7% tổng số hộ) và mức bình thƣờng chiếm 4,2% tổng số xã viên (chiếm 3,3% tổng số hộ) .

Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa mức độ quan tâm môi trƣờng và các nông hộ tham gia HTX rau an toàn

Mức độ quan tâm môi trƣờng

Tổng Rất quan tâm Quan tâm Bình thƣờng Ít quan tâm Không quan tâm Không phải xã viên 9 10 11 4 2 36 Tỷ trọng (%) 25,0 27,8 30,6 11,1 5,6 100,0 Xã viên 13 10 1 0 0 24 Tỷ trọng (%) 54,2 41,7 4,2 0,0 0,0 100,0

CHƢƠNG 5

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CỦA NÔNG HỘ TẠI QUẬN BÌNH THỦY 5.1 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN CHI PHÍ CỦA NÔNG HỘ

Trong giới hạn của đề tài những khoản chi phí có tác động nhiều đến lợi nhuận và có thể đo lƣờng đƣợc mới đƣợc đề cập đến, đối với các khoản chi phí không thể đo lƣờng đƣợc hoặc chi phí rất thấp sẽ không đƣợc phân tích. Mức giá dùng để tính các khoản chi phí đƣợc dùng theo mức giá thị trƣờng tại thời điểm sản xuất của nông hộ và bỏ qua các tác động khác. Tổng chi phí đƣợc hiểu là tất cả các khoản chi phí nông hộ bỏ ra và bao gồm cả chi phí cho lao động gia đình.

Bảng 5.1 Các khoản mục chi phí sản xuất rau an toàn của nông hộ tại quận Bình Thủy Đvt: Đồng Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Giống 0 825.000 416.654 CP phân 100.000 2.800.000 1.187.774 CP thuốc 100.000 2.400.000 877.964 CP nhiên liệu 0 800.000 174.866 CP màng phủ 0 1.225.000 568.813 CP thuê LĐ 0 2.536.200 1.001.380 CP LĐGĐ 97.500 7.481.300 1.005.867 CP LĐ 825.000 7.781.300 2.007.247 CP khác 0 538.000 102.994 TCP 1 450.000 8.098.800 4.330.445 TCP 2 1.695.000 9.981.300 5.336.312

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chú thích: CP: chi phí, LĐ: lao động, LĐGĐ: lao động gia đình, TCP 1: Tổng chi phí không có lao động gia đình, TCP 2: Tổng chi phí có lao động gia đình

Theo đánh giá của các nông hộ thì việc giá đầu vào cao và luôn tăng là một khó khăn lớn trong sản xuất rau toàn với 71,7% nông hộ đánh giá (phụ lục

2). Chi phí sản xuất trung bình của nông hộ sản xuất rau an toàn nếu bỏ qua khoản chi phí lao động gia đình thì là 4.330.445 đồng với chi phí thấp nhất là 450.000 đồng và cao nhất là 8.098.8 đồng. Tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên đáng kể nếu bao gồm cả chi phí lao động gia đình và trung bình 1 công đất phải bỏ ra 5.336.312 đồng, chi phí thấp nhất là 1.695.000 đồng và cao nhất là 9.981.300 đồng.

Theo Ngô Kim Hoàng (2011, trang 34) tổng chi phí gieo trồng rau an toàn trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho 1 công đất trung bình là 879.262 đồng, nếu tính cả chi phí lao động gia đình thì chi phí này là 1.631.440 đồng. Nguyên nhân của sự khác biệt quá lớn này là do ở quận Bình Thủy phần lớn các nông hộ trồng rau ăn trái, loại rau này có chi phí đầu tƣ cao hơn rất nhiều lần so với các loại rau ăn lá.

Trong tất cả các chi phí thì chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất, tiếp theo đó là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV.

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2014

Hình 5.1 Tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất trong tổng chi phí bao gồm LĐGĐ của nông hộ

5.1.1 Chi phí giống

Các nông hộ sản xuất rau an toàn không còn sử dụng các nguồn giống trôi nổi bên ngoài mà sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng từ các đại lý vật tƣ nông nghiệp, các công ty chuyên cung cấp giống hoặc của Trƣờng Đại học Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ.

Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, chi phí giống cho 1 công đất chỉ chiếm 7,8% trong tổng số chi phí sản xuất của cả vụ. Chi phí cho giống trung bình là 416.654 đồng, trong đó cao nhất là 825.000 đồng do một số hộ đƣợc hỗ trợ giống từ trung tâm khuyến nông hoặc các công ty sản xuất giống nên không phải tốn khoản chi phí này tuy nhiên chỉ có một số loại giống đƣợc hỗ trợ (hạt giống dƣa hấu là loại không đƣợc hỗ trợ do diện tích canh tác dƣa hấu đã chiếm quá nhiều nên chính quyền địa phƣơng không khuyến khích sản xuất loại cây trồng này). Nguyên nhân của sự chênh lệch chi phí giống này là do khác nhau về thời điểm mua giống, loại giống nên giá giống có sự khác biệt, đặc biệt là những lúc nhiều nông hộ canh tác làm cho giá giống tăng cao. Ngoài ra còn do lƣợng giống mà nông hộ sử dụng và nó phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2 Chi phí phân, thuốc BVTV

Theo đánh giá, so với sản xuất rau bình thƣờng thì sản xuất rau an toàn có chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thấp hơn. Chênh lệch chi phí phân bón của ruộng sản xuất theo rau an toàn và ruộng canh tác theo tập quán cũ từ là 10.000 đồng/ha đến 440.000 đồng/ha (Ngô Kim Hoàng, 2011, trang 36).

5.1.2.1 Phân bón

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất đặc biệt là rau màu nhằm đảm bảo sự phát triển, tăng trƣởng của rau. Tuy nhiên, trong sản xuất rau an toàn lƣợng phân bón đƣợc sử dụng ít hơn. Các loại phân bón hữu cơ và vi sinh đƣợc tăng cƣờng sử dụng để giảm lƣợng phân bón hóa học nhƣng không thể thay thế hoàn toàn phân hóa học; phân hữu cơ đƣợc dùng chủ yếu để bón lót trong giai đoạn đầu chuẩn bị xuống giống.

Do giá thành các loại phân hữu cơ, vi sinh có giá thành thấp hơn, lƣợng phân bón hóa học ít hơn nên chi phí cho phân bón của nông hộ sản xuất rau an toàn sẽ thấp hơn. Chí phí phân bón trung bình cho 1 công đất là 1.187.774 đồng chiếm 22,3% tổng chi phí với chi phi phí thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 2.800.000 đồng. Cách thức bón phân cũng nhƣ thời điểm, lƣợng sử dụng có sự khác biệt giữa các nông hộ và chủ yếu là do kinh nghiệm chính vì thế mà có sự chênh lệch chi phí phân bón nhƣ trên.

5.1.2.2 Thuốc BVTV

Cũng nhƣ phân bón thuốc bảo vệ cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, vậy nên theo điều tra thực tế tất cả các nông hộ đều sử dụng thuốc BVTV trong trồng rau an toàn. Tuy nhiên, nông hộ chỉ sử dụng các loại thốc nằm trong danh mục cho phép. Do giới hạn của đề tài nên tác giả không đi sâu

tìm hiểu cụ thể tên loại thuốc mà nông hộ sử dụng. Các loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng nhƣ thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dƣỡng có nguồn gốc sinh học, ít độc hại và thời gian phân hủy nhanh.

Chi phí cho thuốc bảo vệ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ nhƣng nhìn chung thấp hơn so với chi phí phân bón. Chi phí thuốc trung bình cho 1 công đất là 878.000 đồng chiếm 16,5% tổng chi phí với chi phí thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 2.400.00 đồng.

5.1.3 Chi phí nhiên liệu

Nhiên liệu đƣợc sử dụng chủ yếu là dầu để bơm nƣớc ra ngoài khi có mƣa và vào những tháng mực nƣớc dâng cao thì khoản chi phí này tăng lên đáng kể. Một số nơi có đê bao khép kín có thể giữ nƣớc thì chi phí này thấp hơn. Đối với việc tƣới tiêu nông hộ thƣờng sử dụng các dụng cụ thủ công, một số nông hộ sử dụng máy xăng để tƣới nhƣng số lƣợng rất ít và chi phí cũng không đáng kể. Chi phí nhiên liệu trung bình cho 1 công đất là 174.866 đồng, chi phí cao nhất là 800.000 đồng. Khoản chi phí này chỉ chiếm 3,3% trong tổng chi phí.

5.1.4 Chi phí màng phủ

Đối với một số loại rau việc sử dụng màng phủ là rất cần thiết để đảm bảo năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Giá màng phủ dao động từ 500.000 đến 1.200.000 đồng tùy vào chất lƣợng và sử dụng đƣợc từ 1 đến 5 vụ nhƣng thông thƣờng là 3 vụ. Tuổi thọ của màng phủ ngoài việc phụ thuộc vào chất lƣợng và loại rau trồng thì còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật giúp kéo dài thời gian sử dụng nhƣ giữ cho bề mặt liếp đƣợc bằng phẳng và hạn chế đi lại tránh làm rách, tránh sử dụng các loại thuốc có nồng độ mạnh vì chúng sẽ làm cho màng phủ mau hƣ đi và nhờ vậy cũng đảm bảo tính an toàn cho rau. Theo đánh giá của nông hộ sản xuất rau an toàn thì giá của màng phủ luôn tăng dần nhƣng chất lƣợng lại ngay càng giảm đi. Trung bình mỗi công đất nông hộ phải bỏ ra 568.813 đồng chiếm 10,6% tổng chi phí sản xuất đối với các nông hộ không sử dụng và chi phí cao nhất là 1.225.000 đồng.

5.1.5 Chi phí lao động

Nông hộ luôn cố gắng tận dụng nguồn lao động gia đình để giảm chi phí sản xuất nên tham gia vào hầu hết các khâu từ làm đất, trồng, bón phân, phun thuốc, thu hoạch,… của quá trình sản xuất. Tổng chi phí lao động chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí sản xuất với 37,6% tƣơng ứng với 2.007.247 đồng và mức chi phí lao động thấp nhất là 825.000 đồng, cao nhất là 7.781.300 đồng. Trong đó, chi phí thuê lao động chiếm 18,8% và chi phí lao động gia

đình chiếm 18,9% trong tổng chi phí. Nhìn chung, trung bình chi phí thuê lao động và lao động gia đình chênh lệch rất ít. Chi phí để thuê lao động trung bình là 1.001.380 đồng chiếm 49,8% tổng chi phí lao động và mức chi phí cao nhất là 2.536.200 đồng; chi phí lao động gia đình trung bình là 1.005.867 đồng chiếm 50,2% trong tổng chi phí lao động, thấp nhất là 97.500 đồng và cao nhất 7.481.300 đồng. Theo đánh giá của các nông hộ thì chi phí thuê lao động ngày càng tăng và khan hiếm hơn (giá thuê dao động từ 100.000 đến 220.000 đồng/ngày/ ngƣời), có 70,0% số nông hộ cho rằng nguồn lao động phục vụ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 48)