Giải pháp 3: Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 71)

5. Kết cấu của báo cáo

3.2.3.Giải pháp 3: Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu

Như phân tích ở Chương 2 tỷ trọng các khoản phải thu đang giảm dần đó là một chiều hướng tốt chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang có những chính sách hợp lý để thu hồi nợ. Vì thế có thể áp dụng chính sách bán chịu để có thể gia tăng doanh thu cho Công ty.

Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ trở thành một thứ công cụ khuyến mại cho người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy công ty cần phải:

- Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu. Gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Xây dựng các điều kiện bán chịu: Thông thường căn cứ vào mức giá,lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.

- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: Thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi như là một trong những biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ, gia tăng doanh thu. Tuy vậy mâu thuẫn ở đây là đẩy mạnh tiêu thụ trong trường hợp này lại làm chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động. Chính vì vậy, phải tính toán hiệu quả sử dụng chính sách bán chịu sao cho phù hợp và gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mền dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đẩy mạnh tốc đọ luân chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 71)