Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 32)

3.1.3.1 Chức năng

Công ty cổ phần xi măng Tây Đô là công ty sản xuất xi măng chất lượng cao, chuyên sản xuất xi măng PCB 30, PCB 40 và xi măng công nghiệp PCB 50 thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, tăng cường tính chống xâm thực, ăn mòn…cung cấp sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người dân Nam Bộ.

Công ty được phép nhập khẩu nguyên liệu chính thức clanhke, nguyên liệu phụ thạch cao, đá pu từ nước ngoài khi nguồn hàng trong nước không đáp ứng đủ cho nhà máy hoạt động.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

Quy hoạch, xây dựng, quản lý và vận hành một trạm nghiền xi măng lớn nhất khu vực phía Nam, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cần thiết và một cầu cảng cần thiết để tiếp nhận nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Công ty chủ động thiết lập kế hoạch các loại nguyên liệu như clanhke, thạch cao và chất phụ gia cần thiết khác để đảm bảo hoạt động sản xuất được ổn định.

Là đơn vị chuyên sản xuất xi măng và vật liệu kết dính khác, được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ giao phó nhiệm vụ sản xuất và cung ứng xi măng cho toàn thị trường miền Nam, đặc biệt là điều tiết thị trường xi măng khu vực thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, công ty luôn làm tròn trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Đảng và nhà nước bằng việc trích nộp đầu đủ và kịp thời các loại thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…

3.1.3.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty

Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về KQHĐKD trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi để tái sản xuất đầu tư và mở rộng.

Bảo toàn và phát triển vốn được giao, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của nhà nước và tự chịu trách nhiệm về việc điều hành kết quả hoạt động kinh doanh của mình trước Hội đồng quản trị và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm 2014, công ty đặt ra mục tiêu tiêu thụ được 700.000 tấn xi măng. Không bao giờ xảy ra bất cứ khiếu nại hợp lý nào của khách hàng về chất lượng sản phẩm, hay liên quan đến việc giao hàng trễ. Đảm bảo các chỉ tiêu liên quan đến môi trường như: nước thải, nồng độ bụi, tiếng ồn, chiếu sáng, vi khí hậu,… phù hợp theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đảm bảo không xảy ra tai nạn nghề nghiệp nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của công nhân.

22 3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: www.ximangtaydo.com.vn

3.1.5Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.5.1 Đại hội đồng cổ đông

-Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là nơi có quyết định cao nhất trong công ty.

-Đưa ra quyết định về loại và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán.

-Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên Ban kiểm soát (BKS).

-Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

3.1.5.2 Ban kiểm soát

-Thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty. -Kiến nghị HĐQT và đại hội cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành HĐKD.

-Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty.

3.1.5.3 Hội đồng quản trị

-Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc quyền của đại hội cổ đông.

-Quyết định giá chào bán hoặc mua lại cổ phiếu.

-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và các người quản lý khác.

-Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời gian và thủ tục trả, xử lý lỗ trong kinh doanh.

3.1.5.4 Tổng giám đốc

-Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động kinh doanh trong công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của đại hội cổ đông, của công ty và các quy định của pháp luật.

-Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. -Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

-Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

-Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi được HĐQT ủy quyền bằng văn bản.

3.1.5.5 Phó tổng giám đốc

-Trợ lý tham mưu cho giám đốc.

-Làm các phần việc chuyên môn do Tổng giám đốc phân công. -Thay thế khi Tổng giám đốc vắng mặt.

3.1.5.6 Trung tâm tài chính

-Lập, quản lý, phân tích, xử lý tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. -Thống kê, cung cấp số liệu theo yêu cầu.

-Tham mưu cho Tổng giám đốc trong đầu tư, quản lý, theo dõi tình hình đầu tư tài chính và các hoạt động trong điều hành sản xuất kinh doanh.

-Kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm quy định của nhà nước.

3.1.5.7 Trung tâm nhân sự

-Tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện các chế độ cho người lao động như lương bổng, trợ cấp, bảo hiểm và các khoản phúc lợi khác.

-Thực hiện hoạch địch nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công ty.

-Xây dựng những quy định, quy chế, theo yêu cầu công tác quản lý trên cơ sở phù hợp với pháp luật.

3.1.5.8 Trung tâm sản xuất

-Quản lý thiết bị điều hành sản xuất theo kế hoạch của công ty. -Lập nhu cầu vật tư, thiết bị.

-Kiểm soát sự hư hỏng của máy móc, trang thiết bị, dụng cụ trong công ty.

3.1.5.9 Trung tâm marketing

-Thu thập, nghiên cứu thông tin thị trường và kịp thời tham mưu cho Tổng giám đốc, đồng thời tổ chức kế hoạch xây dựng cho việc phát triển thị trường, các chiến lược về giá.

-Theo dõi đánh giá năng lực đại lý, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng.

3.1.5.10 Trung tâm kiểm soát chất lượng

-Xây dựng các phương pháp thử nghiệm, xác lập các yêu cầu, tổ chức đánh giá và giám sát chất lượng các loại nguyên liệu, các sản phẩm xi măng.

-Duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại phòng thí nghiệm. -Tổ chức đánh giá, giám sát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

3.1.5.11 Trung tâm quan hệ công chúng đầu tư

-Thực hiện công tác quản lý đất đai của công ty, các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản.

-Quản lý cổ đông và các hoạt động của công ty cổ phần.

-Tổ chức, thực hiện lập thủ tục đăng ký tham gia các giải thưởng về chất lượng, thương hiệu, vinh danh doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho các chương trình xã hội,… theo yêu cầu của đơn vị tổ chức giải.

-Thực hiện công tác quản trị mạng đối với trang thông tin điện tử của công ty.

3.1.5.12 Trung tâm tiêu thụ

-Nhận thông tin từ khách hàng, xuất hóa đơn kịp thời cho khách hàng. -Theo dõi, thống kê kịp thời lượng hàng tiêu thụ của từng đại lý, từng địa phương, từng thời điểm. Tổ chức quản lý tốt các đơn hàng, hóa đơn, chứng từ bán hàng.

-Quản lý chặt chẽ lượng xi măng xuất cho khách hàng.

3.1.5.13 Trung tâm cung ứng nguyên liệu

-Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về xây dựng các phương án và kế hoạch cung ứng các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất.

-Giám sát việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên liệu và báo cáo kết quả hoạt động kịp thời cho Tổng Giám Đốc.

-Đánh giá, lựa chọn và giám sát các nhà cung ứng.

3.1.5.14 Trung tâm thiết bị phụ tùng

-Lập kế hoạch mua và tổ chức việc mua vật tư, thiết bị, dịch vụ phục vụ sản xuất xi măng.

-Tổ chức bảo quản, cấp phát, kiểm tra việc sử dụng vật tư thiết bị.

3.1.5.15 Trung tâm hành chánh

-Thực hiện công tác lễ tân, đón tiếp khách đến làm việc.

-Trang bị dụng cụ văn phòng và phục vụ công tác đối nội, đối ngoại. -Quản lý trong các lĩnh vực: bảo vệ, tạp vụ, nhà ăn, bếp ăn tập thể 3.2 PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔPHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ

Trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả HĐKD của một doanh nghiệp, các yếu tố cần phân tích trước tiên là môi trường bên trong của doanh nghiệp, bởi vì nó quyết định đến quy mô doanh nghiệp, là một

công ty cổ phần xi măng Tây Đô, các yếu tố nguồn lực bên trong công ty bao gồm: uy tín và thương hiệu của công ty, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực… Các yếu tố này hỗ trợ và tương tác lẫn nhau, có tác động mạnh đến kết quả HĐKD và quyết định sự thành bại của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3.2.1Thương hiệu và thị phần của công ty trên thị trường

Xi măng Tây Đô có thể nói là một thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi các sản phẩm cung cấp rất đa dạng bao gồm nhiều chủng loại, mẫu mã và cách thức đóng gói, bao bì phù hợp với mọi công trình, yêu cầu và lợi ích của khách hàng. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm tốt, các dịch vụ bán hàng được cung cấp rất chu đáo, có nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa các nhu cầu của khách hàng trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, tại thị trường năng động và có nhiều cơ hội cho công ty lại có rất nhiều thương hiệu mạnh trong nước cũng chen chân vào chia phần. Biểu đồ dưới đây thống kê toàn bộ thị trường xi măng với các thương hiệu Holcim, Vicem Hà Tiên và các công ty khác.

Nguồn: Hiệp hội xi măng Việt Nam

Hình 3.2: Thị phần của các thương hiệu xi măng khu vực ĐBSCL Hiện tại, công ty đang chiếm giữ một thi phần khá lớn tại các tỉnh ĐBSCL, cụ thể là 23% trong tổng số trên 10 công ty tham gia cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, Xi măng Holcim một thương hiệu xi măng nổi tiếng của Thụy Sĩ chiếm 10%, xi măng Hà Tiên 25% một công ty trực thuộc Tổng công ty xi măng Viêt Nam và 34% còn lại tập trung vào các thương hiệu ở miền Bắc và Trung như xi măng Sông Thao, xi măng Fico Bắc Ninh, xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa và các thương hiệu xi măng khác cũng tham gia chia một miếng bánh béo bở của thị trường đầy tiềm năng này.

10% 25% 23% 42% Holcim Hà Tiên Tây Đô Các công ty khác

Với phương châm kinh doanh: “Xi măng chất lượng cao của người dân Nam Bộ” đã phần nào cho thấy thương hiệu xi măng Tây Đô đã và đang cố

gắng khẳng định mình trong lòng người dân miền sông nước. Khi nhắc đến sản phẩm xi măng thì đại đa số người dân ở ĐBSCL nói chung và TPCT nói riêng điều nghĩ ngay đến thương hiệu xi măng Tây Đô. Với mục tiêu mang đến chất lượng cao nhất cho các công trình, trong thời gian qua công ty đã từng bước sử dụng các quy trình sản xuất với quy mô công nghệ tiên tiến, sử dụng thành công các hệ thống quản lý về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm, công ty còn chú ý đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện nay, công ty là doanh nghiệp đầu tiên trong thị trường xi măng ĐBSCL có trạm bảo hành cho sản phẩm của mình, nhằm xử lý mọi vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi có nhu cầu. Chính các yếu tố trên đã tạo nên hình ảnh một thương hiệu đẹp trong lòng khách hàng, đồng hành với mọi công trình ở hiện tại và trong tương lai.

3.2.2Nguồn lực tài chính

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần xi măng Tây Đô những năm gần đây có chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2012 tăng 2.880 triệu đồng, tức là tăng 1,72% so với năm 2011. Năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 6.080 triệu đồng. Thực trạng trên cho thấy, trong 3 năm qua công ty không ngừng phát triển, cố gắng tạo được niềm tin cho nhà đầu tư để mở rộng nguồn vốn của công ty. Tương tự nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của công ty liên tục tăng trong 3 năm qua cho thấy quy mô của công ty ngày càng được mở rộng đầu tư sản xuất. Chẳng hạn, năm 2012, tổng tài sản tăng 38.580 triệu đồng, tức tăng 12,49% so với năm 2011. Năm 2013, con số này tiếp tục tăng thêm 13.260 triệu đồng tức tăng thêm 3,66 % so với năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã và đang đang đầu tư thêm nguồn vốn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai do đang kinh doanh có hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS):Nếu như năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu của công ty là 6,09%, tức trong một trăm đồng doanh thu các cổ đông sẽ nhận được 6,09 đồng lãi ròng, tỷ số này cao hơn khá nhiều so với chỉ tiêu ROS trung bình ngành khi nó chỉ đạt là 3,7%. Sang năm 2012, ROS có phần giảm nhẹ hơn so với năm 2011 khi nó đạt được là 5,92 đồng trên một trăm đồng doanh thu tạo ra. Điều này chứng tỏ sau một năm công ty đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu nhưng chưa

giảm còn 2,1%. Vì vậy, qua phân tích trên có thể khẳng định rằng tỷ suất lãi ròng của công ty giảm nhưng được đánh giá đạt trong năm 2012 là khá tốt. Trong năm 2013, chỉ số ROS của công ty tiếp tục tăng trở lại, đạt con số 6,56 %. Nguyên nhân là do trong năm 2013, công ty tiếp tục đẩy mạnh vào việc tiêu thụ sản phẩm PCB 40 có tỷ suất lãi ròng cao, kết hợp với việc các chỉ tiêu chi phí bán hàng, chi phí QLDN giảm nên công ty nâng được chỉ tiêu ROS lên mức cao hơn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết cứ một trăm đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho các cổ đông. Qua số liệu thống kê của công ty cho thấy chỉ tiêu ROA được công ty cải thiện tương đối tốt. Năm 2011, ROA đạt 12,97% nguyên nhân là do công ty chủ động được tình hình, cải thiện được doanh số, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành. Sang năm 2012, chỉ tiêu này giảm còn 11,98%. Điều này nói lên rằng việc quản lý, sử dụng các loại tài sản đang mất dần tính hiệu quả, đầu tư mua sắm nhiều nhưng lợi nhuận sinh ra từ việc đầu tư này là thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh với chỉ số trung bình ngành 4,1% năm 2011 và 4,9 % năm 2012 thì chỉ số này của công ty trong cả 2 năm đều đạt. Tuy nhiên, trong năm 2013 chỉ số này tăng trở lại đạt con số 12,94% và được đánh giá là rất tốt.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xi măng tây đô trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)