7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các bản báo cáo của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex (báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu hàng hóa…) và các tài liệu có liên quan do công ty cung cấp. Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn: niên giám thống kê, sách, báo, tạp chí, mạng internet…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh 2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu gốc, từ đó đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích và kỳ gốc để thấy được mức độ, qui mô phát triển....
Mức chênh lệch = chỉ tiêu năm phân tích (i) - chỉ tiêu năm gốc (i-1)
* Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc, thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để thấy được tốc độ tăng trưởng, chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
Xác định % chênh lệch:
2.2.2.2 Phương pháp dùng biểu bảng, đồ thị và biểu đồ
Bảng phân tích được thiết kế theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Bảng dùng trong phân tích kinh tế để phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có quan hệ với nhau.
% Chênh lệch Mức chênh lệch
Mức đạt của năm gốc (i-1)
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Đồ thị, biểu đồ sử dụng trong phân tích kinh tế để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số.
2.2.2.3 PHÂN TÍCH SWOT
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô để đưa ra các cơ hội (O) và nguy cơ (T) và môi trường bên trong hay môi trường nội bộ để thấy được các mặt mạnh (S) và mặt yếu (W) mà doanh nghiệp phải đối mặt để làm cơ sở cho việc đề xuất chiến lược kinh doanh. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên chiến lược chọn thực hiện.
Ma trận SWOT giúp đưa ra sự liên kết từng cặp hay sự liên kết các yếu tố lại với nhau nhằm khai thác tốt nhất cơ hội bên ngoài, giảm bớt những đe dọa, phát huy mặt mạnh và khắc phục điểm yếu kém.
Bốn chiến lược theo ma trận SWOT đề ra là:
- Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S/O): Phát huy thế mạnh bên trong tận dụng cơ hội bên ngoài để phát triển.
- Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (S/T): Phát huy điểm mạnh để tránh những nguy cơ bên ngoài.
- Chiến lược điểm yếu - cơ hội (W/O): Tận dụng cơ hội nhằm hạn chế, khắc phục những yếu kém.
- Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (W/T): Khắc phục, sửa chữa những yếu kém nhằm hạn chế nguy cơ của tổ chức.
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
Bảng 2.1: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT MA TRẬN SWOT
Điểm mạnh (Strenghs) Điểm yếu (Weaknesses)
SWOT 1.
2.
1. 2.
Cơ hội (Opprortunities) Các chiến lược SO Các chiến lược WO
1. 2.
Sử dụng điểm mạnh để khai thác các cơ hội.
Dùng cơ hội để hạn chế các điểm yếu.
Nguy cơ (Threats) Các chiến lược ST Các chiến lược WT
1. 2. Phát huy điểm mạnh để né tránh nguy cơ. Khắc phục, sửa chữa những yếu kém nhằm hạn chế nguy cơ.
(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, 2005)
Các phương pháp nêu trên được vận dụng vào đề tài cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối dựa trên các chỉ tiêu kinh tế đồng thời kết hợp với phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích. Từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm cũng như thấy được những thành tựu và hạn chế của công ty hiện nay.
Mục tiêu 2: Phân tích SWOT nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex, từ đó có cái nhìn tổng quan trong việc định hướng chiến lược phát triển của công ty.
Mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex.
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trước năm 1992, Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Hậu Giang với ưu thế của một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là vùng đất phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Nhận thấy được lợi thế sẵn có về nguồn nguyên liệu thủy hải sản và theo quyết định của UBND tỉnh Hậu Giang, năm 1977, công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1978. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp đông lạnh Hậu Giang, đến năm 1983, xí nghiệp sát nhập với công ty Thủy sản Hậu Giang và xí nghiệp nước đá, đổi tên lại là Công ty chế biến Thủy sản Hậu Giang.
Sau năm 1992, tỉnh Hậu Giang được chia tách thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Công ty được phân về Sở Thủy sản Sóc Trăng (theo quyết định số 173/QDUBT.92 ngày 30/6/1992) và chính thức mang tên công ty Thủy sản Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Sóc Trăng (theo quyết định số 05/QD.TCCB.93 ngày 07/01/1993 của UBND tỉnh Sóc Trăng), tên giao dịch quốc tế “SOCTRANG
AQUATIC PRODUCTS & GENARAL IMPORT EXPORT COMPANY”, viết
tắt là Stapimex. Ngày 01 tháng 6 năm 2006, công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần và đổi tên thành công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, tên giao dịch quốc tế là SOC TRANG JOINT STOCK COMPANY, (tên viết tắt là Stapimex).
Địa chỉ: số 220, Quốc Lộ 1A, Phường 7 – TP Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng. Điện thoại: (079) 3822.164 – 3821.201.
Fax: (079) 3821.801.
Email: STAPIMEX-pkt@vnn.vn Website: www.STAPIMEX.com.vn
Stapimex luôn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng. Với đội ngũ công nhân lành nghề, hiệu quả mang lại
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex “năm sau cao hơn năm trước”, trang thiết bị hiện đại, công suất chế biến trên 50 tấn thành phẩm/ngày, công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động tại địa phương, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Hiện tại, công ty đã được cơ quan chất lượng hàng đầu Anh Quốc (SGS) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng
Chức năng của công ty là tổ chức thu mua, chế biến các mặt hàng thủy hải sản, chủ yếu là tôm đông lạnh. Thông qua hoạt động trên, công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm đáp ứng ngày càng cao và nhiều về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa phù hợp với thị trường quốc tế, góp phần tăng ngoại tệ cho Nhà nước và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao mức sống cho nhiều lao động. Đồng thời, thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể nhập khẩu một số phương tiện, máy móc phục vụ tiếp cho hoạt động sản xuất của mình và cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
3.2.2 Nhiệm vụ
Công ty chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm tạo thu nhập, tích lũy nguồn vốn kinh doanh cho công ty, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo mọi chi phí đầu tư, mở rộng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện chỉ tiêu sản xuất ngày càng cao, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết trong hoạt động nghiên cứu, khai thác nguồn hàng để tạo thuận lợi hơn về giá cả và chất lượng…, để cung ứng hàng hóa thông qua hợp đồng được ký kết nhiều hơn, dễ hơn.
3.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Võ Châu Nhật Duy 17
XÂY DỰNG THỦ TỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, R&D KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SP (XN AN PHÚ)
CẤP ĐÔNG & BAO GÓI SƠ CHẾ PHÂN CỠ CHẾ BIẾN NHẬP KHO TIẾP NHẬN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ SX GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ SX THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRƯỞNG PHÒNG TỔCHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH THU MUA NGUYÊN LIỆU XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG ĐẦU TƯ NTTS
LÊN KH ĐẦU TƯ, TÌM KIẾM NGUỒN VỐN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SP
(XN TÂN LONG)
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng)
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÂN TÍCH
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Ban Tổng Giám đốc: là những người đại diện cho công nhân quản lý công ty theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện tại, Ban Tổng Giám đốc của công ty gồm 4 người:
- Tổng Giám đốc (TGĐ): phụ trách chung mọi hoạt động của công ty. - 3 Phó Tổng Giám đốc (PTGĐ) được phân công nhiệm vụ như sau:
+ Một PTGĐ phụ trách hoạt động sản xuất: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất sản phẩm, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động sản xuất.
+ Một PTGĐ phụ trách hoạt động kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh doanh.
+ Một PTGĐ phụ trách đầu tư, thu mua: chịu trách nhiệm về công tácđầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động đầu tư và thu mua.
* Phòng đầu tư nuôi trồng thủy sản:
Chức năng của phòng Đầu tư nuôi trồng thủy sản là khảo sát mô hình nuôi và đầu tư cho các hộ nuôi thủy sản, bao tiêu sản phẩm, mua thức ăn, hóa chất…
* Phòng Kỹ thuật:
Phòng Kỹ thuật có các chức năng: quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của toàn công ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…; thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất khẩu.
* Phòng Kinh doanh:
Phòng Kinh doanh thực hiện các chức năng: trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội ngoại thương; tham dự các kỳ Hội chợ mà công ty tham gia nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
* Phòng Kế toán tài vụ:
Phòng Kế toán tài vụ chịu trách nghiệm quản lý tài chính của công ty: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày theo đúng quy định của Nhà nước, thống kê các khoản chi phí, có kế hoạch chi trả hợp lý để đảm bảo cung cấp kịp thời các khoản chi tiêu hàng ngày, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ có liên quan đến thanh toán, tín dụng, hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn có trách nhiệm tham mưu, báo cáo định kỳ cho Tổng Giám đốc về lãi, lỗ và hiệu quả kinh doanh, đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn một phương án tối ưu cho công ty về huy động và sử dụng vốn …. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn đảm nhiệm việc lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theođúng quy định của pháp luật.
* Phòng Tổ chức hành chính: có 2 chức năng chính
- Chức năng hành chính quản trị: tiếp nhận, phát hành công văn; hướng dẫn khách đến làm việc tại công ty; thực hiện việc đưa đón khách hàng, lãnh đạo công ty cũng như vận chuyển hàng hóa…và xây dựng cơ bản.
- Chức năng tổ chức nhân sự: tính toán chi trả tiền lương cho người lao động theo đúng quy định. Giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT cho người lao động; tuyển và đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong công ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lý theo dây chuyền chế biến.
* Xí nghiệp đông lạnh Tân Long và Xí nghiệp đông lạnh An Phú:
Nhiệm vụ của hai xí nghiệp đông lạnh Tân Long và An Phú là sản xuất chế biến các mặt hàng đông lạnh theo đúng quy trình của khách hàng đưa ra và kế hoạch sản xuất của công ty.
3.4 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.4.1 Đặc điểm sản phẩm 3.4.1 Đặc điểm sản phẩm
Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm.
Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng.
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
3.4.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng chuyên cung cấp các mặt hàng tôm đông lạnh với các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như Nobashi, Tôm tẩm bột, Sushi… Trong những năm gần đây, để đương đầu với tình trạng tôm nguyên liệu khan hiếm và sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhà máy khiến lợi nhuận giảm dần, mặt khác tận dụng nguồn lao động và tạo thêm việc làm cho công nhân, Stapimex đã chuyển mạnh sang chế biến các mặt hàng gia trị gia tăng từ tôm như tôm hấp còn đuôi (C-PTO), tôm thịt (PD), tôm thịt tươi còn đuôi (PDTO), tôm tẩm bột (Ebi-fry), tôm tẩm bột chiên (Tempura), tôm thịt còn đuôi ép duỗi (Nobashi)…Hiện các mặt hàng trên đang chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu (hơn 70 triệu USD) hằng năm của công ty. Sản phẩm truyền thống là tôm vỏ (HLSO) chỉ còn chiếm khoảng 4% giá trị xuất khẩu. Sản xuất hàng giá trị gia tăng có lợi ở chỗ khi ít nguyên liệu thì công ty vẫn hoạt động bình thường, vẫn duy trì việc làm cho công nhân và có lợi cho xã hội vì trong sản phẩm kết tinh nhiều lao động, công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn so với làm hàng sơ chế, các đơn hàng ổn định hơn. Bên cạnh đó, Stapimex cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tôm chân trắng lên 60% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp (con số này vào năm 2011 là 50%) khi mà nhu cầu tôm chân trắng