0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX (Trang 77 -95 )

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.3.2 Các yếu tố bên ngoài

4.3.2.1 Các chính sách ngoại thương của Nhà nước

a) Chính sách thuế

Để thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của nông ngư dân và một số đông người lao động, chính phủ đã áp dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản xuất khẩu.

b) Chính sách khuyến khích đầu tư

Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề án “Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của đề án là nâng tỷ lệ chế biến một số loại nông lâm thủy sản chủ yếu lên trên 70% vào năm 2020, nâng cao chất lượng, giá trị chế biến theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, chế

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex chế biến nông lâm thủy sản phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đặc biệt là vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng. Theo đề án, các tổ chức, cá nhân có dự án xây dựng vùng nguyên liệu chế biến theo đúng quy hoạch sẽ được mua lại quyền sử dụng đất của nông dân để sản xuất nguyên liệu tập trung; đồng thời khuyến khích nông dân mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp chế biến bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất và hưởng lợi.

c) Chính sách hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức tín dụng

Thông tin từ phía Bộ NN&PTNT cho biết, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung sẽ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng với mức vốn vay 100%, được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 hỗ trợ 50% lãi suất để mua sắm các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. Ngoài ra, nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu tập trung (đường giao thông, thủy lợi, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, đường điện…) với tỷ lệ vốn hỗ trợ đến 60% tổng vốn đầu tư một dự án.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thuộc mọi thành phần kinh tế nếu thực hiện dự án đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, được vay vốn ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP (20/12/2009) và Nghị định 106/2008/NĐ-CP (19/9/2008); được ưu tiên cấp đất cho việc xử lý môi trường, được vay 100% vốn từ quỹ môi trường để xây dựng các công trình xử lý rác thải từ chế biến; nếu có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ; cải thiện môi trường sinh thái sẽ được miễn thuế cho phần thu nhập tăng thêm do các đầu tư mới này mang lại. Trong trường hợp các sản phẩm nông lâm thủy sản bị dư thừa cục bộ, ngân sách sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vay trong thời gian 3 – 6 tháng đối với lượng hàng doanh nghiệp tạm trữ theo kế hoạch của hiệp hội được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Đề án cũng đề nghị cho phép các ngành hàng được thành lập quỹ phát triển, quỹ phòng chống rủi ro. Tiền thành lập các quỹ sẽ được trích từ lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp. Các hiệp hội, ngành hàng sẽ xây dựng phương án thành lập, quy chế quản lý, sử dụng quỹ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, để được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi nêu trên, các tổ chức, cá nhân phải ký kết hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hóa tại vùng nguyên liệu,

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex cam kết thu mua với giá cao hơn 10 – 20% đối với các nguyên liệu được sản xuất theo quy định GAP, hoặc áp dụng giống mới hay các nguyên tắc sản xuất bền vững khác.

Nhờ những chính sách hỗ trợ nói trên, thời gian qua công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng đã có được những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, sự hỗ trợ tín dụng kịp thời, hiệu quả từ VietinBank – Chi nhánh Sóc Trăng (hơn 100 tỷ đồng) cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã góp phần quan trọng để Stapimex mở rộng thị trường xuất khẩu, ngày càng khẳng định vị trí của trong lĩnh vực xuất khẩu tôm cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh những lợi ích thấy rõ mang lại từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung, công ty Cổ phần Thủy sản Việt Nam nói riêng cũng gặp phải không ít trở ngại trong quá trình sản xuất kinh doanh mà nguyên nhân xuất phát từ tính không đồng bộ của quá trình thực thi các thủ tục hành chính hay sự bất cập trong một số chính sách pháp luật. Cụ thể, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam buộc phải nhập khẩu một số nguyên liệu, phụ liệu không sản xuất ở trong nước như các loại phụ gia thực phẩm, bột, rượu thực phẩm... để phối trộn, tẩm hàng, sản xuất các sản phẩm thủy sản cao cấp, ăn liền, đúng khẩu vị theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lô hàng nhập khẩu bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm trong khi doanh nghiệp do chưa có nghị định hướng dẫn nên không biết phải làm thủ tục tại cơ quan nào: Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương hay Bộ Y tế để giải tỏa các lô hàng, trong khi một số loại nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế và một số loại khác lại thuộc quyền quản lý của hai bộ còn lại. Trước khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành và có hiệu lực thi hành, việc nhập khẩu các loại sản phẩm trên vẫn được tiến hành thuận lợi theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” và Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu” của Bộ Y tế. Kể từ ngày 1/7/2011, khi Luật An toàn thực

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được do các cơ quan thẩm quyền thuộc Bộ Y tế từ chối cấp phép vì theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, những mặt hàng nhập khẩu này không còn thuộc phạm vi quản lý của Bộ này.

Nhìn chung, chính phủ nước ta đã có những chính sách thiết thực để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung, công ty Stapimex nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - chính trị ổn định và đang trên đà tăng trưởng cũng góp phần giúp các hoạt động thương mại của công ty diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đồng thời các đối tác nước ngoải cũng yên tâm tăng cường trao đổi, buôn bán.

4.3.2.2 Các rào cản thuế quan và phi thuế quan từ các thị trường

Các thị trường truyền thống của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng như Nhật, EU liên tục đưa ra những quy định mới về chất lượng thủy sản nhập khẩu. 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU giảm 25,10% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt trên 108 triệu USD. Bên cạnh việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế còn có một nguyên nhân khác có tác động không nhỏ là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đưa ra.

Tại thị trường EU,các quy định về chống bán phá giá được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá. Theo nguyên tắc của WTO, EU chỉ được sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp ngành công nghiệp của liên minh này bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của Liên minh châu Âu được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, bao gồm:

- Tiến hành kiểm tra các sản phẩm từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên.

- Thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn của các sản phẩm bán ra.

- Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay ở EU có ba tổ chức định chuẩn: Ủy ban châu Âu về định chuẩn, Ủy ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông châu Âu.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex - Tất cả các sản phẩm bán được tại EU với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của thị trường này, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu cấm bán buôn sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU.

* Quy chế bảo đảm an tòan của EU đối với các mặt hàng thủy sản cụ thể như sau: các sản phẩm thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng các lô hàng.

Đối với Nhật, giữa tháng 5/2012, nước này chính thức kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin (chất bảo quản, chống oxy hóa) trong sản phẩm tôm nhập khẩu từ riêng Việt Nam (không áp dụng với các nước khác) với tần suất 30% và mức giới hạn tối đa chỉ là 0,01ppm (10 ppb). Trong khi chất này được phép sử dụng trong bảo quản bột cá (thành phần chính của thức ăn chăn nuôi) ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với mức dư lượng từ 75 – 150ppm. Trước đó, năm 2010, phía Nhật Bản quyết định tăng cường kiểm soát Trifluralin – một hoạt chất có trong thuốc diệt cỏ dùng để trị bệnh cho tôm nuôi - đối với 100% các lô hàng tôm nhập khẩu và năm 2011 là kiểm tra dư lượng Ethoxyquin – một hoạt chất được sử dụng làm chất chống oxy hóa phổ biến trong thức ăn chăn nuôi (VASEP). Rõ ràng đây là những rào cản và khó khăn lớn đối với tôm Việt Nam.

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu cũng như rất chù trọng đảm bảo VSATTP ngay từ khâu thu mua nguyên liệu đặc biệt là kiểm tra dư lượng kháng sinh, nhờ đó tất cả các sản phẩm của công ty hiện đều đủ điều kiện xuất vào các thị trường hướng đến. Bên cạnh đó, công ty cũng quan tâm cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, tránh những thiệt hại không đáng có do không đáp ứng đúng yêu cầu từ phía các nhà nhập khẩu.

4.3.2.3 Mối quan hệ kinh tế- chính trị giữa Việt Nam và các nước là thị trường của công ty

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới do doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong đó có công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng cũng nhận được sự ưu đãi hơn về thuế quan, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử bình đẳng là những điều kiện giúp sản phẩm của công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, để đáp ứng được các quy định của WTO, Bộ NN&PTNT đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực ngày từ 1/10/2009, theo đó, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó có 64 mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này được hưởng mức thuế suất 0%. Riêng tôm, hiện Việt Nam đang chiếm trên 20% thị phần tôm nhập khẩu ở Nhật Bản và là một trong hai quốc gia (cùng với Indonesia) chiếm thị phần lớn nhất.

Thị trường EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT – Common Custom Tariff) của Liên minh châu Âu bao gồm: các danh mục các mặt hàng tính thuế, xuất xứ hàng hóa.

- Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hóa kết hợp với thực hiện GSP (hệ thống chung ưu đãi).

- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP

- EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước có liên quan.

Mặc khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hạn chế về hạn ngạch (hạn chế về số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào thị trường EU) đều phải dỡ bỏ. Công ty cũng đã đạt những tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đề

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex ra về các chỉ tiêu như ISO 9001:2000, HACCP, BRC và các tiêu chuẩn về lao động như không sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em…, những quy định về bao bì đóng gói sản phẩm (tên thương mại, nước xuất xứ; các công đoạn chế biến, số lượng sản phẩm cfho mỗi đơn vị trọng lượng tính theo pound, số thành phần trong sản phẩm; trọng lượng tịnh,; hạn sử dụng; các cảnh báo đối với người tiêu dùng; tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu…), theo đó, các sản phẩm của công ty đều được phép xuất khẩu vào thị trường EU.

Sáu tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 44,2 triệu USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Australia hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam Năm 2012, tôm sú tiếp tục là mặt hàng được Australia ưa chuộng (6 tháng đầu năm 2012 đạt trên 29,6 triệu USD, chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này, trong khi tôm chân trắng chiếm 17,5%). Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam dẫn đầu về cung cấp tôm chế biến cho Australia trong 4 năm qua. Năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm chế biến của Việt Nam sang Australia đạt trên 54 triệu USD.

Việt Nam và Australia cũng đã và đang thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Australia, New Zealand và đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó tiềm năng hợp tác đầu tư và thương mại nông-lâm-thủy sản giữa Việt Nam và Australia là rất lớn.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có đặc điểm nổi bật trong là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX (Trang 77 -95 )

×