Tổng hợp các yếu tố tác động đến doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 85 - 88)

XI MĂNG TÂY ĐÔ

5.1.1Tổng hợp các yếu tố tác động đến doanh thu

5.1.1.1 Đối với lĩnh vực sản xuất xi măng

Năm 2012 sự thay đổi của 2 yếu tố lượng và giá làm cho tổng doanh thu tăng thêm 36.228.611 ngàn đồng (đối tượng phân tích), trong đó sự tác động của yếu tố lượng góp phần tăng 11.743.824 ngàn đồng doanh thu và yếu tố giá làm cho doanh thu tăng thêm 24.484.787 ngàn đồng. Như vậy có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn 2011 – 2012 cho thấy mức độ tác động đến tổng doanh thu của yếu tố giá mạnh hơn yếu tố lượng.

Nguyên nhân của kết quả tăng sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty là do: trong năm 2012 sản lượng tiêu thụ xi măng cả năm đạt được 661.751 tấn đồng nghĩa với việc sản lượng tiêu thụ đã tăng lên đến 12.008 tấn, tức tăng 1,85% so với cùng kỳ năm 2011. Đóng góp vào kết quả đạt được của sản lượng tiêu thụ xi măng trong thời kỳ này là do việc tiêu thụ xi măng PCB 40 tăng mạnh. Nguyên nhân của việc gia tăng trong thời gian này là do chất lượng các công trình ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt. Hơn nữa, giá bán PCB 40 ngày càng tiệm cận với giá bán xi măng PCB 30 nên mặt hàng này rất được ưa chuộng tại các tỉnh thuộc ĐBSCL, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ.

Đi kèm với sự gia tăng về sản lượng thì giá bán trong giai đoạn này cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2012 đơn giá bán trung bình đạt con số 1.015 ngàn đồng/tấn, tăng 37 ngàn đồng/tấn so với năm 2011. Nguyên nhân đơn giá bán tăng là do các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm đều tăng như: đơn giá clanhke, thạch cao, đá pu tăng, chi phí vận chuyển tăng và tình hình thu mua nguyên vật liệu đầu vào vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng của Thái Lan.

Bước sang năm 2013, cả 2 yếu tố sản lượng tiêu thụ và giá bán vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2012. Cụ thể sự thay đổi theo chiều hướng tăng của yếu tố lượng đã làm cho doanh thu tăng thêm một lượng

thấp hơn. Cùng với đó, yếu tố đơn giá bán tăng đã tác động đến sự gia tăng của doanh thu, mức tăng thêm đạt con số 23.476.285 ngàn đồng.

5.1.1.2 Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2012, cả 2 yếu tố lượng và giá đều tăng lên so với năm 2011. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực này đã làm cho tổng doanh thu tăng lên 9.892.560 ngàn đồng. Trong đó, yếu tố lượng làm doanh thu tăng 5.627.900 ngàn đồng và yếu tố giá góp phần tăng doanh thu một lượng 4.264.660 ngàn đồng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này được xác định là do công ty đầu tư thêm máy móc, xe cẩu, xe ben, xe thùng trộn dung tích lớn nên được nhà thầu các công trình lớn ưu tiên sử dụng.

Bước sang năm 2013, tình hình cung cấp dịch vụ có phần ảm đạm hơn vì cả 2 yếu tố lượng và giá thuộc lĩnh vực này cùng nhau giảm mạnh. Tổng số lần cung cấp dịch vụ giảm 1.672 lần, tương đương với tốc độ giảm 49,79% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả của sự sụt giảm này làm cho tổng doanh thu giảm đi một lượng đáng kể, tương đương một khoản tiền là 16.219.520 ngàn đồng. Bên cạnh đó, đơn giá trung bình cho mỗi lần cấp dịch vụ giảm nhẹ 80 ngàn đồng/lần, tương đương với tốc độ giảm là 0,83%. Sự giảm đi của yếu tố đơn giá bán đã làm cho tổng doanh thu giảm đi một lượng là 134.880 ngàn đồng. Nguyên nhân do công ty bị một nhà thầu khiếu nại về việc các xe thùng trộn dung tích lớn hay bị trục trặc nên công ty đã cho thu hồi toàn bộ để đem đi bảo trì. Đây là một nguyên nhân khách quan mà công ty không hề lường trước được.

Bảng 5.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến doanh thu trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: ngàn đồng Các yếu tố Mức độ tác động

2012 2013

Sản xuất xi măng Yếu tố lượng 11.743.824 9.135.000

Yếu tố giá 24.484.787 23.476.285

Cung cấp dịch vụ Yếu tố lượng 5.627.900 (16.084.640)

Yếu tố giá 4.264.660 (134.880)

Tổng 46.121.171 16.391.765

5.1.2Tổng hợp các yếu tố tác động đến chi phí

5.1.2.1 Đối với lĩnh vực sản xuất xi măng

Ở lĩnh vực sản xuất xi măng, cả 2 yếu tố lượng và đơn giá vốn bình quân luôn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng và sự tác động của cả 2 yếu tố này đã làm cho tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng. Chẳng hạn, năm 2012 sự gia tăng của yếu tố sản lượng xi măng đã làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên thêm một khoản 10.050.696 ngàn đồng. Bên cạnh đó là sự tăng lên của yếu tố đơn giá vốn cấu thành sản phẩm làm cho chi phí tăng thêm 22.499.534 ngàn đồng. Giải thích cho sự thay đổi này là do công ty đẩy mạnh nâng cao công suất hoạt động hơn các năm trước nên sản lượng có phần tăng. Như vậy, giá vốn mặt hàng xi măng làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên một cách đáng kể.

Bước sang năm 2013, sản lượng sản xuất xi măng có phần chậm lại so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của kết quả này là do năm 2012 nhà máy tăng công suất lớn tạo cho sản lượng xi măng sản xuất ra quá nhiều. Trong khi đó, tốc độ tăng của sản lượng tiêu thụ chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng sản xuất ra dẫn đến tình trạng tồn kho tăng cao. Như vậy, trong năm 2013 sản lượng sản xuất ra giảm lại nhưng vẫn tác động làm cho tổng chi phí tăng. Cụ thể là sự gia tăng của yếu tố lượng đã tác động đến tổng chi phí, tức làm cho tổng chi phí tăng lên 7.839.000 ngàn đồng. Cùng với đó, yếu tố giá tăng cũng làm tổng chi phí tăng lên thêm một lượng là 15.427.273 ngàn đồng. Kết hợp cả 2 yếu tố lượng và giá đã làm tổng chi phí tăng lên 23.266.273 ngàn đồng.

5.1.2.2 Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ

Mức độ tác động của 2 yếu tố lượng và giá đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào lượng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là chủ nhà thầu các công trình lớn khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất xi măng còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn clanhke nguyên liệu mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, thạch cao và đa pu được mua từ các công ty khai thác các mỏ khoáng pu tại Vũng Tàu. Đối với yếu tố lượng trong năm 2012 đã tăng lên làm cho tổng chi phí tăng lên thêm 4.570.394 ngàn đồng. Tuy nhiên sang năm 2013, số lượng lần cung cấp dịch vụ có phần giảm lại, tốc độ giảm là 49,79% tương đương với 1.672 lần cung cấp dịch vụ của công ty. Nguyên nhân của tốc độ giảm đáng kể này là do trong năm 2013 số công trình xây dựng ít được đầu tư, một số công trình chậm hoặc giãn tiến độ nên nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng giảm mạnh. Bên cạnh sự tác động của yếu tố lượng là sự ảnh hưởng mạnh của yếu tố giá. Năm 2012 giá vốn mỗi lần

2011. Sự thay đổi theo chiều hướng tăng này của yếu tố giá đã làm cho tổng chi phí tăng thêm 6.178.720 ngàn đồng. Như vậy, trong giai đoạn năm 2011 – 2012, cả 2 yếu tố lượng và giá cùng tăng tác động mạnh đến tổng chi phí, làm cho tổng chi phí tăng lên 10.749.514 ngàn đồng. Bước sang năm 2013, tổng chi phí có phần giảm đi một lượng đáng kể do cả 2 yếu tố lượng và giá đều giảm. Cụ thể, tổng hợp sự tác động của 2 yếu tố lượng và giá đã làm cho tổng chi phí giảm 14.542.448 ngàn đồng. Trong đó, số lượng lần cung cấp dịch vụ giảm góp phần vào việc cắt giảm tổng chi phí một lượng là 14.414.312 ngàn đồng, yếu tố giá giảm mạnh làm cho tổng chi phí giảm đi một lượng là 128.136 ngàn đồng. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do trong năm 2013 nhu cầu của khách hàng giảm cùng với giai đoạn công ty đem máy móc thiết bị bảo trì nên số lần CCDV giảm. Cùng với đó, các yếu tố như giá chi phí nguyên nhiên liệu vận hành máy móc thiết bị đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự sụt giảm của yếu tố giá.

Bảng 5.2: Tổng hợp các yếu tố tác động đến chi phí trong giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: ngàn đồng Các yếu tố Mức độ tác động

2012 2013

Sản xuất xi măng Yếu tố lượng 10.050.696 7.839.000

Yếu tố giá 22.499.534 15.427.273

Cung cấp dịch vụ Yếu tố lượng 4.570.394 (14.414.312)

Yếu tố giá 6.178.720 (128.136) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 43.299.744 (8.723.825)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tính toán trên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 85 - 88)