Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 48 - 67)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.1Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

Sóc Trăng – Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo phương thức xuất khẩu

Năm 2009, sản phẩm của Stapimex được đưa vào thị trường nước ngoài theo 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp (6.809 tấn) và ủy thác xuất khẩu (29 tấn). Bắt đầu từ năm 2010 công ty đã chuyển hẳn sang xuất khẩu trực tiếp 100%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty nhận thấy giá trị của hợp đồng xuất khẩu trực tiếp cao hơn hợp đồng xuất khẩu theo hình thức ủy thác. Ưu điểm nổi bật của hình thức xuất khẩu trực tiếp là giá xuất khẩu sẽ cao hơn so với ủy thác xuất khẩu, chi phí lưu thông cũng giảm đi, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn. Hơn nữa, công ty còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín cho sản phẩm. Từ đó, công ty ngày

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex càng chủ động và chuyên nghiệp hơn trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và chào bán sản phẩm của mình.

4.2.2 Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 Sóc Trăng – Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 theo thị trường xuất khẩu

Sản phẩm của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng hiện đã có mặt tại 25 quốc gia trên thế giới. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty về cả sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu, kế tiếp là Nhật Bản, Canada đứng thứ ba, xếp ở vị trí thứ tư là thị trường EU.

Bảng 4.2 thể hiện tỷ trọng theo giá trị xuất khẩu của Stapimex sang các thị trường qua 3 năm 2009 – 2011.

Bảng 4.2: TỶ TRỌNG THEO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY STAPIMEX SANG CÁC THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

ĐVT: % Năm Thị trường 2009 2010 2011 Mỹ 46,00 49,96 43,49 Nhật 31,33 33,09 35,38 Canada 11,26 8,98 11,58 EU 5,40 2,98 5,57 Khác 6,01 4,99 3,98 Tổng 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: phòng Kinh doanh, công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng)

Bảng 4.3 thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu phân theo thị trường của công ty Stapimex giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex

GVHD: Vũ Thùy Dương SVTH: Võ Châu Nhật Duy 37

Bảng 4.3: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY STAPIMEX GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chênh lệch về sản lượng

2009 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 2010/2009 2011/2010 Thị trường Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Mỹ 2.689 32,15 3.319 38,46 3.606 43,15 1.772 21,22 630 23,43 287 8,65 Nhật 2.423 21,96 2.699 25,28 3.026 35,20 1.487 17,26 276 11,39 327 12,12 Canada 794 7,88 617 6,75 824 11,49 405 5,65 -177 -22,29 207 33,55 EU 382 3,34 277 2,69 563 5,53 277 2,72 -105 -27,49 286 103,25 Khác 550 4,63 564 3,88 387 3,94 190 1,95 14 2,55 -177 -31,38 Tổng 6.838 69,95 7.476 77,06 8.406 99,30 4.131 48,80 638 9,33 930 12,44

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex  Thị trường Mỹ:

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, dẫn đầu về sản lượng và giá trị trong nhiều năm liền.

Bảng 4.4 cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.4: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY STAPIMEX

TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 6 tháng đầu

năm 2012

Sản lượng (tấn) 2.689 3.319 3.606 1.772

Giá trị (triệu USD) 32,15 38,46 43,15 21,22

(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của phòng Kế toán, công ty Stapimex)

Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty sang Mỹ vẫn đạt 2.689 tấn sản phẩm các loại với tổng trị giá 32,15 triệu USD, chiếm 46,48% tổng sản lượng sản phẩm xuất khẩu. Sang năm 2010, lượng sản phẩm xuất sang Mỹ đã tăng thêm 630 tấn, nâng tổng sản lượng tôm của công ty xuất sang thị trường này lên đến 3.319 tấn (trị giá 38,46 USD), tăng 23,43% so với năm 2009. Năm 2011, công ty xuất sang Mỹ 3.606 tấn tôm đông lạnh các loại (trị giá 43,15 USD), tăng 287 tấn tương đương 8,65% so với năm 2010. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.772 tấn (trị giá 21,22 triệu USD), tăng 169 tấn tương đương 10,54% so với cùng kỳ năm 2011 (1.603 tấn).

Giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ hàng năm đều chiếm trên 40% tổng giá trị xuất khẩu. Điều này cũng chứng tỏ công ty đã rất nỗ lực trong

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex USD/VNĐ của Nhà nước ta trong thời gian qua luôn ở mức cao đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu của công ty. Tỷ giá được nâng lên khiến các nhà nhập khẩu Mỹ mua được nhiều hàng hóa hơn với sồ tiền vốn có. Do đó, họ sẽ tăng cường nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam và nhờ vậy công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng sản phẩm tôm xuất khẩu của công ty sang thị trường này ngày càng tăng.

Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ luôn tăng trong 3 năm qua nhưng có thể dễ dàng nhận thấy là mức tăng của cả 2 chỉ tiêu này đang giảm dần. Nguyên nhân của hiện trạng này là do Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính, người dân phải chi tiêu tiết kiệm hơn nên họ đã chuyển sang tiêu dùng nhiều các sản phẩm tôm với kích cỡ nhỏ và giá rẻ hơn so với trước làm giảm tỷ trọng các mặt hàng tôm cao cấp trong tổng lượng tôm xuất sang thị trường này nên đã kéo sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty sang Mỹ tăng ít dần qua các năm.

Hiện tại, việc xuất khẩu sản phẩm tôm của công ty sang Mỹ đang diễn biến tốt đẹp nhưng thị trường này đang dần bão hòa và cũng thường xuyên biến động, không ổn định gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, rủi ro sẽ rất lớn khi tập trung xuất khẩu với số lượng lớn vào một thị trường. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu đạt được kết quả tốt thì bên cạnh việc giữ cân đối thị phần xuất khẩu ở thị trường Mỹ thì công ty cần phải tăng cường tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng xuất khẩu sang các thịtrường khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường Nhật:

Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu dùng thủy sản lớn với nhu cầu tiêu thụ thủy sản khoảng 65kg/người/năm (theo VASEP). Đây là thịtrường có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nước ta và có truyền thống sử dụng các món ăn chế biến từ thủy sản là chính yếu trong các bữa ăn hàng ngày, các dịp lễ và nghệ thuật chế biến. Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng luôn xem Nhật là thị trường quan trọng cùng với Mỹ và đã không ngừng nỗ lực trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đưa sản phẩm của mình vào thị trường này. Kết quả là sản phẩm của Stapimex ngày càng được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng, cụ thể sản lượng và giá trị xuất khẩu sang Nhật của công ty đã tăng liên tục trong những năm qua.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Bảng 4.5 cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.5: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT CỦA CÔNG TY STAPIMEX

TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 6 tháng đầu

năm 2012

Sản lượng (tấn) 2.423 2.699 3.026 1.487

Giá trị (triệu USD) 21,96 25,28 35,20 17,26

(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của phòng Kế toán, công ty Stapimex)

Bảng 4.5 cho thấy, năm 2009, sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật là 2.423 tấn với tổng trị giá 21.96 triệu USD. Sang năm 2010, công ty xuất sang Nhật 2.699 tấn sản phẩm tôm các loại (trị giá 25,28 USD triệu), tăng 276 tấn, tương đương 11,39% so với năm 2009. Năm 2011, sản lượng tôm xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật tiếp tục tăng lên 3.026 tấn (trị giá 35,20 triệu USD), tăng 327 tấn, tương đương 12,12% so với năm 2010. Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của Stapimex tăng liên tục trong thời gian qua là nhờ vào việc công ty luôn xác định Nhật là thị trường truyền thống cần được giữ vững thị phần, do đó công ty luôn cố gắng tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường và đẩy mạnh nghiên cứu chế biến ra sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bằng chứng là sự ra đời 2 mặt hàng giá trị gia tăng cao cấp vào năm 2008 rất được người tiêu dùng Nhât ưa chuộng là Tempura và Ebifry. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, Stapimex đã xuất được 1.487 tấn sản phẩm các loại sang thị trường Nhật với tổng trị giá 17,26 triệu USD, tăng 142 tấn (10,56%) so với cùng kỳ năm 2011

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 tương đối ổn định với cơ cấu giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty đều trên 30% và mức tăng sản lượng và giá trị trong cả 3 năm đều cao và tăng dần. Đây cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung, côngty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng nói riêng trong nhiều năm qua và đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu cùng với việc thuế suất xuất khẩu tôm Việt Nam vào nước này giảm xuống còn 0% từ sau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 và được triển khai đồng bộ vào năm 2010. Do đó, đây thật sự là thị trường quan trọng mà Stapimex cần phải quan tâm phát triển và tìm giải pháp đảm bảo nguồn tôm nguyên liệu đặc biệt là tôm thẻ chân trắng để đáp ứng nhu cầu thị trường gia tăng như hiện nay và quan trong hơn hết là đảm bảo chất lượng sản phẩm khi mà Nhật cũng là một thị trường có yêu cầu rất khắt khe đối với chất lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu đặc biệt là về vấn đề VSATTP. Theo thông tin từ phía VASEP, tháng 10/2010, phía Nhật Bản quyết định tăng cường kiểm soát Trifluralin – một hoạt chất có trong thuốc diệt cỏ dùng để trị bệnh cho tôm nuôi - đối với 100% các lô hàng tôm nhập khẩu. Trước đó, khi Nhật tăng tần suất kiểm tra chất này từ 0% lên 30%, khối lượng tôm xuất khẩu sang thị trường này của nước ta đã sụt giảm mạnh, từ tăng trưởng ở mức trên 2 con số xuống chỉ còn 2,9% vào tháng 9 và -1,6% trong tháng 10. Tháng 6/2011, Nhật Bản chính thức kiểm tra dư lượng chất Enrofloxacin đối với tất cả các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Và mới đây nhất, ngày 18/5/2012, Nhật Bản bắt đầu kiểm tra Ethoxyquin – một hoạt chất được sử dụng làm chất chống oxy hóa phổ biến trong thức ăn chăn nuôi - đối với 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh xuất khẩu tôm từ nước ta vào thị trường này tăng mạnh từ 26% - 50% trong 3 tháng liên tục trước đó.

Thị trường Canada:

Canada là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Stapimex sau Mỹ và Nhật, là thị trường có nhiều tiềm năng mà công ty muốn tiếp tục thâm nhập phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định không quá khắt khe với các mặt hàng thủy sản thì nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm của người tiêu dùng Canada không thực sự cao và ổn định so với 2 thị trường dẫn đầu là Mỹ và Nhật.

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex Bảng 4.6 cho thấy, sản lượng và giá trị tôm xuất khẩu của công ty sang thị trường này trong thời gian qua cũng tăng giảm không đều.

Bảng 4.6: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG CANADA CỦA CÔNG TY STAPIMEX

TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 6 tháng đầu

năm 2012

Sản lượng (tấn) 794 617 824 405

Giá trị (triệu USD) 7,88 6,75 11,49 5,60

(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của phòng Kế toán, công ty Stapimex)

Trong nhiều năm trở lại đây, Canada luôn nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Đối với Stapimex, đây là thị trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm sau 2 thị trường Mỹ và Nhật. Năm 2009, công ty xuất 794 tấn tôm đông lạnh các loại với tổng trị giá 7,88 triệu USD sang thị trường này. Sang năm 2010, con số này giảm nhẹ xuống còn 617 tấn (trị giá 6,75 triệu USD), tức giảm 177 tấn, tương đương 22,29% so với năm 2009. Nguyên nhân do có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ngoài đặc biệt là Ấn Độ do nước này có lợi thế về các mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn vốn được người tiêu dùng Canada ưa chuộng trong khi nước ta chủ yếu sản xuất size nhỏ hơn. Năm 2011, sản lượng tôm xuất khẩu sang thị trường này của công ty đã tăng trở lại, đạt 824 tấn (trị giá 11,49 triệu USD), tương đương tăng 207 tấn và 33,55% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, công ty xuất được 405 tấn sang thị trường Canada, tổng trị giá 5,60 triệu USD, tăng nhẹ 39 tấn, tức 10,66% so với cùng kỳ năm 2011 (366 tấn).

Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu của Stapimex sang Canada trong giai đoạn này không thực sự ổn định đúng với kỳ vọng nhưng với tỷ trọng khá cao và

Tình hình xuất khẩu tôm tại công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex kịp nhu cầu của người tiêu dùng nơi đây, sản phẩm đã từng bước thâm nhập và phát triển tốt ở thị trường này và Canada cũng là một thị trường tiềm năng mà công ty phấn đấu mở rộng thị phần trong thời gian tới.

Thị trường EU:

Bên cạnh 2 thị trường truyền thống Mỹ và Nhật thì EU là thị trường có nhiều tiềm năng của công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng với nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên 400 tấn/năm. EU là thị trường rộng lớn và nhu cầu đa dạng với 27 quốc gia thành viên và trên 500 triệu dân. Đây là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của Stapimex sau Mỹ, Nhật và Canada. Do những đặc thù về vị trí địa lý, bản sắc văn hóa dân tộc, đây là thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người tiêu dùng EU có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao vì vậy họ luôn đặc biệt coi trọng chất lượng và VSATTP hơn so với giá cả. Thị trường này luôn được xem là một thị trường tốt đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung, Stapimex nói riêng.

Bảng 4.7 cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường EU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 48 - 67)