MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 99 - 105)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX

Giải pháp thực hiện các chiến lược S – O: phát huy thế mạnh bên trong tận dụng cơ hội bên ngoài để phát triển

Chiến lược phát triển thị trường: trước cơ hội từ những chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ từ VASEP và nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm đông lạnh của người tiêu dùng tại các thị trường vẫn còn cao và đầy tiềm năng; công ty cần dựa vào điểm mạnh của mình về tiềm năng vốn, nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cùng với uy tín nhiều năm trong nghề thực hiện chiến lược phát triển thị trường nhằm chinh phục khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm thiểu rủi ro khi những thị trường truyền thống có biếnđộng.

- Lập phòng Marketing riêng biệt để tiến hành nghiên cứu thị trường: xem xét kỹ lưỡng nhu cầu người tiêu dùng, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật, các đối thủ cạnh tranh tại thị trường tiềm năng mà công ty muốn mở rộng xuất khẩu sang.

- Xây dựng kênh phân phối và văn phòng đại diện công ty tại các thị trường lớn để chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng đồng thời có thể cập nhật thông tin về thị trường và thị hiếu tiêu dùng một cách chuẩn xác. Thường xuyên tham gia các buổi hội nghị, họp mặt các doanh nghiệp trong ngành để nắm bắt kịp thời các chính sách, cơ hội kinh doanh mới.

- Ứng dụng sâu hơn thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể: thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, thị trường, các hoạt động của công ty trên website; đăng ký thông tin công ty trên các dàn giao dịch hàng hóa quốc tế, mua danh sách địa chỉ liên hệ của các nhà nhập khẩu quốc tế để chủ động gửi email chào hàng…

Chiến lược cải tiến sản phẩm: Hiện tại, nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm của người tiêu dùng các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada, EU… vẫn còn rất cao và đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, mối quan hệ kinh tế- chính trị giữa Việt Nam với các nước là thị trường của công ty trên thế giới ngày càng phát triển tốt đẹp.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex lượng cao, ổn định, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, BAP…); cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, cải tiến mẫu mã bao bì, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn, từ đó tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

- Tiếp tục cải tiến công tác điều hành quản lý chất lượng sản phẩm, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng những sản phẩm chủ lực (Nobashi, RPTO, CPTO) để giữ chân khách hàng truyền thống.

- Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, phấn đấu tăng tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, giúp họ có thêm nhiều sự lựa chọn, đa dạng hóa phân khúc tiêu dùng.

- Tìm hiểu nhu cầu thị trường để có định hướng cho tương lai và tiến hành đầu tư nghiên cứu cải tiến mẫu mã bao bì.

Giải pháp thực hiện chiến lược S – T: phát huy điểm mạnh để tránh những nguy cơ bên ngoài

Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào: trước sự đe dọa đối với nguồn tôm nguyên liệu của công ty do ảnh hưởng của tính thời tiết, thời vụ và dịch bệnh cùng với sự cạnh tranh về nguồn nguyên liệu từ phía các công ty thủy sản khác trong vùng; công ty cần dựa vào những điểm mạnh của mình về tiềm năng vốn, việc công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước cùng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để có biện pháp cụ thể từng bước ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ tốt cho sản xuất.

- Nhận định tình hình và ký trước hợp đồng thu mua với các đại lý, trạm thu mua tôm nguyên liệu để hạn chế rủi ro thiếu hụt nguyên liệu và sự biến động giá cả trên thị trường.

- Ký hợp đồng nuôi trồng và bao tiêu sản phẩm với các trang trại và hộ nuôi đạt chuẩn, định giá sàn thu mua nếu thị trường tụt giá để đảm bảo dự trữ tốt nguồn nguyên liệu.

- Tăng diện tích đầu tư nuôi tôm, tìm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu để đa dạng hóa nguồn cung và hạn chế được tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai. Phấn đấu đầu tư 700 ha mặt nước với sản

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex lượng từ 2.000 tấn trở lên (năm 2012 công ty đầu tư 500 ha mặt nước với sản lượng tôm dự kiến 1.200 tấn).

- Củng cố mối quan hệ với người nuôi bằng nhiều hình thức như hỗ trợ một phần vốn sản xuất; phổ biến, hướng dẫn những kỹ thuật mới cho nông dân; cam kết bao tiêu sản phẩm, thanh toán tiền hàng đúng hạn…

- Phấn đấu tăng tỷ trọng con tôm thẻ chân trắng trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng và làm phong phú hơn phân khúc tiêu dùng.

Giữ chân khách hàng cũ: trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các DN xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước, công ty cần tận dụng các điểm mạnh về sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế; uy tín lâu năm trong nghề và có mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống để thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng cũ nhằm ổn định thị phần và doanh số xuất khẩu.

Tìm kiếm khách hàng mới: Trước việc các thị trường lớn của công ty ngày càng gia tăng những rào cản thuế quan và phi thuế quan một cách khắt khe, công ty cần tận dụng những điểm mạnh về tiềm năng vốn; sản phẩm chất lượng cao, ổn định, đạt nhiều chứng nhận quốc tế; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và uy tín lâu năm trong nghề để thực hiện chiến lược tìm kiếm khách hàng mới nhằm tạo dựng lòng tin, từngbước chinh phục thêm nhiều khách hàng mới, góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số xuất khẩu của công ty.

Để thực hiện đồng bộ hai chiến lược trên cần có những giải pháp sau:

- Cập nhật thông tin về các yêu cầu mới từ phía thị trường nhập khẩu đối với sản phẩm tôm Việt Nam đặc biệt là về vấn đề dư lượng kháng sinh. Hỗ trợ kịp thời nông dân nuôi tôm đã ký kết hợp đồng bằng các biện pháp kỹ thuật và vốn đầu tư để đảm bảo có được nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Thực thi quản lý chất lượng sản phẩm, VSATTP trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, phù hợp với tiêu chuẩn của từng thị trường.

- Quản lý chi phí chặt chẽ, thực thi tiết kiệm, tránh tình trạng giá thành sản phẩm nâng cao bất thường, chú ý thiết kế, sử dụng bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, đảm bảo yêu cầu của các nhà nhập khẩu, hạn chế tình trạng hàng bị trả

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex - Ký thêm hợp đồng với các đại lý thu mua tôm ở các tình lân cận để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đặc biệt là trong những tháng chưa vào vụ, đầu tư trang thiết bị cho xí nghiệp đông lạnh nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu dự trữ phục vụ sản xuất; khắc phục tình trạng thiếu lao động trong những tháng vào vụ, đảm bảo khả năng thực hiện được những hợp đồng lớn và giao hàng đúng hẹn, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và uy tín đối với khách hàng.

Sử dụng các công cụ phái sinh: sử dụng hợp đồng quyền chọn để hạn chế rủi ro về tỷ giá. Công ty sẽ mua quyền chọn bán ngay sau khi ký hợp đồng xuất khẩu với số lượng ngoại tệ cần mua quyền chọn bán là số tiền thu về như trong hợp đồng xuất khẩu và thời hạn hiệu lực của quyền chọn bán trùng với thời hạn thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu. Đến lúc nhận tiền thanh toán, nếu tỷ giá giao ngay thấp hơn tỷ giá quyền chọn thì công ty thực hiện quyền chọn bán, ngược lại sẽ đem bán lượng ngoại tệ đó trên thị trường.

Đầu tư hoàn thiện máy móc, trang thiết bị: với điểm mạnh tình hình tài chính ổn định, tiềm năng vốn lớn công ty có thể huy động vốn để xúc tiến xây dựng nhà máy An Phú 2 với công suất 30 tấn/ ngày, kho lạnh 4.000 pallet; đầu tư mua sắm thêm một số máy móc, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để khai thác hết công suất toàn nhà máy, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo khả năng thực hiện các hợp đồng lớn, giao hàng đúng hẹn, giữ uy tín với khách hàng.

Giải pháp thực hiện chiến lược W – O: tận dụng cơ hội nhằm hạn chế, khắc phục những yếu kém

Thu hút nhân tài: nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn còn thiếu đội ngũ nhân viên trẻ, trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần đầu tư hợp lý hơn vào khoản mục này.

- Xây dựng chính sách tuyển dụng, chính sách lương thưởng, phúc lợi cạnh tranh để tăng cường việc thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo nhất là những cử nhân chuyên ngành kinh tế đối ngoại và marketing để cho công tác cải tiến sản phẩm ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực.

- Thường xuyên cử nhân viên đi học để nâng cao trình độ hay tổ chức các buổi gặp gỡ với các chuyên gia trong lĩnh vực marketing công nghiệp và dịch vụ

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm: mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam với các nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm của người tiêu dùng các thị trường lớn vẫn cao và đầy tiềm năng là các cơ hội đang rộng mở cho hoạt động xuất khẩu của Stapimex. Để có thể tận dụng những cơ hội trên một cách có hiệu quả nhất, công ty cần phải khắc phục điểm yếu là hiện vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, hoạt động Marketing và R & D chưa mang lại hiệu quả, chi phí sản xuất còn cao. Đây là chiến lược quan trọng giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế cho sản phẩm của trên thị trường thế giới.

Chiến lược này đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, ổn định và nâng cao chất lượng, đảm bảo yêu cầu VSATTP; nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, marketing, R&D, ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với ngành thủy sản…

Chiến lược W – T: khắc phục, sửa chữa những yếu kém nhằm hạn chế nguy cơ của công ty

Tăng cường hoạt động marketing tạo lợi thế cạnh tranh: với những yếu điểm về hiệu quả chưa cao của hoạt động Marketing, R & D và chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm và phải đối mặt với thách thức là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước, công ty cần đẩy mạnh hoạt động maketing tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

- Cải tiến công nghệ kiểm tra kiểm soát dư lượng kháng sinh, tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ mới nhất về truy xuất nguồn gốc thực phẩm… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về VSATTP.

- Tích cực quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội gặp gỡ các đối tác mới thông qua việc đăng quảng cáo các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, tạp chí thủy sản…; tham gia vào các hội chợ triển lảm thủy sản trong nước cũng như quốc tế.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường tiềm năng như: Brazil, Hàn Quốc, Singapore, Trung Đông… để nâng cao doanh thu xuất khẩu đồng thời giảm thiểu rủi ro khi các thị trường truyền thống của công ty có biến động.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Tận dụng thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm: những hàng rào thuế quan và phi thuế quan do các thị trường chính đặt ra đang ngày càng nhiều và khắt khe hơn nên việc xâm nhập của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí hơn. Trong khi đó, thị trường nội địa rất tiềm năng nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, thu nhập ngày càng cao, tôm đã không còn là mặt hàng xa xỉ đối với họ và việc Nhà nước đang có nhiều chương trình, biện pháp khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt”. Với lợi thế là doanh nghiệp lớn, có uy tín nhiều năm trong ngành cùng với việc các đối thủ cạnh tranh trong nước vẫn chủ yếu tập trung vào các thị trường nước ngoài mà ít chú trọng vào nhu cầu tiêu thụ nội địa thì công ty cần quan tâm đúng mứcđến công tác quảng bá, đi đầu trong việc tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua việc tham gia các kỳ hội chợ, triển lảm thủy sản hay các kênh truyền thông: báo, đài, tivi… Từ đó có thể tận dụng thị trường trong nước đểổn định đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo doanh số xuất khẩu của công ty.

Qua việc phân tích ma trận SWOT và căn cứ vào những điều kiện thực tế cho thấy, tình kinh doanh 3 năm gần đây của công ty chưa đạt hiệu quả như mong đợi, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu luôn tăng nhưng mức tăng đang có xu hướng giảm. Hơn nữa, hiện nay công ty còn đầu tư sang các lĩnh vực khác như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá, đầu tư trái phiếu… Do dó, không thể thực hiện cùng lúc tất cả các chiến lược nêu trên. Trước mắt, công ty nên tập trung cho chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và cải tiến sản phẩm vì so với các chiến lược khác thì chi phí cho việc đầu tư cho nguồn nguyên liệu trong nước và cải tiến sản phẩm sẽ ít tốn kém hơn và phù hợp với tiềm lực hiện nay của công ty. Sự thành công của chiến lược này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện tiếp theo chiến lược phát triển thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng nên sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, đầu tư hoàn thiện trang thiết bị và tận dụng thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 99 - 105)