5. Kết cấu của báo cáo
2.1.4. Mô hình quản lý công ty
Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có cơ cấu và tổ chức quản lý kiểu trực tuyến chức năng cơ cấu này đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền quản lý công ty, mặt khác phát huy chuyên môn của đơn vị dưới sự lãnh đạo của Giám đốc.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) 2.1.4.1. Ban Giám đốc
Gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc
- Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất của
Công ty và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
- Phó Giám đốc: Quản lý và điều hành về nhân sự, trực tiếp điều hành và phân bổ công việc phòng cung ứng, chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động – PCC – Công đoàn. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, theo dõi và kiểm tra về mặt kỹ thuật và về tiến độ thi công công trình.
2.1.4.2. Phòng kế toán
Lập sổ sách kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính.
2.1.4.3. Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, về quy định xây dựng, tổ chức nghiên cứu các công trình xây dựng mới.
2.1.4.4. Phòng cung ứng vật tư
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư của công trình, dự trữ và lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư đầy đủ để đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và điều động các tổ cơ giới thực hiện công việc kịp thời và quản lý tổ thủ kho thực hiện theo nguyên tắc.
2.1.4.5. Các đội thi công
Thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng công trình theo đặc trưng riêng của từng đội.
Ban giám đốc
Phòng kế toán Phòng kỹ thuật
Phòng cung ứng vật tư Đội thi công Đội sản xuất
2.1.4.6. Các tổ sản xuất
Thực hiện các công việc phân công nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.1.4.7. Tổ chức tại công trường
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức tại công trường
(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) * Đặc điểm về lao động
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm và tiềm lực. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trên các lĩnh vực được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao phương pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho Công ty, hiện 60% số cán bộ của Hữu Huệ đều có trình độ trên đại học. Để đảm bảo
Chủ đầu tư Giám đốc
Các phó Giám đốc chuyên trách Đơn vị tư vấn giám sát Ban chỉ huy công trường Bộ phận KT chất lượng, an
toàn lao động Bộ phận tổ chức thi công Bộ phận vật tư
Các tổ thi công Các tổ thiết bị
máy móc
để hoạt động kinh doanh có bước đi phù hợp. Các dự án, công trình do Hữu Huệ thi công đều đạt và vượt tiến độ, đạt chất lượng cũng như tính mỹ thuật, được chủ đầu tư đánh giá cao.
Lao động trong ngành xây dựng yêu cầu sức khỏe tốt, do vậy lực lượng lao động trong công ty chủ yếu là nam giới.
* Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ.
- Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán công ty
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) Giải thích:
- Kế Toán Trưởng: Với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại công ty.
- Kế toán Thanh Toán: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt khi có chỉ đạo của cấp trên.
- Thủ Quỹ: Cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.
- Kế Toán tiền Lương (KTTL): Thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp cho toán thể nhân viên công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống kê theo quy định.
- Kế Toán Nguyên Vật Liệu (KTNVL): Có nhiệm vụ cung ứng NVL cho bộ phận thi công và lập báo cáo thống kê theo quy định.
- Kế Toán Công Nợ: Theo dõi số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng.
KT Thanh
Toán Thủ Quỹ KTNVL KTTL KT Công Nợ
Kế Toán Trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
+ Thực hiện công tác kế toán của công ty. + Thu thập, xử lý các chứng từ ban đầu. + Xây dựng giá thành P2, P3.
+ Theo dõi tình hình công nợ của công ty. + Lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và các cấp có thẩm quyền cao hơn.
Chức năng của phòng kế toán:
Trong suốt kỳ kế toán, phòng kế toán chi nhánh có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho ban giám đốc xí nghiệp đồng thời hạch toán chi phí, doanh thu. Hạch toán các khoản thuế phải nộp và thuế được khấu trừ gửi phòng kế toán của công ty. Tổng hợp số liệu lập BCTC.
- Sự vận dụng kế toán hiện nay
Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán của Công ty:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Với đặc thù của một Công ty về vật liệu xây dựng, khối lượng nhập xuất vật liệu nhiều vì vậy Công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.
+ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này, thực hiện theo dõi ở cả hai bộ phận kho và phòng kế toán. Ở kho: Việc ghi chép do thủ kho tiến hành lập trên thẻ kho với chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập- xuất vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành việc ghi chép số thực nhập, số thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ gửi các chứng từ đã được phân loại theo từng loại vật liệu cho nhân viên kế toán. Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản thì sổ kế toán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm cột ghi chép theo chỉ tiêu giá trị.
+ Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
+ Phương pháp xác định giá trị thành phẩm nhập kho: Theo phương pháp giá thực tế.
+ Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
+ Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
+ Phương pháp tính hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá thành: Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch CPSX do thay đổi định mức