0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Sự biến động của chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 (Trang 46 -46 )

XI MĂNG TÂY ĐÔ

3.3.3 Sự biến động của chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phân xưởng sản xuất như gồm chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc ở các nhà xưởng, chi phí quản lý hành chánh ở các nhà xưởng và các chi phí khác liên quan đến bộ phận sản xuất.

Nhìn chung, chi phí này qua các năm đều tăng theo sản lượng sản xuất. Cụ thể là trong năm 2012 khoản chi phí này có bước tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2011, sang năm 2013 chi phí tiếp tục tăng đến 78.085.810 ngàn đồng, tức tăng 5,79% về giá trị tương đối so với năm 2012. Đây là khoản chi phí cũng tương đối quan trọng, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm của công ty.

Tóm lại, trong giai đoạn năm 2011 – 2013, tổng các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm đều tăng. Trong đó, mức tăng của chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh hơn so với 2 loại chi phí còn lại. Cụ thể, năm 2012, tổng chi phí nguyên liệu tăng 24.108.059 ngàn đồng tương đương với 6,17% so với năm 2011. Năm 2013, mức độ tăng có phần giảm nhẹ, tức là chỉ tăng 2,39% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này là năm 2012 giá clanhke và thạch cao trong nước có phần tăng do thiếu hụt nguồn cung, công ty mua nhập kho sẵn nguồn nguyên liệu chính nhằm phòng ngừa tình trạng sốt nguyên liệu. Vì vậy, công ty nhập nguồn nguyên vật liệu chính này trong năm 2013. Đối với hai khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung cũng liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc gia tăng các loại chi phí này là do đẩy mạnh nâng cao năng suất hoạt động của nhà máy, tạo ra sản lượng sản xuất thành phẩm nhiều hơn các năm trước đó. Vì vậy, giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng không bị tác động nhiều bởi các khoản mục chi phí này.

Bảng 3.4: Chi phí cấu thành giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: 1.000 đồng

Nguồn: Trung tâm tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô

Khoản mục chi phí Năm Chênh lệch năm 2012/2011 Chênh lệch năm 2013/2012

2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Chi phí nguyên vật liệu 390.514.399 414.622.458 424.484.114 24.108.059 6,17 9.861.656 2,39 Chi phí nhân công trực tiếp 56.326.514 57.036.639 62.234.374 710.125 1,26 5.197.735 9,11 Chi phí sản xuất chung 115.195.087 118.676.929 127.341.678 3.481.842 3,02 8.664.749 7,30 Tổng chi phí 562.036.000 605.336.026 614.060.166 43.300.026 14,29 23.724.140 18,80

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XI MĂNG TÂY ĐÔ 4.1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XI MĂNG VIỆT NAM

4.1.1Phân tích tình hình sản xuất toàn ngành

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta. Đến nay đã có khoảng trên 100 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 60 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập trung nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 31 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 39 triệu tấn/năm, 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 8 triệu tấn/năm, khoảng 21 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clanhke trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clanhke).

Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. Đa số tập trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam. Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt. Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật liệu đầu vào, do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp miền Nam thì ngược lại.

Đối với vấn đề nguyên vật liệu đầu vào như clanhke, thạch cao, đá pu, than đá đã cung cấp cho quá trình sản xuất xi măng tăng đều qua các năm. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu clanhke từ nhà cung ứng nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các doanh nghiệp có mối quan hệ thương mại khắng khít với các doanh nghiệp Thái Lan. Mặt khác, chất lượng clanhke nhập khẩu khá ổn định, vận chuyển thuận lợi, giá cả cao

hơn clanhke vận chuyển từ phía Bắc vào không nhiều. Chẳng hạn, Holcim nhập khẩu với giá CIF tại cảng Thị Vải 42,938 USD/tấn, tương đương với giá clanhke vận chuyển từ nhà máy xi măng Thăng Long, Hạ Long vào (khoảng 915 ngàn đồng/tấn cả thuế). Hà Tiên 1 nhập clanhke giá FOB cộng chi phí vận chuyển về cảng Bến Nghé bình quân là 45 USD/tấn, cao hơn giá vận chuyển clanhke từ phía Bắc vào khoảng 40 - 50 ngàn đồng/tấn. Tuy nhiên việc cung cấp, vận chuyển clanhke từ Bắc vào có một số yếu tố chưa khẳng định được tính cạnh tranh. Các cơ sở cung cấp clanhke phía Bắc chưa có chứng nhận hợp quy, màu sắc clanhke không đẹp, khi sử dụng phải pha trộn phức tạp. Tính chuyên nghiệp trong cung cấp, bán hàng chưa cao, tính đảm bảo cung cấp ổn định cũng không cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố cộng với việc các nhà máy nằm sâu trong nội địa thì chi phí vận chuyển lớn.

4.1.2Cung cầu sản lượng xi măng năm 2013

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt do tình trạng cung vượt cầu đang diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình khó khăn của toàn ngành như: chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công, sự trầm lắng của thị trường bất động sản, xây dựng. Các ngân hàng đã dừng không ưu tiên cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản. Do đó, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng sụt giảm đáng kể. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong toàn ngành.

Theo thống kê của Hiệp hội xi măng Việt Nam cho thấy: Năm 2011, tổng sản lượng xi măng sản xuất trong toàn ngành là 65,5 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm 2010 tức là tăng 3,15%. Nguyên nhân của sự tăng sản lượng cung là do có một số nhà máy được Chính phủ bảo lãnh bắt đầu đi vào hoạt động, nâng tổng công suất thiết kế lên 67 triệu tấn/năm. Trong khi đó, sản lượng xi măng tiêu thụ thời điểm này có phần giảm so với năm 2010. Cụ thể, năm 2010 được xem là cột mốc đáng nhớ đối với toàn ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng với tổng sản lượng tiêu thụ đạt con số 53,2 triệu tấn/năm cao nhất từ trước đến nay. Như vậy năm 2011 sản lượng tiêu thụ đã giảm 1,79% tương đương giá trị sản lượng là 0.9 triệu tấn. Lý do của sự sụt giảm này là ảnh hưởng chung của nền kinh tế, thị trường bất động sản chưa được khôi phục, sức mua của người dân giảm do thắt chặt chi tiêu.

Tiếp đến năm 2012, tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành tiếp tục theo chiều hướng tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, sản lượng sản xuất năm 2012 là 67,2 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn về tuyệt đối và 2,6% về tương đối.

Trong khi đó, tổng công suất thiết kế thời điểm này là 70 triệu tấn/năm cho toàn ngành. Nguyên nhân chính của sự tăng mạnh này là do năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy xi măng đi vào hoạt động, nâng dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng. Về tiêu thụ, cả năm 2012 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 55,1 triệu tấn, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 45,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 9,6 triệu tấn, lượng tồn kho còn lại là 12,1 triệu tấn. Nguyên nhân là trong toàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Chính phủ thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sức mua của nền kinh tế giảm nên sản lượng tiêu thụ cũng có phần giảm theo. Tuy nhiên, ngành xi măng lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt nên công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng, cung vượt xa cầu dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng là điều khó tránh khỏi.

Sang năm 2013, các doanh nghiệp đã bắt đầu giảm công suất hoạt động thấp hơn bình thường để giải quyết tình trạng cung vượt quá cầu, vấn đề tồn kho và giảm áp lực cạnh tranh gay gắt. Vì thế, sản lượng sản xuất năm 2013 giảm 1,4% so với năm 2012, tức chỉ còn 65,8 triệu tấn/năm. Trong khi năng lực sản xuất giảm do tình hình bất ổn của thị trường thì sản lượng tiêu thụ có dấu hiệu tăng đáng kể 6 triệu tấn trong đó xuất khẩu tăng 5,4 triệu tấn. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng tiêu thụ này chưa hẳn là một dấu hiệu tích cực. Bởi vì trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012, lượng cung vượt quá xa cầu nên đa số các công ty cố gắng đẩy mạnh lượng tiêu thụ bằng nhiều hình thức khuyến mãi như: thưởng xi măng hiện vật, hỗ trợ phí vận chuyển, giảm giá bán…Trong xuất khẩu thì xảy ra hiện tượng giảm giá không lành mạnh, chỉ tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài ép giá ta, gây thiệt hại chung cho toàn ngành.

Bảng 4.1: Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ trong giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: triệu tấn CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

Sản xuất 63,5 65,5 67,2 65,8

Tiêu thụ 53,2 52,3 55,1 61,1

Nguồn: Bộ Xây Dựng

4.1.3Dự báo sản lượng cung cầu năm 2014

Năm 2014 tình hình kinh tế được nhận định vẫn còn nhiều khó khăn, trên cơ sở ước sản lượng tiêu thụ năm 2013, căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây Dựng

đã tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2014 khoảng 62 - 63 triệu tấn, tăng 1,5 - 3% so với năm 2013. Trong đó sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 48,5 - 49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5 - 14 triệu tấn. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất các nhà máy xi măng đang hoạt động đạt trên 70 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2014 cả nội địa và xuất khẩu, theo kế hoạch, cuối năm 2014 sẽ có 4 nhà máy xi măng mới được đưa vào hoạt động (Công Thanh, Đồng Lâm, Thạch Mỹ, Trung Sơn) với tổng công suất là 7,5 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2015, công suất của các nhà máy xi măng trên cả nước sẽ đạt khoảng 81 triệu tấn.

4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4.2.1Môi trường vĩ mô 4.2.1Môi trường vĩ mô

4.2.1.1 Môi trường kinh tế

Theo số liệu từ tổng cục thống kê cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, trong đó tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho toàn ngành kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng.

Bên cạnh sự tăng trưởng của GDP thì mức lạm phát của Việt Nam vẫn đang tiếp tục được kiềm chế qua các năm. Nếu như năm 2011 tình hình lạm phát ở mức khá cao đạt con số 18,13% thì đến năm 2012 lạm phát giảm xuống còn 6,81%. Vì vậy với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp như: chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Thêm vào đó, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng có xu hướng tăng người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu vật liệu xây dựng có xu hướng giảm mạnh. Năm 2013, hiện tại lạm phát đã được kiềm chế, duy trì ở mức một con số tức đạt 6,04%. Như vậy với việc thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và việc cắt giảm đầu tư công, ngân hàng giảm ưu tiên cho vay vào các lĩnh vực bất động sản. Thêm vào đó tình trạng cung vượt cầu quá nhiều dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung vàsản xuất xi măng nói riêng rất có thể sẽ phải tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới.

4.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật

Đa số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng đều không có sẵn nguồn vốn tự có mà phải dùng vốn vay là chính, trừ các dự án thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam là có sự hỗ trợ một phần vốn tập trung từ các doanh

nghiệp thành viên. Theo quyết định (QĐ) số 164/2010/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ thì nguồn vốn đầu tư cho các dự án xi măng được huy động từ các nguồn vốn: vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần… Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng một số hạng mục công trình, hạ tầng ngoài hàng rào đối với nhà máy có các dự án xi măng đầu tư trên địa bàn khó khăn.

Bên cạnh các vấn đề về nguồn vốn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước phải tuân thủ các điều kiện về môi trường, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương đề ra.

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là tình hình chính trị tại Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận là rất ổn định. Vì thế, Việt Nam luôn là một quốc gia đầy tiềm năng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn vay để hỗ trợ nâng cao sản xuất và tiếp nhận những công nghệ hiện đại tiên tiến, mức độ tự động hóa cao từ các nước có nền công nghiệp sản xuất xi măng nổi tiếng trên thế giới.

4.2.1.3 Môi trường quốc tế

Sau một chặng đường dài phục hồi và phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã tạo được vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới thể hiện qua việc kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chính vì vậy đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện vào môi trường quốc tế đầy năng động và sáng tạo, thể hiện qua Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN (1995), APEC (1998), thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007) và nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế khác…Gần đây nhất là Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP với 12 nước thành viên. Như vậy, trong thời gian tới Việt Nam tập trung đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo cơ hội cho ngành công

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 (Trang 46 -46 )

×