Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54 - 58)

XI MĂNG TÂY ĐÔ

4.2.2Môi trường vi mô

4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường kinh doanh các sản phẩm xi măng hiện nay có quá nhiều các thương hiệu thuộc các tập đoàn lớn đang dần chiếm lĩnh thị trường, tạo ra một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các thương hiệu mạnh với nhau. Những doanh nghiệp nào yếu, tiềm lực không đủ mạnh thì phải chấp nhận rời cuộc chơi. Hiện tại các thương hiệu mạnh đang có một thị phần đáng kể tại thị trường miền Nam, chủ yếu là ĐBSCL phải đến đó là Holcim Việt Nam và Vicem Hà Tiên và họ cũng chính những đối thủ cạnh tranh chính mà Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô phải đối phó trong suốt những năm qua. Mỗi thương hiệu trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Chẳng hạn: Xi măng Holcim đầu tư công nghệ tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trị giá hàng triệu USD, thương hiệu được khẳng định, chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đa dạng về mặt chủng loại nhưng giá bán sản phẩm luôn cao hơn các sản phẩm cùng loại của Hà Tiên và xi măng Tây Đô. Nguyên nhân là do cước vận chuyển luôn cao hơn các doanh nghiệp khác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, đối với xi măng Hà Tiên, thế mạnh đặc trưng của họ là áp dụng công nghệ nghiền kín, tự động sàn lọc hạt có kích cỡ không phù hợp trở về đầu máy nghiền bằng công nghệ Trommel. Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng đối đa công suất của máy nghiền, tiết kiệm điện năng. Bên cạnh lợi thế về công nghệ, xi măng Hà Tiên tự khai thác đá vôi và đất sét để sản xuất clanhke tại nhà máy xi măng Hòn Chông huyện Kiên Lương để phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp này còn tồn tại một số yếu kém nhất định đó là chưa có giải pháp triệt để về vấn đề khói bụi thải ra trong quá trình khai thác đá vôi và nghiền xi măng, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, môi trường sống của rất nhiều người dân thuộc huyện Kiên Lương. Tình trạng này đã kéo dài rất lâu làm cho người dân vô cùng bức xúc, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của công ty nếu không nhanh chóng tìm cách khắc phục triệt để.

Bảng 4.2: So sánh các đối thủ cạnh trạnh hiện tại của Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô

Tiêu chí so sánh Xi măng Tây Đô Xi măng Holcim Xi măng Hà Tiên 1

Cơ sở vật chất Một trạm nghiền xi măng công suất 1.000.000 tấn/năm. Hệ thống sàng cát, rửa đá sản xuất bê tông sạch, 3 cảng nhập liệu, 6 si lô chứa nguyên liệu sức chứa 16.000 tấn xi măng.

4 nhà máy xi măng, 12 trạmtrộn bê tông hiện đại, cảng biển, cảng sà lan sông, 2 tàu hàng hải với tải trọng 8.500 tấn/tàu.

2 nhà máy sản xuất xi măng và 4 trạm nghiền xi măng.

Nguồn lực tài chính Trung bình Mạnh Mạnh

Nguồn nhân lực Trên 300 công nhân viên . 1.500 người Khoảng 600 nhân viên

Vị trí địa lý Gần trung tâm thành phố, sát bờ sông Hậu rất thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy.

Thuận lợi, gần cảng biển, cảng sông thuận lợi cho quá trình xuất nhập hàng hóa sản xuất.

Nhà máy gần tuyến quốc lộ chính, dễ vận chuyển hàng hóa cả đường bộ lẫn đường thủy.

Năng lực sản xuất 1.000.000 tấn/năm 5.800.000 tấn/năm 7.300.000 tấn/năm.

Công nghệ sản xuất Máy nghiền bi 55 tấn/giờ. Phương pháp phân ly Osepa – Nhật. Lọc bụi công nghiệp Fuller - Mỹ. Dây chuyền đóng bao tự động 180 tấn/giờ.

Hệ thống sử dụng năng lượng nhiệt thải để phát điện công suất 6,3 MW, hệ thống lọc bụi tay áo thân thiện với môi trường.

Áp dụng chu trình kín, tự động loại phần hạt có kích cỡ không đạt chuẩn đưa trở lại máy nghiền bằng công nghệ Trommel.

Nguyên liệu đầu vào Mua trong nước và nhập khẩu Tự sản xuất clanhke Tự sản xuất và nhập khẩu Sản phẩm 2 sản phẩm đặc trưng là PCB 30 và

PCB 40.

Đa dạng, chất lượng cao, chứng nhân hợp quy CR trên bao bì .

đa dạng, đáp ứng với chỉ tiêu chất lượng của từng công trình. Giá bán lẻ PCB 30: 1.376.000 đồng/tấn PCB 40: 1.543.000 đồng/tấn PCB 30: 1.538.000 đồng/tấn PCB 40: 1.710.000 đồng/tấn. . PCB 30: 1.200.000 đồng/tấn. PCB 40: 1.700.000 đồng/tấn.

4.2.2.2 Khách hàng

Đối tượng khách hàng mà công ty đã và đang hướng đến trong chiến lược kinh doanh của mình và chủ yếu thuộc khu vực miền Tây với câu slogan

rất quen thuộc đối với mọi người: “Xi măng chất lượng cao của người dân Nam Bộ”. Công ty luôn cố gắng hết sức để tạo được ấn tượng tốt và lòng tin

từ phía khách hàng. Hiện nay, công ty đã có được một lượng khách hàng khá lớn và ký được các hợp đồng lâu dài và hầu hết khoảng trên hai phần ba lượng xi măng được cung cấp tại các tỉnh thành phía Nam. Các khách hàng thân thiết của công ty bao gồm các nhà thầu, chủ công trình và đặc biệt là các nhà phân phối lớn rộng khắp tỉnh thành tại khu vực ĐBSCL. Trong tương lai, công ty có dự định sẽ bắt đầu khai thác thị trường từ Thành phố Vũng Tàu trở ra miền Trung bởi vì như vậy công ty sẽ tận dụng được chi phí vận chuyển nguyên liệu đá pu và việc cung cấp các sản phẩm xi măng đầu ra tại khu vực đầy tiềm năng này.

Theo số liệu thống kê từ phòng kinh doanh cho thấy các đối tượng khách hàng phân theo cơ cấu sản lượng chiếm tỷ trọng cao nhất là chủ nhà thầu các công trình chiếm 45% chủ

yếu rơi vào các công trình dân sinh, nhà nước đòi hỏi chất lượng xi măng tốt, ổn định…Đối với các nhà phân phối lớn tập trung tại miền Tây, đặc biệt là thành phố Cần Thơ và Hậu Giang chiếm tỷ trọng 40% sản lượng tiêu thụ của công ty. Và cuối cùng là các khách hàng nhỏ lẻ bao gồm các đại lý và các khách hàng mua với khối lượng lớn có thể ký hợp đồng tại công ty chiếm một phần nhỏ 15%. Nhìn vào cơ cấu trên có thể thấy đối tượng mà công ty muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các nhà phân phối.

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô

Hình 4.1: Cơ cấu khách hàng của công ty trong giai đoạn 2010 - 2013

45%

40% 15%

Các nhà thầu công trinh Nhà phân phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.3 Nhà cung ứng của công ty

Tại Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô, đối với nguồn nguyên chính phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng là clanhke công ty chủ yếu mua trong nước, điển hình là công ty xi măng Hà Tiên, số ít còn lại nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Lý do công ty chủ yếu ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước là do sản phẩm chất lượng rất tốt, ổn định, màu sắc đẹp và do có quan hệ thương mại lâu dài nên giá cả cũng phải chăng. Bên cạnh đó, công ty cũng tận dụng được lợi thế đáng kể về chi phí vận chuyển và không bị vướng mắc bị các quy định rườm rà của Hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra, công ty còn mua các nguyên vật liệu phụ như đá pu, thạch cao từ các tỉnh thành và các doanh nghiệp chuyên khai thác tại các mỏ khoáng pu ở Vũng Tàu.Các nguyên liệu phụ khác phục vụ cho công tác đóng bao, bảo quản sản phẩm như vỏ bao được công ty Cổ phần SADICO cung cấp. Nguồn cung này đảm bảo chất lượng, ổn định, giá rẻ do cùng là đối tác liên doanh hiện tại.

Nguồn: Trung tâm cung ứng nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô

Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm các nguồn cung ứng của công ty

4.2.2.4 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Trong thời gian qua, công ty được nhận rất nhiều lợi ích từ phía Chính phủ trong quá trình HĐKD. Chính phủ có những biện pháp về thuế quan nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như clanhke, khoản thuế này giảm xuống còn 10% (trước đó là 25%) để tạo điều kiện về mặt giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước, thúc đẩy ngành công nghiệp mang tính chiến lược này phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt nguyên liệu đầu

60% 20% 15% 5% Clanhke Thạch cao Đá pu Khác

măng. Nguyên nhân chính là do đây là ngành mang tính chiến lược cần có những biện pháp phù hợp để phòng ngừa sự gia tăng giá bất hợp lý làm thiệt hại đến người tiêu dùng.

4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 – 6/2014.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54 - 58)