ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 39)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.6ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Các mục tiêu chủ yếu của công ty: Huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu, nâng cao đời sồng của người lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Tiếp tục đầu tư và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị nhằm đáp ừng kịp thời cho chế biến xuất khẩu; mở rộng và nâng cao ty trọng các mặt hàng giá trị gia tăng tại hai xí nghiệp chế biến tôm; đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ tại 77 Lê Lợi, phường 6, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, niêm yết cổ phiếu công ty tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM để huy động vốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu cụ thể mà công ty đưa ra và phấn đấu đạt được năm 2012 : - Sản lượng xuất khẩu: 10.000 tấn thành phẩm

- Giá trị xuất khẩu: 85 triệu USD - Lợi nhuận: 27 tỷ đồng

- Lương bình quân: 3,8 triệu đồng/người/tháng Sang năm 2013, công ty tiếp tục phấn đấu nhằm đạt: - Sản lượng xuất khẩu: 11.000 tấn thành phẩm - Giá trị xuất khẩu: 95 triệu USD

- Lợi nhuận: 29 tỷ đồng

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

4.1 HOẠT ĐỘNG THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX 4.1.1 Hoạt động thu mua tôm nguyên liệu của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Tất cả các lô nguyên liệu thu mua vào nhà máy đều được truy xuất tới tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hoá truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi, vùng nuôi và phía sau là mã của nguồn cung cấp. Vùng thu mua nguyên liệu chủ yếu là Sóc Trăng, chiếm 80%, còn lại 20% thu mua từ Bạc Liêu và Cà Mau (chủ yếu từ Bạc Liêu).

Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu tại công ty:

- Mua trực tiếp từ nông dân đầu tư (mã số SA): truy xuất đến ao nuôi. - Mua trực tiếp từ nông dân ngoài đầu tư (mã số SC): truy xuất đến ao nuôi. - Mua từ đại lý thu mua (mã số SC): truy xuất đến vùng nuôi

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua ba nguồn cung cấp chính:

Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi đầu tư: chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cung cấp hàng năm. Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định của Bộ NN&PTNT trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm trong vòng 5 – 7 ngày.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

Nguyên liệu thu mua từ đại lý: chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thu mua. Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điệu kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.

Nguyên liệu thu mua trực tiếp từ nông dân (không đầu tư): cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng nguyên liệu thu mua hàng năm. Trước khi thu hoạch, nông dân sẽ liên hệ với công ty và khi đó nhân viên phòng đầu tư sẽ đến khảo sát và ký hợp đồng thu mua nguyên liệu. Người nuôi có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi, loại thức ăn và hóa chất sử dụng cho công ty khi có yêu cầu kiểm tra và cam kết không sử dụng bất kỳ các chất kháng sinh cấm nào theo quy định của Bộ NN&PTNT trong suốt quá trình nuôi. Trước khi thu hoạch 3 – 5 ngày, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra kháng sinh.

Đối với nguyên liệu thu mua, công ty luôn chú trọng vấn đề kiểm soát vi sinh và kháng sinh, cụ thể: nguyên liệu mua trực tiếp từ nông dân (đầu tư và ngoài đầu tư) sẽ được lấy mẫu kiểm kháng sinh trước khi thu hoạch 7 ngày; nguyên liệu mua từ đại lý cung cấp sẽ được lấy mẫu kiểm kháng sinh tại nhà máy. Ngoài ra, mỗi lô nguyên liệu vào nhà máy đều được kiểm cảm quan (mùi vị, tạp chất), vi sinh. Đối với đại lý, hàng tháng công ty tiến hành kiểm soát điều kiện tại cơ sở thu mua.

Hình 4.1 cho thấy trong giai đoạn 2009 – 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng tôm nguyên liệu thu mua của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng nhìn chung tăng đều.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex 9.515 10.408 11.309 4.301 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 Năm S n l ư ợn g t ô m n g u y ê n l iệ u ( tấ n )

Hình 4.1: Sản lượng tôm nguyên liệu thu mua của công ty Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thu mua nguyên liệu hàng năm của phòng kế toán)

Do vụ tôm 2008 thất thu nên năm 2009 nông dân đã giảm diện tích nuôi đặc biệt ở khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nên 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999 dẫn tới việc các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến sản lượng toàn vùng sụt giảm (Công Phiên, 2010). Ngoài ra, việc chi phí đầu vào tăng mạnh cụ thể là chi phí thức ăn nuôi tôm trong năm 2009 tăng cũng góp phần làm sản lượng nuôi tôm giảm. Tại Sóc Trăng, sản lượng tôm chỉ đạt 54.000 tấn, giảm khoảng 10.000 tấn so với những năm trước. Nửa cuối năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thị trường thế giới tăng trở lại nhằm phục vụ cho dịp lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch khiến cho nguồn tôm nguyên liệu càng trở nên khan hiếm. Vì những nguyên nhân nói trên, công ty chỉ thu mua được 9.515 tấn tôm nguyên liệu trong năm này, giảm 9% so với năm

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex 2008. Từ đó, sản lượng tôm thành phẩm năm 2009 của Stapimex là 6.659 tấn, chỉ đạt 95% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Sang năm 2010, công ty thu mua được 10.408 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 893 tấn so với năm 2009 cho thấy tình hình nguyên liệu đầu vào đã có phần khả quan hơn. Tuy nhiên, con số này không đảm bảo được tính ổn định về nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm do công ty chưa đa dạng được nguồn cung. Vùng thu mua nguyên liệu của công ty tập trung tại Sóc Trăng vốn là địa phương có nhiều nhà máy chế biến tôm nên thường xuyên có sự cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, những năm gần đây tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành đặc biệt tại khu vực ĐBSCL khiến sản lượng tôm toàn vùng giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến công tác thu mua tôm nguyên liệu của công ty. Nguồn nguyên liệu thu mua từ các đại lý cũng không ổn định do các cơ sở này có quy mô nhỏ, khó huy động sản lượng lớn khi cần thiết.

Năm 2011, công ty thu mua được 11.309 tấn tôm nguyên liệu, tăng 901 tấn so với năm 2010. Đây được xem là một thành công khi sản lượng thu mua vẫn tăng trong lúc sản lượng tôm tại các vùng nguyên liệu của công ty (chủ yếu là Sóc Trăng) giảm mạnh do dịch bệnh hoành hành trong suốt 6 tháng đầu năm.

Với thực trạng thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật, giá thu mua tôm lại bấp bênh trong khi chi phí đầu vào tăng liên tục, nông dân đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi kết hợp tôm với cá chẽm, cá mú, sò huyết... (Ngọc Quân, 2009) Ngoài ra, do nhiều năm qua diện tích nuôi tôm trong vùng tuy có tăng song chưa tương xứng với việc đầu tư mở rộng công suất của các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu dẫn đến việc các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu nhất là đối với tôm sú. Trước tình hình chung như vậy, 6 tháng đầu năm 2012, công ty chỉ thu mua được 4.301 tấn tôm nguyên liệu, giảm 223 tấn so với cùng kỳ năm 2011 (4.524 tấn).

4.1.2 Hoạt động chế biến sản phẩm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Trăng – Stapimex

Với uy tín của một doanh nghiệp lớn nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, công ty Cổ phần Thủy sản Sóc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex ty đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến của mình như HACCP, ISSO 9001:2000, BRC... Bên cạnh đó, công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến hàng ngày. Thành phẩm sẽ được lấy mẫu kiểm kháng sinh, vi sinh và cảm quan theo từng ngày sản xuất, tất cả kết quả kiểm tra sẽ được lưu vào hồ sơ HACCP. Tổng công suất chế biến thành phẩm/ngày: 70 tấn.

Hình 4.2 thể hiện sản lượng tôm thành phẩm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

6.659 9.365 11.583 4.515 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 Năm S n l ư ợn g t ô m th à n h p h m (t n )

Hình 4.2: Sản lượng tôm thành phẩm của công ty Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thành phẩm nhập kho hàng năm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng)

Năm 2009, công ty chỉ sản xuất được 6.659 tấn thành phẩm do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào trong 6 tháng đầu năm như đã phân tích cùng với việc nhu

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex cầu tôm sú trên thị trường thế giới tăng trở lại vào giữa năm sau khủng hoảng tài chính dẫn đến đơn đặt hàng tăng cao về cuối năm khiến nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm. Sang năm 2010, công ty sản xuất được 9.365 tấn thành phẩm, tăng 2.706 tấn tương đương tăng 40,64% so với năm 2009. Năm 2011, vụ tôm tại Sóc Trăng thất thu, trước tình hình đó nhờ những chính sách thu mua hợp lý cũng như việc chú trọng công tác dự báo, công ty vẫn thu mua được 11.583 tấn tôm nguyên liệu, tăng 2.218 tấn, tức 23,68% so với năm 2010. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, vì đây là thời điểm chưa vào mùa tôm chính vụ, nguyên liệu tôm thu mua có phần giảm sút và công ty chủ yếu hoạt động với công suất lớn vào 6 tháng cuối năm nên thời gian này công ty chỉ sản xuất 4.515 tấn thành phẩm.

Xem xét kết hợp hình 4.1 và 4.2, năm 2009, với sản lượng tôm nguyên liệu là 9.515 tấn công ty sản xuất được 6.659 tấn thành phẩm. Sang năm 2010, công ty đã sản xuất được 9.365 tấn thành phẩm chỉ với 10.408 tấn tôm nguyên liệu do đã đưa vào sử dụng trang thiết bị mới giúp giảm thất thoát, đồng thời trong cơ cấu mặt hàng có sự chuyển dịch từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm giá trị gia tăng có sử dụng phụ gia làm tăng khối lượng tôm thành phẩm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sản lượng thành phẩm năm 2011 cao hơn sản lượng tôm nguyên liệu cùng năm (11.583 tấn so với 11.309 tấn).

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX SẢN SÓC TRĂNG – STAPIMEX

Bảng 4.1 thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Võ Châu Nhật Duy 33

Bảng 4.1: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chênh lệch 2010/2009 Chên lệch 2011/2010

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 6 tháng đầu

năm 2012 Tuyệt đối

Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Sản lượng (tấn) 6.838 7.476 8.406 4.131 638 9,33 930 12,44 Giá trị

(triệu USD) 69,95 77,06 99,30 48,80 7,11 10,16 22,24 28,86

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Với uy tín của một doanh nghiệp có 34 năm trong nghề, nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn được khách hàng đánh giá cao nhờ tính ổn định về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó,người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng nhiều thủy sản hơn và nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau khủng hoảng. Ngoài những nguyên nhân trên, sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty trong những năm qua gia tăng còn do các chính sách khuyến khích đưa ngành thủy sản thành một ngành mũi nhọn của nước ta, chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu, điều chỉnh tăng tỷ giá của chính phủ cùng với việc công ty đã phấn đấu không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.

Bảng 4.1 cho thấy sự gia tăng đều đặn về sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

 Về sản lượng: Năm 2009, sản lượng xuất khẩu của Stapimex là 6.838 tấn. Sở dĩ con số này cao hơn so với tổng lượng thành phẩm cùng năm là có một số lô hàng được xuất đi vào đầu năm đã được sản xuất nhập kho trữ lạnh từ cuối tháng 12 năm 2008. Sang năm 2010, sản lượng xuất khẩu là 7.476 tấn, tăng 638 tấn, tương đương 9,33% so với năm 2009. Có được điều này là do nền kinh tế các nước đã bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động giao thương giữa được đẩy mạnh. Bên cạnh đó phải nhắc đến những nỗ lực của công ty trong việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới cùng với việc thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường. Năm 2011, công ty gặp phải khó khăn lớn khi mà vụ tôm 2011 tại Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề khiến cho nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, công ty cũng đã xuất khẩu được 8.406 tấn sản phẩm, tăng 930 tấn, tương đương 12,44% so với năm 2010. 3 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và không thực sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung, sản lượng tôm xuất khẩu của Stapimex vẫn tăng đều đặn. 6 tháng đầu năm 2012, công ty đã xuất khẩu được 4.131 tấn sản phẩm, tăng 395 tấn, tương đương 10,57% so với cùng kỳ năm 2011 (3.736 tấn).

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 39)