XI MĂNG TÂY ĐÔ
5.2.2 Giải pháp kiểm soát chi phí
5.2.2.1 Giải pháp kiểm soát giá vốn hàng bán
Các chi phí cấu thành giá vốn hàng bán bao gồm các khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như vậy, để kiểm soát được giá vốn hàng bán thì công ty phải lần lượt kiểm soát được các khoản chi phí kể trên.
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hiện tại công ty đang chủ yếu mua nguồn clanhke trong nước. Do đó, công ty phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung ứng về cả 2 yếu tố sản lượng và giá mua. Vì vậy, công ty nên có kế hoạch tìm kiếm nhiều nhà cung ứng clanhke trong nước khác nhau hoặc trong tương lai có thể tự sản xuất được clanhke phục vụ cho quá trình tạo ra sản phẩm xi măng của công ty đồng thời tránh phụ thuộc vào khâu thu mua nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, công ty còn phải đảm bảo được nguồn dự trữ nguyên liệu đầu vào để tránh hiện tượng sốt nguyên liệu làm giá thị trường tăng tác động đến giá vốn hàng bán, hoặc có thể làm gián đoạn đến quá trình hoạt động của công ty.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty nên có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý, hỗ trợ thêm suất cơm trưa để đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ doanh nghiệp mà còn có thể khuyến khích được động lực, tinh thần làm việc của công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động.
Đối với chi phí sản xuất chung: Công ty cần đầu tư các máy móc công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao vừa tiết kiệm được nhiên liệu vừa cắt giảm được một số chi phí không cần thiết khác. Thêm vào đó, công ty nên tận dụng hết tối đa công suất của máy, tránh tình trạng ngưng hoạt động giữa chừng bởi vì tốn rất nhiều nhiên liệu khi vận hành lại. Ngoài ra, công ty nên đào tạo một đội ngũ kỹ sư lành nghề để có thể kịp thời sửa chữa máy móc thiết bị khi cần thiết.
5.2.2.2 Giải pháp kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí QLDN là một việc làm hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp. Việc kiểm soát 2 khoản mục chi phí này có thể thông qua các giải pháp như: xác định định mức sử dụng điện cụ thể, tuyên truyền nhắc nhở người lao động phải có ý thức bảo vệ tài sản chung, tránh gây lãng phí. Từ đó công ty có thể cắt giảm được các khoản tiêu hao bất hợp lý trước đây.
Đối với công tác bán hàng, công ty nên đặc biệt chú trọng hai khoản là chi phí quảng cáo và chi phí vận chuyển. Công ty chỉ nên bỏ tiền ra để quảng cáo đến người tiêu dùng các mặt hàng chủ lực mà công ty muốn phát triển. Chi phí cho công tác vận chuyển xi măng công ty bỏ ra phải được tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng, đảm bảo tận dụng tối đa năng lực chở của phương tiện vận tải.
5.2.2.3 Giải pháp kiểm soát chi phí hoạt động tài chính
Trong cơ cấu chi phí hoạt động tài chính của công ty, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất. Vì vậy, để hạn chế các khoản lãi vay phải trả công ty nên có kế hoạch tăng vốn cổ phần từ các cổ đông nhằm hạn chế vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Mặt khác, công ty nên tập trung tìm cách giải quyết các khoản nợ động lâu năm của các doanh nghiệp đối tác nhằm khắc phục tình trạng nguồn vốn của công ty bị họ chiếm dụng. Như vậy, cơ cấu vốn của công ty được tăng cường và cũng góp phần giảm được gánh nặng lãi vay phải trảtrong tương lai.
5.2.2.4 Giải pháp kiểm soát chi phí khác
Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tổng chi phí của công ty. Tuy nhiên, sự biến động của nó cũng tác động một phần đến tổng chi phí. Vì vậy, nếu chúng ta làm chủ được nó cũng có thể giảm được một phần nào tổng chi phí của công ty. Một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát khoản chi phí này là công ty nên cố gắng không để vi phạm bất cứ hợp đồng nào, hoặc nộp thuế đúng thời hạn quy định để tránh bị phạt. Ngoài ra, khi công ty có nhu cầu thanh lý tài sản thì cần phải có một hội đồng thẩm định chuyên nghiệp để định giá để tránh bán lỗ gây thiệt hại đến toàn công ty.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ