GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 32)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.4GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Hàng thủy sản có đặc tính là không để lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm.

Thành phẩm sau khi xuất xưởng của công ty là tôm đông lạnh các loại, có thời gian bảo quản và sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

3.4.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng chuyên cung cấp các mặt hàng tôm đông lạnh với các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như Nobashi, Tôm tẩm bột, Sushi… Trong những năm gần đây, để đương đầu với tình trạng tôm nguyên liệu khan hiếm và sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhà máy khiến lợi nhuận giảm dần, mặt khác tận dụng nguồn lao động và tạo thêm việc làm cho công nhân, Stapimex đã chuyển mạnh sang chế biến các mặt hàng gia trị gia tăng từ tôm như tôm hấp còn đuôi (C-PTO), tôm thịt (PD), tôm thịt tươi còn đuôi (PDTO), tôm tẩm bột (Ebi-fry), tôm tẩm bột chiên (Tempura), tôm thịt còn đuôi ép duỗi (Nobashi)…Hiện các mặt hàng trên đang chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu (hơn 70 triệu USD) hằng năm của công ty. Sản phẩm truyền thống là tôm vỏ (HLSO) chỉ còn chiếm khoảng 4% giá trị xuất khẩu. Sản xuất hàng giá trị gia tăng có lợi ở chỗ khi ít nguyên liệu thì công ty vẫn hoạt động bình thường, vẫn duy trì việc làm cho công nhân và có lợi cho xã hội vì trong sản phẩm kết tinh nhiều lao động, công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn so với làm hàng sơ chế, các đơn hàng ổn định hơn. Bên cạnh đó, Stapimex cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tôm chân trắng lên 60% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp (con số này vào năm 2011 là 50%) khi mà nhu cầu tôm chân trắng tại các thị trường nhập khẩu của công ty đang có xu hướng gia tăng. Mặt khác công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu tôm chân trắng quanh năm với giá ổn định trong lúc giá tôm sú cao và thất thường, nguồn cung không ổn định.

3.4.3 Quản lý chất lượng sản phẩm

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn chú trọng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), vệ sinh dây chuyền sản xuất, vệ sinh công nhân theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001:2000, BRC… đã được chứng nhận, chú trọng đến đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại để phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. Cụ thể:

- Tăng cường kiểm soát VSATTP: chú trọng nâng cao nhận thức của công nhân về VSATTP cũng như nâng cao tay nghề chế biến thông qua mở các lớp tập huấn hàng năm. Tuyên truyền cho các hộ nông dân cũng như đại lý thu mua

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex nguyên liệu không sử dụng các chất kháng sinh cũng như hoá chất bị cấm trong quá trình nuôi và bảo quản nguyên liệu.

- Các chương trình quản lý chất lượng đang được áp dụng vào sản xuất tại hai nhà máy là HACCP, ISO 9001:2000, BRC để đảm bảo chất lượng theo quy định khắt khe của từng thị trường cũng như từng khách hàng. Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Phòng kiểm nghiệm của công ty được đầu tư những thiết bị để có thể kiểm tra các chỉ tiêu chloramphenicol, tetracycline, nitrofuran, sulfamit, fluoroquinolon và tất cả các chỉ tiêu vi sinh. Trước khi thu hoạch 7 ngày, nhà máy cử người xuống các ao nuôi tôm để lấy mẫu kiểm tra dư lượng kháng sinh, đạt chỉ tiêu mới thu mua. Nguyên liệu từ đại lý hay của nông dân đem đến bán thì lấy mẫu kiểm tra trước khi đưa vào nhà máy. Thành phẩm trước khi xuất khẩu còn được Trung tâm vùng của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) kiểm tra các chỉ tiêu kháng sinh và vi sinh. Phòng kiểm nghiệm của công ty cũng định kỳ lấy mẫu kiểm đối chứng với các phòng kiểm nghiệm khác đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cho tất cả các sản phẩm chế biến tại các nhà máy của công ty. Chủ trương của công ty từ khi đầu tư cho vùng nguyên liệu là tuyệt đối không mua tôm chứa tạp chất, đặc biệt chỉ mua tôm công nghiệp chứ ít mua tôm quảng canh.

Ngoài việc thực hiện chương trình HACCP, sản phẩm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng được kiểm soát từ nguyên liệu, trong quá trình chế biến và thành phẩm, Stapimex còn áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu như BRC, IFS, BAP… Công ty chú trọng tuân thủ quy phạm SSOP để thực hiện việc vệ sinh từ nhà xưởng, dụng cụ cho đến công nhân và quy phạm GMP để kiểm soát quá trình sản xuất nhằm tránh lây nhiễm vi sinh và kháng sinh vào sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, công nhân còn chịu sự kiểm tra của bộ phận chuyên trách để đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu của hệ thống HACCP, quy phạm quản lý chất lượng và VSATTP.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

3.4.4 Quy trình công nghệ

Sản phẩm của công ty là tôm đông lạnh các loại. Để hoàn thành 1 sản phẩm công ty STAPIMEX sử dụng qui trình công nghệ khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cấp đông đến đóng gói thành phẩm xuất xưởng. Qui trình công nghệ được tóm tắt qua sơ đồ 3.2:

Hình 3.2: Quy trình thu mua, chế biến sản phẩm xuất khẩu của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng)

Nông dân Trạm thu mua

Tiếp nhận Phân cỡ Sơ chế Chế biến Cấp đông Đại lý Bao gói Nhập kho Xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

3.5 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX TỪ NĂM CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Bảng 3.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng giai đoạn 2009 – 2011. Theo đó, doanh thu của công ty tăng lên đáng kể trong 3 năm qua. Tổng doanh thu của công ty năm 2009 là 1.333.141 triệu đồng. Sang năm 2010, tổng doanh thu của công ty tăng lên đến 1.598.696 triệu đồng,tăng 265.555 triệu đồng, tương đương 19,92% so với năm 2009. Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng thêm 511.642 triệu đồng, tương đương 32% so với năm 2010, nâng tổng doanh thu của công ty năm này lên 2.110.338triệu đồng. Trong sự gia tăng doanh thu của công ty giai đoạn 2009 – 2011 thì doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, trong cả 3 năm, công ty đã phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu do có trường hợp hàng bán bị trả lại vì không đáp ứng yêu cầu của khách hàng về bao bì sản phẩm, công ty phải nhận hàng về và gia công làm lại bao bì. Năm 2009, các khoản giảm trừ doanh thu là 10.809 triệu đồng, chỉ chiếm 0,81% tổng doanh thu trong năm này nhưng lại tăng lên đáng kể vào 2 năm tiếp theo, cụ thể là 13.360 triệu đồng vào năm 2010 (chiếm 0,84% tổng doanh thu cùng năm) và 35.144 triệu đồng (chiếm 1,67% tổng doanh thu cùng năm). Về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty, do đó, công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục sớm.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị T(%) ỷ lệ Giá trị T(%) ỷ lệ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.314.293 1.577.331 2.088.538 263.038 20,01 511.207 32,41 Các khoản giảm trừ doanh thu 10.809 13.360 35.144 2.551 23,60 21.784 163,05 Doanh thu thuần

bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.303.484 1.563.971 2.053.394 260.487 19,98 489.423 31,29 Giá vốn hàng bán 1.225.197 1.479.602 1.949.020 254.405 20,76 469.418 31,73 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 78.287 84.369 104.374 6.082 7,77 20.005 23,71 Doanh thu từ hoạt động tài chính 29.657 34.725 56.944 5.068 17,09 22.219 63,99 Chi phí tài chính 20.859 14.007 47.205 -6.852 - 32,85 33.198 237,01 Chi phí bán hàng 48.273 64.163 74.306 15.890 32,92 10.143 15,81 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.856 15.813 14.312 -3.043 - 16,14 -1.501 -9,49 Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh 19.956 25.111 25.495 5.155 25,83 384 1,53 Thu nhập khác 682 817 280 135 19,79 -537 -65,73 Chi phí khác 614 96 198 -518 - 84,36 102 106,25 Lợi nhuận khác 68 721 82 653 960,2 9 -639 -88,63 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 20.024 25.832 25.577 5.808 29,01 -255 -0,99 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 809 1.116 623 307 37,95 -493 -44,18 Lợi nhuận sau

thuế thu nhập

doanh nghiệp

19.215 24.716 24.954 5.501 28,63 238 0.96 Lãi cơ bản trên

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Theo bảng 3.1, tổng doanh thu và lợi nhuận của Stapimextăng đều qua các năm 2009 – 2011, tuy nhiên mức tăng lại có xu hướng giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng là 19.215 triệu đồng. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh lên tới 24.716 triệu đồng, tăng 5.501 triệu đồng, tương đương 28,63% so với năm 2009. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng chậm, chỉ đạt 24.954 triệu đồng tức tăng 238 triệu đồng, tương đương 0,96% so với năm 2010. Cần lưu ý là vào năm này, tổng lợi nhuận trước thuế của Stapimex là 25.577 triệu đồng, giảm 255 triệu đồng, tức 0,99% so với năm 2010 và công ty chỉ đạt mức tăng 0,96% cho lợi nhuận sau thuế nhờ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành giảm 493 triệu đồng (44,18%) so với năm 2010 do được hưởng các ưu đãi của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Năm 2010, mức tăng lợi nhuận sau thuế của công ty là 28,63%, cao hơn mức tăng doanh thu (20,01%). Tuy nhiên đến năm 2011, các con số này là 32,41% và 0,96% cho thấy sự chênh lệch rất lớn khi mức tăng lợi nhuận sau thuế hoàn toàn không tương xứng với mức tăng doanh thu. Nguyên nhân của hiện trạng này là do tốc độ tăng doanh thu và giá vốn hàng bán là tương đương và hầu như tất cả các khoản mục chi phí trong năm này đều tăng mạnh.

Chi phí tăng do ảnh hưởng bởi lạm phát làm cho các loại chi phí tăng qua các năm, do sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể là năm 2010, giá vốn hàng bán của công ty là 1.479.602 triệu đồng, tăng 20,76% so với năm 2009. Sang năm 2011, khoản mục này tiếp tục tăng 31,73% so với năm 2010 lên tới 1.949.020 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giá vốn hàng bán là do các loại chi phí khác tăng như: chi phí bao bì, nhân công, điện, sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng xấu của thời tiết dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng… Bên cạnh sự giatăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm chứng tỏ công tác quản lý công ty đang dần đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả. Nhìn chung, trong những năm qua mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận đang có xu hướng giảm. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế thì công ty nên cẩn trọng xem xét và có những giải

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex pháp thiết thực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao hơn và góp phần phát triển công ty.

3.6 ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Các mục tiêu chủ yếu của công ty: Huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sồng của người lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm đáp ừng kịp thời cho chế biến xuất khẩu; mở rộng và nâng cao ty trọng các mặt hàng giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm; đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ tại 77 Lê Lợi, phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, niêm yết cổ phiếu công ty tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM để huy động vốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu cụ thể mà công ty đưa ra và phấn đấu đạt được năm 2012 : - Sản lượng xuất khẩu: 10.000 tấn thành phẩm

- Giá trị xuất khẩu: 85 triệu USD - Lợi nhuận: 27 tỷ đồng

- Lương bình quân: 3,8 triệu đồng/người/tháng Sang năm 2013, công ty tiếp tục phấn đấu nhằm đạt: - Sản lượng xuất khẩu: 11.000 tấn thành phẩm - Giá trị xuất khẩu: 95 triệu USD

- Lợi nhuận: 29 tỷ đồng

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

4.1 HOẠT ĐỘNG THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX 4.1.1 Hoạt động thu mua tôm nguyên liệu của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất tới tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hoá truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp. Vùng thu mua nguyên liệu chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:

- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số SA): truy xuất đến ao nuôi. - Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số SC): truy xuất đến ao nuôi. - Mua từ đại lý thu mua (mã số SC): truy xuất đến vùng nuôi

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:

Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định của Bộ NN&PTNT trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 32)