7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.2.4 Thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng –
– Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo giá xuất khẩu
Giá bán sản phẩm của Stapimex không cố định mà luôn biến động, giá sẽ tính theo giá trị USD. Tùy theo giá nguyên liệu mua vào mà công ty sẽ định giá bán sản phẩm, do đó giá bán thay đổi liên tục. Khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài công ty sử dụng giá CIF vì nhà nhập khẩu thường yêu cầu tự mua bảo hiểm cho hàng hóa. Sử dụng giá CIF làm giá xuất khẩu giúp công ty thu được lượng ngoại tệ cao hơn do giá bán sẽ cao hơn giá bán với điều kiện nhóm F vì người bán chịu trách nhiệm về chi phí cao hơn; có thể chủ động hơn trong việc giao hàng vì không phải lệ thuộc vào việc thuê tàu do nhà nhập khẩu chỉ định và nhận thêm một khoản hoa hồng từ hãng tàu vì theo thường lệ, các hãng tàu sẽ trích một khoản hoa hồng cho người giao dịch trực tiếp với họ. Ngoài ra, trong trường hợp thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn có thể dùng thư tín dụng L/C thế chấp cho ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn.
Bảng 4.10 thể hiện giá xuất khẩu bình quân của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng sang các thị trường giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.10: GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN SANG CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: nghìn USD/ tấn
Giá xuất khẩu bình quân Thị trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Mỹ 11,96 11,59 11,97 11,98 Nhật 9,06 9,37 11,63 11,61 Canada 9,92 10,94 13,49 13,95 EU 8,74 9,71 9,82 9,82 Khác 8,42 6,88 10,18 10,26
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex
Bảng 4.11 thể hiện giá xuất khẩu bình quân của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.11: GIÁ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
ĐVT: nghìn USD/ tấn
Giá xuất khẩu bình quân Mặt hàng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 RPTO 10,98 10,82 12,57 12,56 CPTO 11,43 11,36 12,72 12,71 Ebifry 10,80 10,52 12,47 12,46 NBS 10,31 10,88 12,93 12,93 RPD 9,12 8,01 10,78 10,81 Tempura 12,85 13,41 13,40 CPD 7,67 7,69 Khác 5,55 4,07 3,68 3,66
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu hàng hóa hàng năm của phòng kế toán, công ty Stapimex)
Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng phân theo thị trường và cơ cấu mặt hàng giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 khá ổn định và tăng dần. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân sang thị trường Canada và giá xuất khẩu bình quân mặt hàng NBS có mức tăng cao nhất.
Giá tôm xuất khẩu của các công ty thủy sản Việt Nam tương đối thấp và cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác do lợi thế dân số đông và tận dụng được nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ với chi phí lao động thấp hơn. Về phía trong nước, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và Stapimex
Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex nói riêng chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế mà chủ yếu xuất sản phẩm dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, thương hiệu của hệ thống phân phối hay siêu thị nước ngoài. Do vậy, giá tôm xuất khẩu của Stapimex và các công ty thủy sản khác ở trong nước gần như tương đương nhau theo giá do nhà nhập khẩu đưa ra. Các công ty thủy sản của ta chỉ căn cứ theo đơn đặt hàng và yêu cầu của nhà nhập khẩu về chất lượng, bao bì, kích cỡ… để sản xuất. Do đó, công ty nào có sử dụng nhiều máy móc hiện đại, công nhân có trình độ, tay nghề tốt… có thể giảm bớt sự hao hụt nguyên liệu và chi phí trong chế biến để có cơ cấu giá thành hợp lý có khả năng nhận và thực hiện đúng những hợp đồng lớn thì sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với Stapimex, việc định giá phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào vốn biến động cao trong những năm gần đây. Ngoài ra, giá xuất khẩu sang từng thị trường tại các thời điểm khác nhau cũng có nhiều khác biệt do cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá tôm thành phẩm trên các thị trường cũng như chịu ảnh hưởng từ chính sách định giá từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, điều này khiến công ty gặp không ít khó khăn, làm giảm lợi nhuận.
4.2.5 Thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo phương – Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo phương thức thanh toán sử dụng
Từ năm 2009 đến nay, các hợp đồng xuất khẩu của Stapimex được thanh toán chủ yếu theo phương thức tín dụng chứng từ L/C (chiếm gần 90%), chĩ có một tỷ lệ nhỏ các hợp đồng sử dụng phương thức T/T đối với các khách hàng thân thiết do tính rủi ro trong thanh toán cao.
Trong những năm qua, trước tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, lạm phát cao, các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Stapimex nói riêng phải cẩn trọng hơn trong các hợpđồng ký kết, vì thế chọn L/C là phương án tối ưu nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong việc thu tiền hàng, tránh được tình trạng công ty giao hàng rồi nhưng không được thanh toán. Ngoài ra khi áp dụng phương thức thanh toán này công ty còn có thể quay nhanh đồng vốn hơn. Khi giao hàng xong công ty sẽ lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để đòi nhà nhập khẩu trả tiền, và trong thời gian đợi bên nhập