Sản xuất nông nghiệp của quận đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên quy mô sản xuất của nông dân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm nông nghiệp chƣa có sức cạnh tranh cao và thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh từ 4.272 ha (năm 2005) đến năm 2010 giảm 304 ha và đến năm 2013 tiếp tục giảm 30 ha và chỉ còn 3.938 ha. Mặc dù diện tích đất giảm nhƣng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng ở mức 3,87% giai đoạn 2006 – 2010 và 5,25% giai đoạn 2011 – 2013.
Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2012 gấp 1,55 lần năm 2005, từ 85,62 triệu đồng (giá năm 2010) năm 2005 tăng lên 131,02 triệu đồng năm 2013. Chăn nuôi 19,58% Trồng trọt 77,17% Dịch vụ nông nghiệp 3,25%
Nguồn: Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013
Hình 3.1 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2013 của quận Bình Thủy Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng từ 74,83% năm 2005 lên 77,17% năm 2013, ngành chăn nuôi đứng thứ hai nhƣng giảm nhẹ từ 20,63% năm 2005 còn 19,58% năm 2013, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và cũng có xu hƣớng giảm trong giai đoạn này. Sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2013 đang có xu hƣớng giảm dần. Nếu nhƣ năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm
85,32%, thì đến năm 2013, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 55,08% (giảm 28,51%).
Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt:
Cây lúa
Do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa và tập trung chuyển đổi đất để xây dựng các dự án hạ tầng quan trọng (sân bay Cần Thơ, đƣờng Võ Văn Kiệt, các dự án quy hoạch ở Long Tuyền, quốc lộ 91B, ...) làm diện tích canh tác lúa giảm mạnh, từ 1.800 ha năm 2005 xuống còn 1.487 ha năm 2010 và 1.463 năm 2013, nên mặc dù năng suất tăng nhăng sản lƣợng vẫn giảm từ 27.001 tấn (năm 2005) xuống 18.595 tấn (năm 2013). Phƣờng Thới An Đông là địa bàn vẫn còn duy trì sản xuất lúa 3 vụ, trong khi đó số hộ canh tác lúa giảm rõ rệt ở phƣờng Long Tuyền và Long Hòa. Hoạt động sản xuất chủ yếu ở 2 mô hình là chuyên canh lúa 3 vụ và kết hợp mô hình lúa – màu.
Rau – màu
Quận đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, do đó diện tích rau màu tăng dần qua các năm tính đến đầu năm 2014 là 773,49 ha tăng 61,28% so với năm 2013 (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2014).
Mô hình canh tác rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn quận phát triển mạnh trong đó các loại rau đậu chiếm gần 95% diện tích canh tác (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Diện tích trồng rau có xu hƣớng tăng vào cuối vụ Đông Xuân do một số hộ nông dân không canh tác lúa vào vụ Hè Thu và Thu Đông vì gặp nhiều bất lợi nhƣ giá cả sụt giảm, không chủ động trong tƣới tiêu, sâu bệnh cũng nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Thêm vào đó, thành phố chủ trƣơng xây dựng vùng rau an toàn phục vụ nhu cầu ngƣời tiêu dùng, cung ứng cho các quán ăn, siêu thị trong thành phố, ngƣời dân đã tích cực hƣởng ứng phong trào chuyển đổi từ trồng lúa sang màu để ổn định sản xuất và tăng thu nhập.
Cây ăn trái
Diện tích giảm mạnh từ 2.087 ha năm 2005 xuống còn 1.965 ha năm 2013, sản lƣợng năm 2013 ƣớc đạt 11.188 tấn (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013). Để nâng cao hiệu quả sản xuất quận đã vận động khôi phục lại các vƣờn cây ăn trái kết hợp với phát triển du lịch sinh thái với các loại cây nhƣ xoài nhãn, chôm chôm, chuối, dừa, các loại cây có muối,… Diện tích đất có xu hƣớng giảm do giảm diện tích đất nông nghiệp nên sản lƣợng cũng giảm theo. Trung bình mỗi năm quận Bình Thủy cải tạo đƣợc khoảng 20 vƣờn cây
ăn trái (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2013) và định hƣớng nông dân cải tạo các vƣờn cây tạp thành các vƣờn cây đặc sản và chất lƣợng cao để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân.
Hoa kiểng
Diện tích trồng hoa kiểng không lớn tập trung chủ yếu ở Phƣờng Long Hòa và Long Tuyền. Năm 2011 làng nghề hoa kiểng Phóa Thọ - Bà Bộ đƣợc UBND thành phố Cần Thơ công nhận với diện tích 48 ha, có 236 hộ. Làng nghề gồm một câu lạc bộ hoa kiểng Phó Thọ gồm 21 thành viên tại phƣờng Long Tuyền và một HTX hoa kiểng Bình An có 21 hộ tham gia tại phƣờng Long Hòa (Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, 2014). Hoạt động của làng nghề ngày càng phát triển, đặc biệt là khi Quốc lộ 91B đi ngang qua tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho vận chuyển hàng hóa, tham quan của khách hàng trong và ngoài nƣớc.
* Định hƣớng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng chất lƣợng, công nghệ sạch, an toàn, tạo một vành đai xanh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học mới để phục vụ sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Khôi phục lại vƣờn cây ăn trái, phát triển mạnh nghề trồng hoa kiểng gắn với du lịch sinh thái, nhà vƣờn; quản lý chặt chẽ dịch bệnh.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đƣa những thông tin khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.
Tiếp tục đầu tƣ hệ thống thủy lợi đồng bộ khép kín phục vụ tƣới tiêu gắn liền với giao thông nông thôn và phục vụ nuôi trồng thủy sản, chủ động nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU MÀU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY
4.1.1 Diện tích sản xuất
Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã làm cho diện tích sản xuất rau màu của quận giảm theo.
Bảng 4.1: Diện tích sản xuất rau màu các phƣờng từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2014 của quận Bình Thủy
Đvt: ha Phƣờng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 9/2014 Long Tuyền 309,55 225,80 249,15 249,93 Long Hòa 210,52 194,60 206,50 182,50 Thới An Đông 222,20 195,40 171,87 132,67 Trà Nóc 65,90 70,30 41,60 41,25 Trà An 17,80 15,20 8,10 9,50 Bình Thủy 13,30 20,00 20,90 25,45
Bùi Hữu Nghĩa 67,00 92,00 40,90 16,00
An Thới 6,00 7,26 8,40 7,45
Tổng 912,27 820,56 747,42 657,750
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả sản xuất rau màu năm 2011, 2012, 2013, 9 tháng đầu năm 2014
Cụ thể, qua bảng trên ta thấy diện tích sản xuất có xu hƣớng giảm từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2014, và dự tính sẽ tiếp tục giảm. Năm 2011 tổng diện tích là 912,27 ha đến năm 2014 giảm xuống còn 657,75 ha tƣơng ứng với giảm 27,90%. Trong đó, phƣờng Bùi Hữu Nghĩa giảm mạnh nhất (76,12%), các phƣờng Thới An Đông, Trà Nóc, Trà An diện tích cũng giảm đáng kể theo thứ tự tƣơng ứng là 40,29%, 48,03% và 46.63%.
Các phƣờng Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông là 3 phƣờng có diện tích sản xuất rau màu lớn nhất quận. Phƣờng Long Tuyền và Long Hòa
tuy vẫn chịu sức ép của quá trình đô thị hóa nhƣ những địa bàn khác nhƣng tỷ lệ giảm là thấp nhất (19,26% đối với phƣờng Long Tuyền và 13,31% với phƣờng Long Hòa). An Thới và Bình Thủy là hai phƣờng duy nhất trong quận có diện tích sản xuất rau màu tăng lên nhƣng diện tích của hai phƣờng lại rất nhỏ (dƣới 4% tổng diện tích sản xuất của cả quận).
4.1.2 Năng suất, sản lƣợng
Hằng năm quận Bình Thủy cung cấp khoảng từ 10 – 13 ngàn tấn rau màu các loại bao gồm màu lƣơng thực, màu thực phẩm và màu công nghiệp. Phƣờng Long Tuyền luôn là địa bàn dẫn đầu về diện tích sản xuất rau màu cũng nhƣ năng suất và sản lƣợng cung cấp.
Bảng 4.2 Diện tích và năng suất sản xuất rau màu quận Bình Thủy
Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha) Năm 2011 912,27 12.934,95 14,18 Năm 2012 820,56 10.380,00 12,65 Năm 2013 747,42 12.805,00 17,13 9/2014 657,75 10.858,44 16,51
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ quận Bình Thủy 2011, 2012, 2013 và 9 tháng đầu năm 2014
Nhƣ đã phân tích ở trên, diện tích sản xuất rau màu giảm dần qua các năm kéo theo sự sụt giảm của sản lƣợng. Tuy vậy, một điều đáng chú ý là mặc dù diện tích năm 2013 giảm 18,07% nhƣng sản lƣợng chỉ giảm 1% so với năm 2011 và năng suất lại tăng lên đến 20,80%. Điều này chứng tỏ việc sản xuất rau màu của nông dân đạt hiệu quả rất cao. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và kinh nghiệm sản xuất nhiều năm tích lũy qua nhiều năm.
Năm 2013 tổng sản lƣợng toàn quận đạt 12.805 tấn với năng suất 17,13 tấn/ha. Năm 2012 là năm sản lƣợng rau màu giảm mạnh nhất (vì đây là năm sản xuất của nông dân gặp điều kiện thời tiết bất lợi, những tháng đầu năm (tháng 2,3,4) tình hình khô hạn kéo dài, cộng thêm các tháng cuối năm 2011 nƣớc lũ tràn về nhiều làm cho diện tích sản xuất giảm mạnh và năng suất rau màu đạt mức thấp. Trong đó, diện tích loại rau giảm chủ yếu là cây dƣa hấu giảm đến 104 ha.
4.1.3 Chủng loại rau màu
Các loại rau màu đƣợc trồng tại quận rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại nhƣ bắp, đậu nành, đậu xanh, các loại đậu khác, rau các loại, dƣa hấu, mè khoai lang, khoai môn, ... nhƣng chủ yếu là các loại rau ăn quả.
Dƣa hấu là loại cây trồng rất đƣợc nông dân ƣa chuộng, diện tích sản xuất tăng dần qua các năm. Năm 2013 diện tích sản xuất dƣa hấu cả quận là 335,10 ha trong đó phƣờng Long Tuyền và Long Hòa có đến 250 ha. Do thời gian sản xuất ngắn chỉ khoảng 55 đến 65 ngày thu hoạch và mức lợi nhuận cao hơn hẳn so với các loại rau màu khác. Tuy nhiên, nó cũng mang rủi ro rất cao do đầu tƣ chi phí ban đầu rất cao và đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc hơn.
4.1.4 Tính mùa vụ trong sản xuất
Rau màu là loại cây trồng chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ thời tiết nên yếu tố thời vụ rất quan trọng. Ngƣời nông dân phải lựa chọn thời điểm thích hợp với loại cây trồng để mang lại năng suất và chất lƣợng sản phẩm tốt. Đối với các hộ trồng xen canh thì rau màu thƣờng đƣợc trồng vào vụ hè thu và thu đông do canh tác lúa không thuận lợi nên chuyển sang trồng màu.
Hằng năm ngƣời dân canh tác từ 2 – 5 vụ rau các loại, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 2 là lúc thuận lợi cho sản xuất nên lợi nhuận cao hơn, nhu cầu tiêu dùng nhiều loại rau cũng tăng lên do phục vụ cho dịp Tết. Bất lợi nhất là thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10, do ảnh hƣởng của mƣa, mực nƣớc dâng cao nên chỉ những vùng có đê bao khép kín, có thể giữ đƣợc nƣớc mới có thể trồng rau vào vụ này, cộng thêm sâu bệnh nhiều hơn nên năng suất và chất lƣợng cũng giảm.
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN QUẬN BÌNH THỦY 4.2.1 Các thông tin về nông hộ sản xuất rau an toàn 4.2.1 Các thông tin về nông hộ sản xuất rau an toàn
Từ kết quả điều tra thực tế 60 nông hộ sản xuất rau an toàn tại hai phƣờng có quy mô sản xuất rau an toàn lớn nhất của quận Bình Thủy (phƣờng Long Tuyền và Long Hòa), thu đƣợc các thông tin cơ bản của nông hộ nhƣ độ tuổi, trình độ học vấn, số ngƣời trong gia đình và số ngƣời tham gia sản xuất rau an toàn, số năm kinh nghiệm sản xuất (số năm kinh nghiệm), diện tích đất sản xuất, diện tích đất sở hữu, diện tích đất thuê và giá thuê đất.
Cụ thể, các thông tin của nông hộ sản xuất rau an toàn đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 4.3 Các thông tin cơ bản của nông hộ sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy
Các thông tin cơ bản Đơn vị tính Nhỏ nhất
Lớn
nhất Trung bình
Tuổi Năm 24,0 84,0 48,2
Trình độ học vấn Năm 0,0 14,0 6,3
Số năm kinh nghiệm
sản xuất Năm 3,0 15,0 7,8
Diện tích đất Công 0,5 12,0 4,2
Diện tích đất sở hữu Công 0,0 10,0 2,9
Diện tích đất thuê Nghìn đồng 0,0 12,0 1,3 Giá thuê đất Nghìn đồng 0,0 2.200,0 1.582,5
Số ngƣời trong gia đình Ngƣời 2,0 9,0 4,3
Số ngƣời tham gia sản
xuất Ngƣời 1,0 6,0 2,2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014
4.2.1.1 Về độ tuổi
Hiện nay, lực lƣợng lao động tham gia vào nông nghiệp đang có xu hƣớng già đi. Độ tuổi trung bình của các nông hộ khá cao, cụ thể ở bảng 4.1:
Dƣới 31 tuổi 5,0% 31 - 40 tuổi. 18,3% 41 - 50 tuổi. 28,3% 51-60 tuổi. 41,7% Trên 60 tuổi 6,7%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014
Hình 4.1 Độ tuổi của nông hộ sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy Độ tuổi trung bình của các nông hộ sản xuất rau an toàn là 48,23 tuổi, nhỏ nhất là 24 và cao nhất là 84 tuổi. Độ tuổi tập trung ở mức từ 40 đến 60
tuổi và cao nhất là từ khoảng 50 đến 60 tuổi (chiếm đến 41,7%). Điều này chứng tỏ phần lớn các nông hộ sản xuất rau an toàn là những lao động đã lớn tuổi và các nông hộ cho biết đa phần lao động trẻ có ít xu hƣớng tham gia sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là làm việc tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, ...
4.2.1.2 Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng giúp ngƣời nông dân có thể nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất giúp cho hiệu quả sản xuất đạt cao hơn.
Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014
Từ kết quả trên cho thấy, có gần một nửa số nông hộ sản xuất rau an toàn đạt trình độ cấp 2 (chiếm 48,3%), tiếp đó là trình độ cấp 1 với 31,7%, cấp 3 11,7 % và không đi học là 6,7%, trình độ trên cấp 3 chiếm thấp nhất (1,6%). Mức trình độ học vấn này tuy không quá thấp nhƣng chƣa cao lắm, ngƣời nông dân vẫn sẽ gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận kỹ thuật sản xuất hiện đại.
Tuy vậy, nhƣng xét ở góc độ khách quan thì trình độ học vấn chỉ phản ảnh một phần đến khả năng sản xuất của nông hộ mà một yếu tố khác đáng kể đến là kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của ngƣời dân. Thông qua việc tìm tòi học hỏi qua các phƣơng tiện truyền thông, các buổi hội thảo, tập huấn sản xuất và nhiều phƣơng tiện khác cùng với nhiều năm tích lũy kinh nghiệm thì ngƣời nông dân vẫn có khả năng sản xuất hiệu quả.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3
6,7 31,7 48,3 11,7 1,6 Trình độ %
4.2.1.3 Về kinh nghiệm sản xuất
Nông dân mặt dù có tham gia các buổi hội thảo, tập huấn tuy nhiên số lƣợng nông dân tham gia không nhiều nên kinh nghiệm sản xuất của nông hộ phần lớn là do tự tích lũy qua nhiều năm sản xuất. Chính vì thế, sử dụng số năm sản xuất để thể hiện kinh nghiệm của nông hộ là phù hợp nhất. Theo đánh giá của các nông hộ sản xuất rau an toàn thì yếu tố có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất đƣợc nông hộ đánh giá là một thuận lợi trong sản xuất với 73,3% nông hộ lựa chọn (phụ lục 2).
Qua khảo sát thực tế cho thấy số năm kinh nghiệm trung bình của nông hộ là 7,8 năm với số nhỏ nhất là 3 năm và số cao nhất là 15 năm.
Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ