IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) là mô hình đƣợc nông hộ áp dụng vào sản xuất. Việc áp dụng mô hình này chủ yếu thông qua việc quản lý phòng trừ sâu bệnh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và theo danh mục cho phép. Ngoài ra, các nông hộ cũng ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật giúp giảm sử dụng các loại hóa chất, tăng tính an toàn cho rau mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả mà điển hình là việc dùng các bẫy sinh học để bắt côn trùng (ong, bƣớm, sâu, rầy,…) thay vì dùng thuốc BVTV và sử dụng màng phủ. Màng phủ đƣợc sử dụng rộng rãi cho nhiều loại rau màu khác nhau mà trƣớc đây chỉ dùng chủ yếu cho dƣa hấu. Từ khi biết áp dụng màng phủ vào sản xuất thì năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm đã tăng lên đáng kể. Do bao phủ cả bề mặt đất nên theo các nông hộ sản xuất rau an toàn thì màng phủ mang những lợi ích nhƣ:
Có khả năng giúp cho lƣợng phân bón đƣợc giữ trong đất lâu hơn, hạn chế bốc hơi và cây dễ dàng hấp thụ nhờ đó mà tiết kiệm đáng kể chi phí phân bón mà cây lại phát triển tốt hơn.
Do đặc tính có khả năng phản chiếu ánh sáng nên màng phủ sẽ bảo vệ rau khỏi các loại sâu bọ gây hại tốt hơn so với trồng bình thƣờng trên đất và các loại cỏ dại cũng không có điều kiện phát triển từ đó giúp giảm đƣợc chi phí thuốc BVTV, góp phần đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm.
Bảo vệ rau khỏi những cơn mƣa lớn do khi tiếp xúc với bề mặt màng phủ nƣớc sẽ nhanh chóng chảy sang hai bên và xuống rãnh.
Giữ cho bề đất luôn ẩm ƣớt nên có thể hạn chế tƣới tiêu nhất là những vào những thời điểm nắng nóng và cũng đồng thời làm tăng độ màu mỡ cho đất nhờ hoạt động tích cực của các vi sinh vật, động vật phân giải trong đất dƣới sự bảo vệ của lớp màng phủ.
Qua khảo sát thực tế cho thấy các hộ nông dân rất ít sử dụng các loại thiết bị, máy móc hiện đại cho sản xuất mà chủ yếu là máy bơm, máy xăng dùng trong tƣới tiêu và phun xịt thuốc, ngoài ra chỉ sử dụng lao động thủ công là chính.
Nhƣ vậy, nhìn chung việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất cũng nhƣ áp dụng cơ giới hóa tại quận Bình Thủy vẫn còn rất hạn chế.