Các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS và áp dụng các phƣơng pháp sau để phân tích số liệu:
phân tích tần suất, phân tích mô tả, phân tích bảng chéo, các công cụ kiểm định).
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kinh tế thông qua phân tích các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận các tỷ số tài chính. Phân tích các nhân tố tác động lợi nhuận thông qua thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất rau an toàn.
- Mục tiêu 3: đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của nông hộ thông qua ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa mà nông hộ sản xuất rau an toàn thực tế gặp phải.
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THỦY 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
Quận Bình Thủy thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ. Quận nằm phía phía Đông Nam thành phố Cần Thơ, là một trong những quận trung tâm của thành phố, tổng diện tích tự nhiên 7.068,23 ha, dân số năm 2013 là 119.158 ngƣời, chiếm 5,04% diện tích và 9,66% dân số của thành phố Cần Thơ. Bao gồm 8 đơn vị hành chính: phƣờng Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Long Hòa và Long Tuyền. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có một số cồn: Cồn Sơn, Cồn Ngang, một phần Cồn Khƣơng. Địa giới hành chính quận đƣợc xác định nhƣ sau:
Phía Bắc giáp Ô Môn;
Phía Nam giáp quận Ninh Kiều;
Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long;
Phía Tây giáp huyện Phong điền.
Bình Thủy có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận tác động mạnh đến quá trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ, cùng với Ninh Kiều, Cái Răng, đây là những quận có quá trình đô thị hóa, kinh tế phát triển nhất của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, Bình Thủy còn đóng vai trò là cầu nối, là khu vực giáp ranh giữa khu vực trung tâm và khu vực cận trung tâm của thành phố.
Là khu vực đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Cần Thơ và Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi giao thƣơng của sông và cảng, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Đồng thời, đây còn là một trung tâm an ninh, quốc phòng có lực lƣợng quân sự hùng hậu (Quân khu 9), bảo đảm an ninh chính trị và hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế quận, thành phố và toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao trình trung bình khoảng 1,0 – 2,0 m, địa hình thấp dần theo hƣớng Đông Bắc sang Tây Nam. Về mặt
tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m, có 2 loại trầm tích: phù sa mới (Holocene) và phù sa cổ (Pleistocene) (Phòng kinh tế quận Bình Thủy, 2013).
Do nằm cạnh sông Hậu nên địa bàn quận có mạng lƣới sông, kênh, rạch khá dày. Với đặc điểm địa hình nhƣ trên, quận có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng, sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cho các loại cây trồng hàng năm và cây ăn quả). Tuy nhiên do nền đất yếu, cƣờng độ chịu tải tự nhiên chỉ đạt từ 0,24 – 0,5 kg/cm2, đồng thời với nhiều kênh rạch chằng chịt nên khi xây dựng các dựng các công trình đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao và tốn kém.
3.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình hàng năm 26,8 – 27,1 0C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 12. Chênh lệch nhiệt ngày đêm khá lớn, thời gian chiếu sáng dài.
- Lƣợng mƣa: trung bình hàng năm từ 1.400 – 1.900 mm, phân bố không đều theo thời gian. Vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11) lƣợng mƣa chiếm đến 90% lƣợng mƣa cả năm.
- Độ ẩm không khí: tƣơng đối ổn định 82 – 87%, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trƣởng và phát triển quanh năm của động thực vật.
- Gió: có hai hƣớng chính là gió Đông Bắc và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) và gió Tây Nam vào mùa mƣa (tháng 5 đến tháng 10); thƣờng xuất hiện giông lốc vào mùa mƣa.
3.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hƣởng chính của sông Hậu, đoạn chảy qua địa bàn quận dài 9,30 km, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có các sông nhỏ khác nhƣ Bình Thủy, Trà Nóc và rất nhiều kênh rạch khác. Vào mùa lũ quận chịu ảnh hƣởng trực tiếp của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên gây ngập úng trên diện rộng.
3.1.5 Tài nguyên
Tài nguyên đất
Điều kiện thổ nhƣỡng: chỉ có một nhóm đất chính là đất phù sa với diện tích 5.847,92 ha (Phòng kinh tế quận Bình Thủy, 2013) (chƣa tính diện tích
đất sông rạch và mặt nƣớc chuyên dụng, đất nuôi trồng thủy sản và đất thủy lợi). Đất có thành phần cơ giới nặng. Đất có giá trị kinh tế cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (lúa từ 2 đến 3 vụ, các loại rau đậu và cây ăn quả).
Hiện trạng sử dụng đất: tính đến năm 2013 tổng diện tích đất tự nhiên là 7.068,23 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,62%, đất phi nông nghiệp chiếm 44,38% (Phòng kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Nhìn chung, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận còn nhiều, đây là một trong những thuận lơi rất lớn trong thu hút đầu tƣ các khu dân cƣ đô thị, xây dựng trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên nƣớc
Nguồn nƣớc mặt: đƣợc cung cấp chủ yếu từ sông Hậu, sông Trà Nóc, sông Bình Thủy và hệ thống kênh rạch nhỏ. Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất sông, kênh rạch và mặt nƣớc chuyên dụng của quận là 986,57 ha, chiếm 13,96% diện tích tự nhiên (Phòng kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Ngoài ra, hằng năm quận còn đƣợc bổ sung lƣợng nƣớc mƣa từ 1400 – 1900 mm. Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất trên địa bàn quận. So với các quận huyện khác của thành phố thì nguồn tài nguyên nƣớc mặt của quận Bình Thủy khá dồi dào.
Nguồn nƣớc ngầm: nguồn nƣớc ngầm phân bố khá rộng và có chất lƣợng tƣơng đối tốt.
Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng: chỉ có sét với cát xây dựng (khai thác ở sông Hậu) với trữ lƣợng hạn chế, ngoài ra còn có 2 mỏ cát khác là mỏ cát số 6 ở phƣờng Bùi Hữu Nghĩa và Cồn Sơn.
3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Bình Thủy là một trung tâm kinh tế quan trọng của thành phố bao gồm kinh tế cảng, kinh tế vận tải và kho vận, kinh tế thủy sản, nhất là công nghiệp (khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy nhiệt điện Trà Nóc và nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế).
Tính đến 9 tháng đầu năm 2014, tổng số cơ sơ sản xuất công nghiệp và tiểu thu công nghiệp do quận quản lý là 614 cơ sở. Cụ thể, phƣờng Bình Thủy có 87 cơ sở, An thới 77 cơ sở, Long Tuyền có 77 cơ sở, Trà Nóc có 87 cơ sở, Long Hòa có 84 cơ sở, Thới An Đông có 83 cơ sở, Trà An có 78 cơ sở và Bùi Hữu Nghĩa có 37 cơ sở. Đối với lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại, số lƣợng cơ sở là 4.487 cơ sở.
Quận có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi . Về đƣờng thủy, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các cảng nhƣ cảng Cần Thơ, cảng Hoàng Diệu phục vụ cho việc giao thƣơng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng thủy. Về giao thông đƣờng bộ, trên địa bàn quận có các tuyến đƣờng quan trọng nối liền với các quận, huyện cũng nhƣ thành phố với các tỉnh thành khác. Cụ thể, tuyến Quốc lộ 91 (đƣờng cách mạng tháng 8 và Lê Hồng Phong), 91B nối liền Cầu Cần Thơ đi các tỉnh lân cận và phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trên địa bàn; đƣờng Võ Văn Kiệt nối liền với Sân bay Cần Thơ là cửa ngõ đƣờng không của thành phố Cần Thơ. Tính đến đầu năm 2014, toàn bộ 8/8 phƣờng thuộc quận đều có hệ thống giao thông 2 – 4 m đảm bảo lƣu thông thuận tiện.
Về sử dụng điện, theo thống kê của UBND quận thì toàn bộ hộ dân của quận đều đƣợc sử dụng điện (28.428 hộ). Trong đó, có 28.297 hộ sử dụng điện an toàn và còn lại 131 hộ sử dụng điện không an toàn năm 2013. Hệ thống điện luôn đƣợc đầu tƣ và nâng cấp đảm bảo nhu cầu sử dụng của ngƣời dân.
Số lao động trực tiếp và gián tiếp là 22.058 ngƣời tính đến 9 tháng đầu năm 2014. Quận đã xây dựng 04 phƣờng và 46 khu vực đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 95% (năm 2014).
Cở sở vật chất của ngành giáo dục, y tế thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ nâng cấp, xây dựng theo hƣớng đạt chuẩn quốc gia đáp ứng tốt nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn. Mạng lƣới trƣờng lớp trên địa bàn quận có 38 trƣờng học các cấp, trong đó có đến 11 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể, có 3 trƣờng THPT, 6 trƣờng THCS (có 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia), 15 trƣờng Tiểu học (có 6 trƣờng đạt chuẩn quốc gia), 7 trƣờng Mầm non công lập (có 1 trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), 7 trƣờng Mầm non tƣ thục và 22 nhóm lớp độc lập, ngoài ra còn có 1 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Trong giai đoạn 2010 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020, Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thủy phấn đấu xây dựng nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững, đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cƣờng quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, quận đã xây dựng 04 phƣờng, 46 khu vực đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 95%.
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Sản xuất nông nghiệp của quận đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên quy mô sản xuất của nông dân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm nông nghiệp chƣa có sức cạnh tranh cao và thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh từ 4.272 ha (năm 2005) đến năm 2010 giảm 304 ha và đến năm 2013 tiếp tục giảm 30 ha và chỉ còn 3.938 ha. Mặc dù diện tích đất giảm nhƣng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng ở mức 3,87% giai đoạn 2006 – 2010 và 5,25% giai đoạn 2011 – 2013.
Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2012 gấp 1,55 lần năm 2005, từ 85,62 triệu đồng (giá năm 2010) năm 2005 tăng lên 131,02 triệu đồng năm 2013. Chăn nuôi 19,58% Trồng trọt 77,17% Dịch vụ nông nghiệp 3,25%
Nguồn: Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013
Hình 3.1 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2013 của quận Bình Thủy Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng từ 74,83% năm 2005 lên 77,17% năm 2013, ngành chăn nuôi đứng thứ hai nhƣng giảm nhẹ từ 20,63% năm 2005 còn 19,58% năm 2013, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và cũng có xu hƣớng giảm trong giai đoạn này. Sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2013 đang có xu hƣớng giảm dần. Nếu nhƣ năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm
85,32%, thì đến năm 2013, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 55,08% (giảm 28,51%).
Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt:
Cây lúa
Do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa và tập trung chuyển đổi đất để xây dựng các dự án hạ tầng quan trọng (sân bay Cần Thơ, đƣờng Võ Văn Kiệt, các dự án quy hoạch ở Long Tuyền, quốc lộ 91B, ...) làm diện tích canh tác lúa giảm mạnh, từ 1.800 ha năm 2005 xuống còn 1.487 ha năm 2010 và 1.463 năm 2013, nên mặc dù năng suất tăng nhăng sản lƣợng vẫn giảm từ 27.001 tấn (năm 2005) xuống 18.595 tấn (năm 2013). Phƣờng Thới An Đông là địa bàn vẫn còn duy trì sản xuất lúa 3 vụ, trong khi đó số hộ canh tác lúa giảm rõ rệt ở phƣờng Long Tuyền và Long Hòa. Hoạt động sản xuất chủ yếu ở 2 mô hình là chuyên canh lúa 3 vụ và kết hợp mô hình lúa – màu.
Rau – màu
Quận đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, do đó diện tích rau màu tăng dần qua các năm tính đến đầu năm 2014 là 773,49 ha tăng 61,28% so với năm 2013 (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2014).
Mô hình canh tác rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn quận phát triển mạnh trong đó các loại rau đậu chiếm gần 95% diện tích canh tác (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Diện tích trồng rau có xu hƣớng tăng vào cuối vụ Đông Xuân do một số hộ nông dân không canh tác lúa vào vụ Hè Thu và Thu Đông vì gặp nhiều bất lợi nhƣ giá cả sụt giảm, không chủ động trong tƣới tiêu, sâu bệnh cũng nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Thêm vào đó, thành phố chủ trƣơng xây dựng vùng rau an toàn phục vụ nhu cầu ngƣời tiêu dùng, cung ứng cho các quán ăn, siêu thị trong thành phố, ngƣời dân đã tích cực hƣởng ứng phong trào chuyển đổi từ trồng lúa sang màu để ổn định sản xuất và tăng thu nhập.
Cây ăn trái
Diện tích giảm mạnh từ 2.087 ha năm 2005 xuống còn 1.965 ha năm 2013, sản lƣợng năm 2013 ƣớc đạt 11.188 tấn (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Để nâng cao hiệu quả sản xuất quận đã vận động khôi phục lại các vƣờn cây ăn trái kết hợp với phát triển du lịch sinh thái với các loại cây nhƣ xoài nhãn, chôm chôm, chuối, dừa, các loại cây có muối,… Diện tích đất có xu hƣớng giảm do giảm diện tích đất nông nghiệp nên sản lƣợng cũng giảm theo. Trung bình mỗi năm quận Bình Thủy cải tạo đƣợc khoảng 20 vƣờn cây
ăn trái (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013) và định hƣớng nông dân cải tạo các vƣờn cây tạp thành các vƣờn cây đặc sản và chất lƣợng cao để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân.
Hoa kiểng
Diện tích trồng hoa kiểng không lớn tập trung chủ yếu ở Phƣờng Long Hòa và Long Tuyền. Năm 2011 làng nghề hoa kiểng Phóa Thọ - Bà Bộ đƣợc UBND thành phố Cần Thơ công nhận với diện tích 48 ha, có 236 hộ. Làng nghề gồm một câu lạc bộ hoa kiểng Phó Thọ gồm 21 thành viên tại phƣờng Long Tuyền và một HTX hoa kiểng Bình An có 21 hộ tham gia tại phƣờng Long Hòa (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2014). Hoạt động của làng nghề ngày càng phát triển, đặc biệt là khi Quốc lộ 91B đi ngang qua tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho vận chuyển hàng hóa, tham quan của khách hàng trong và ngoài nƣớc.
* Định hƣớng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng chất