Thực trạng sản xuất rau an toàn quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)

4.2.1 Các thông tin về nông hộ sản xuất rau an toàn

Từ kết quả điều tra thực tế 60 nông hộ sản xuất rau an toàn tại hai phƣờng có quy mô sản xuất rau an toàn lớn nhất của quận Bình Thủy (phƣờng Long Tuyền và Long Hòa), thu đƣợc các thông tin cơ bản của nông hộ nhƣ độ tuổi, trình độ học vấn, số ngƣời trong gia đình và số ngƣời tham gia sản xuất rau an toàn, số năm kinh nghiệm sản xuất (số năm kinh nghiệm), diện tích đất sản xuất, diện tích đất sở hữu, diện tích đất thuê và giá thuê đất.

Cụ thể, các thông tin của nông hộ sản xuất rau an toàn đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.3 Các thông tin cơ bản của nông hộ sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy

Các thông tin cơ bản Đơn vị tính Nhỏ nhất

Lớn

nhất Trung bình

Tuổi Năm 24,0 84,0 48,2

Trình độ học vấn Năm 0,0 14,0 6,3

Số năm kinh nghiệm

sản xuất Năm 3,0 15,0 7,8

Diện tích đất Công 0,5 12,0 4,2

Diện tích đất sở hữu Công 0,0 10,0 2,9

Diện tích đất thuê Nghìn đồng 0,0 12,0 1,3 Giá thuê đất Nghìn đồng 0,0 2.200,0 1.582,5

Số ngƣời trong gia đình Ngƣời 2,0 9,0 4,3

Số ngƣời tham gia sản

xuất Ngƣời 1,0 6,0 2,2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

4.2.1.1 Về độ tuổi

Hiện nay, lực lƣợng lao động tham gia vào nông nghiệp đang có xu hƣớng già đi. Độ tuổi trung bình của các nông hộ khá cao, cụ thể ở bảng 4.1:

Dƣới 31 tuổi 5,0% 31 - 40 tuổi. 18,3% 41 - 50 tuổi. 28,3% 51-60 tuổi. 41,7% Trên 60 tuổi 6,7%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

Hình 4.1 Độ tuổi của nông hộ sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy Độ tuổi trung bình của các nông hộ sản xuất rau an toàn là 48,23 tuổi, nhỏ nhất là 24 và cao nhất là 84 tuổi. Độ tuổi tập trung ở mức từ 40 đến 60

tuổi và cao nhất là từ khoảng 50 đến 60 tuổi (chiếm đến 41,7%). Điều này chứng tỏ phần lớn các nông hộ sản xuất rau an toàn là những lao động đã lớn tuổi và các nông hộ cho biết đa phần lao động trẻ có ít xu hƣớng tham gia sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là làm việc tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, ...

4.2.1.2 Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng giúp ngƣời nông dân có thể nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất giúp cho hiệu quả sản xuất đạt cao hơn.

Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

Từ kết quả trên cho thấy, có gần một nửa số nông hộ sản xuất rau an toàn đạt trình độ cấp 2 (chiếm 48,3%), tiếp đó là trình độ cấp 1 với 31,7%, cấp 3 11,7 % và không đi học là 6,7%, trình độ trên cấp 3 chiếm thấp nhất (1,6%). Mức trình độ học vấn này tuy không quá thấp nhƣng chƣa cao lắm, ngƣời nông dân vẫn sẽ gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận kỹ thuật sản xuất hiện đại.

Tuy vậy, nhƣng xét ở góc độ khách quan thì trình độ học vấn chỉ phản ảnh một phần đến khả năng sản xuất của nông hộ mà một yếu tố khác đáng kể đến là kinh nghiệm sản xuất nhiều năm của ngƣời dân. Thông qua việc tìm tòi học hỏi qua các phƣơng tiện truyền thông, các buổi hội thảo, tập huấn sản xuất và nhiều phƣơng tiện khác cùng với nhiều năm tích lũy kinh nghiệm thì ngƣời nông dân vẫn có khả năng sản xuất hiệu quả.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3

6,7 31,7 48,3 11,7 1,6 Trình độ %

4.2.1.3 Về kinh nghiệm sản xuất

Nông dân mặt dù có tham gia các buổi hội thảo, tập huấn tuy nhiên số lƣợng nông dân tham gia không nhiều nên kinh nghiệm sản xuất của nông hộ phần lớn là do tự tích lũy qua nhiều năm sản xuất. Chính vì thế, sử dụng số năm sản xuất để thể hiện kinh nghiệm của nông hộ là phù hợp nhất. Theo đánh giá của các nông hộ sản xuất rau an toàn thì yếu tố có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất đƣợc nông hộ đánh giá là một thuận lợi trong sản xuất với 73,3% nông hộ lựa chọn (phụ lục 2).

Qua khảo sát thực tế cho thấy số năm kinh nghiệm trung bình của nông hộ là 7,8 năm với số nhỏ nhất là 3 năm và số cao nhất là 15 năm.

Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Kinh nghiệm Số lƣợng (năm) Tỷ trọng (%) 3 – 6 29 48,3 7 – 10 17 28,3 11 – 14 12 20,0 Trên 14 2 3,4 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

Số năm kinh nghiệm sản xuất rau màu của nông hộ từ 3 – 10 năm chiếm 73,6%. Trong đó số năm từ 3 – 6 năm chiếm nhiều nhất tƣơng ứng với 48,3%, từ 7 – 10 năm chiếm 28,3 %, từ 11 – 14 năm chiếm 20,0% và trên 14 năm chỉ chiếm 3,4%.

4.2.1.4 Về diện tích đất sản xuất

Quận Bình Thủy là một địa bàn có đặc điểm đất thích hợp sản xuất nông nghiệp và qua điều tra thực tế có đến 76,7% nông hộ cho rằng đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng rau (phụ lục 2). Tuy nhiên quy mô sản xuất rau an toàn còn nhỏ lẻ và manh mún.

Đề tài nghiên cứu 60 hộ sản xuất rau an toàn với tổng diện tích là 253 công (1000 m2), trong đó tổng diện tích đất nông hộ sở hữu là 176,4 công ứng với 69,7% và tổng diên tích đất thuê là 76,6 công ứng với 30,3%. Tùy vào điều kiện của từng hộ nông dân mà có diện tích sản xuất khác nhau. Diện tích trung bình là 4,2 công; diện tích trồng ít nhất là 0,5 công và nhiều nhất là 12

Qua việc phỏng vấn trực tiếp thì số lƣợng hộ có diện tích sản xuất tập trung ở mức từ 2 – 6 công chiếm 61,7 %. Cụ thể, từ 2 – 4 công là 30,0% và từ 4 – 6 công là 31,7%. Số hộ có diện tích trên 8 công chiếm thấp nhất với 8,3%.

0 5 10 15 20 25 30 35 0,5 – dƣới 2 2 – dƣới 4 4 – dƣới 6 6 – dƣới 8 Từ 8 trở lên 13.3 30 31.7 16.7 8.3

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2014

Hình 4.3 Diện tích đất sản xuất

Số lƣợng hộ thuê đất để sản xuất tƣơng đối cao chiếm đến 31,7% số nông hộ thuê đất với mức giá trung bình là 1.582.500 đồng/năm (cao nhất là 2.200.000 đồng/công/năm). Ngoài những hộ nông dân không có đất để sản xuất nên phải thêu đất thì còn có một số hộ có nhu cầu canh tác với diện tích đất lớn hơn cũng thuê thêm đất để sản xuất. Việc thuê đƣợc thực hiện qua hình thức ký hợp đồng, nông hộ canh tác trên diện tích đó qua nhiều năm và trở nên gắn bó với mảnh đất ấy. Thật vậy, việc thiếu đất canh tác đang là khó khăn trong sản xuất và có 61,7% nông hộ đánh giá đây là một bất lợi mà các nông hộ trồng rau an toàn gặp phải (phụ lục 2).

4.2.1.5 Về cơ cấu lao động tham gia sản xuất trong gia đình

Theo kết quả điều tra thì số lao động tham gia sản xuất là 2,2 ngƣời với số ít nhất là 1 ngƣời và nhiều nhất là 6 ngƣời. Hầu hết các hộ nông dân đều cố gắng tận dụng nguồn lao động gia đình để giảm chi phí và có thêm thu nhập. Lao động gia đình tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất từ chuẩn bị đất, trồng, bón phân, phun thuốc, thu hoạch và nhiều công đoạn khác. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở phần độ tuổi lao động thì phần lớn các lao động trẻ ít có xu hƣớng tham gia sản xuất nông nghiệp kể cả lao động có trình độ thấp. Qua số liệu thực tế cho thấy số lao động tham gia sản xuất rau an toàn trong từng hộ không cao, tập trung chủ yếu ở khoảng từ 0 đến 2 ngƣời và chiếm đến 63,3%. Số lƣợng lao động từ 3 – 4 ngƣời chiếm 33,3% và thấp nhất là từ 5 – 6 ngƣời.

Công

Bảng 4.5 Số lao động gia đình tham gia sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy Số lao động (Ngƣời) Số quan sát Tỷ trọng (%) 0 – 2 38 63,3 3 – 4 20 33,3 5 – 6 2 3,4 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

4.2.1.6 Nguồn lực tài chính để sản xuất

Đối với một số loại cây trồng có chi phí đầu tƣ cao thì nguồn vốn từ vay ngân hàng thƣờng không đủ để sản xuất do khoản vay thấp, và các thủ tục cho vay theo đánh giá của nông hộ là rất khó khăn và phức tạp thêm vào đó thời gian cho vay ngắn nên nhiều nông hộ không thích hoặc e ngại vay vốn từ ngân hàng để sản xuất, có 30,0% nông hộ đánh giá vấn đề không đƣợc hỗ trợ vay vốn là một khó khăn trong sản xuất (phụ lục 2). Một lý do khác là phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhiều năm và là khách hàng quen thuộc của các đại lý, cơ sở bán vật tƣ nông nghiệp nên có thể thanh toán tiền vào cuối vụ nhƣng phải trả thêm lãi từ 0,5 – 2 % giá mỗi sản phẩm.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2014

Hình 4.4 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ 0 20 40 60 80 100 Sẵn có Mƣợn ngƣời

thân, bạn bè Vay ngân hàng

Vay bên ngoài 98.3 36.7 11.7 8.3 Nguồn vốn %

Vốn để sản xuất của các nông hộ từ các nguồn nhƣ vốn sẵn có của gia đình, mƣợn từ ngƣời thân và bạn bè, vay ngân hàng và vay bên ngoài. Cụ thể qua điều tra vốn sẵn có của gia đình chiếm cao nhất 98,3% số hộ; vốn từ mƣợn ngƣời thân chiếm 36,7% số hộ; vốn từ vay ngân hàng chiếm 11,7% do Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách cho vay với lãi suất 7,8%/năm; vốn từ vay bên ngoài chiếm 8,3%.

4.2.2 Loại nông sản của nông hộ sản xuất rau an toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung chủng loại rau an toàn do các nông hộ sản xuất tƣơng đối đa dạng với các loại rau nhƣ dƣa hấu, dƣa leo, dƣa gan, bí đao, bí hồ lô, khổ qua, các loại cải, các loại đậu, … nhƣng phần lớn là các loại rau ăn quả (dƣa hấu đƣợc trồng nhiều nhất chiếm 53,3%); còn rau ăn lá ít đƣợc nông hộ trồng và nếu có thì chỉ với diện tích nhỏ (thƣờng dƣới 1 công), các loại rau mùi hầu nhƣ chƣa đƣợc nông hộ quan tâm đến. Sự mất cân bằng này là do các loại rau ăn quả có đƣợc đầu ra ổn định hơn và lợi nhuận thu đƣợc thƣờng cao hơn. Một số nông hộ sản xuất độc canh một loại rau trong nhiều năm liền đặc biệt là dƣa hấu.

Do sự mất cân bằng về chủng loại cây trồng nhƣ thế nên nhiều năm qua chính quyền địa phƣơng đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích ngƣời dân đa dạng các loại cây trồng, giảm diện tích sản xuất một số loại rau đã quá nhiều mà cụ thể là thực hiện hỗ trợ cây, hạt giống. Theo ý kiến của nông hộ thì rau ăn lá vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng do không có đầu ra ổn định nên sản phẩm khó tiêu thụ hơn. Nếu giải quyết đƣợc đầu ra thì các nông hộ sẵn sàng chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá nhiều hơn.

4.2.3 Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) là mô hình đƣợc nông hộ áp dụng vào sản xuất. Việc áp dụng mô hình này chủ yếu thông qua việc quản lý phòng trừ sâu bệnh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và theo danh mục cho phép. Ngoài ra, các nông hộ cũng ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật giúp giảm sử dụng các loại hóa chất, tăng tính an toàn cho rau mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả mà điển hình là việc dùng các bẫy sinh học để bắt côn trùng (ong, bƣớm, sâu, rầy,…) thay vì dùng thuốc BVTV và sử dụng màng phủ. Màng phủ đƣợc sử dụng rộng rãi cho nhiều loại rau màu khác nhau mà trƣớc đây chỉ dùng chủ yếu cho dƣa hấu. Từ khi biết áp dụng màng phủ vào sản xuất thì năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đã tăng lên đáng kể. Do bao phủ cả bề mặt đất nên theo các nông hộ sản xuất rau an toàn thì màng phủ mang những lợi ích nhƣ:

 Có khả năng giúp cho lƣợng phân bón đƣợc giữ trong đất lâu hơn, hạn chế bốc hơi và cây dễ dàng hấp thụ nhờ đó mà tiết kiệm đáng kể chi phí phân bón mà cây lại phát triển tốt hơn.

 Do đặc tính có khả năng phản chiếu ánh sáng nên màng phủ sẽ bảo vệ rau khỏi các loại sâu bọ gây hại tốt hơn so với trồng bình thƣờng trên đất và các loại cỏ dại cũng không có điều kiện phát triển từ đó giúp giảm đƣợc chi phí thuốc BVTV, góp phần đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm.

 Bảo vệ rau khỏi những cơn mƣa lớn do khi tiếp xúc với bề mặt màng phủ nƣớc sẽ nhanh chóng chảy sang hai bên và xuống rãnh.

 Giữ cho bề đất luôn ẩm ƣớt nên có thể hạn chế tƣới tiêu nhất là những vào những thời điểm nắng nóng và cũng đồng thời làm tăng độ màu mỡ cho đất nhờ hoạt động tích cực của các vi sinh vật, động vật phân giải trong đất dƣới sự bảo vệ của lớp màng phủ.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các hộ nông dân rất ít sử dụng các loại thiết bị, máy móc hiện đại cho sản xuất mà chủ yếu là máy bơm, máy xăng dùng trong tƣới tiêu và phun xịt thuốc, ngoài ra chỉ sử dụng lao động thủ công là chính.

Nhƣ vậy, nhìn chung việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất cũng nhƣ áp dụng cơ giới hóa tại quận Bình Thủy vẫn còn rất hạn chế.

4.2.4 Nguyên nhân tham gia sản xuất rau an toàn của nông hộ

Có rất nhiều lý do làm cho nông hộ quyết định chọn sản xuất rau màu theo mô hình an toàn. Trong đó, hai lý do đƣợc chọn nhiều nhất là quan tâm đến vấn đề sức khỏe và môi trƣờng với tỷ trọng lần lƣợt là 18,8% và 17,2 %. Điều này chứng tỏ, nông hộ đã có ý thức bảo vệ môi trƣờng và quan tâm sức khỏe của bản thân cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng trong sản xuất và đặt lợi ích của cộng đồng lên mức cao hơn. Lý do sản xuất theo phong trào cũng chiếm tỷ trọng khá cao với 16,3%, điều này cho thấy các hoạt động khuyến khích sản xuất theo mô hình an toàn và chất lƣợng cao trong thời gian qua thông qua các nghiên cứu, dự án hỗ trợ sản xuất rau an toàn đã phần nào thúc đẩy nông dân tham gia. Lý do đƣợc hỗ trợ vay vốn sản xuất và bán đƣợc giá có động lực khiến nông hộ sản xuất rau an toàn kém nhất chỉ chiếm lần lƣợt 4,2% và 2%. Về vay vốn, thực tế phần lớn các hộ là xã viên của HTX rau an toàn mới đƣợc hỗ trợ vay nhƣng lƣợng vốn cũng không nhiều và nhƣ đã phân tích ở phần nguồn lực tài chính sản xuất thì các nông hộ ít có động lực vay vốn để sản xuất nên đây không phải là nguyên nhân có tác động mạnh đến quyết định

tham gia sản xuất rau an toàn của nông hộ. Lý do bán đƣợc giá chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các lý do thể hiện việc tham gia sản xuất rau theo mô hình an toàn đã không mang lại giá bán cao hơn cho nông hộ và đây cũng là yếu tố làm giảm động lực duy trì và mở rộng mô hình, nguyên nhân chủ yếu là do hiện tại chƣa có đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm rau an toàn nên giá cả của sản phẩm này đa phần vẫn bán với giá ngang bằng nhƣ các sản phẩm rau bình thƣờng khác. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Đáp ứng nhu cầu Giảm CP Bán đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 37)