Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 44)

5. Kết cấu của báo cáo

2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2.1. Phân tích biến động theo thời gian

Biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Biến động Mức tăng

(giảm) Tỷ lệ(%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 63.244.319 69.108.245 5.863.926 9,27 Các khoản giảm trừ doanh thu 431.016 634.089 203.073 47,11 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 62.813.303 68.474.156 5.660.853 9,01 Giá vốn hàng bán 59.384.327 64.487.872 5.103.545 8,59 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.428.976 3.986.284 557.308 16,25 Doanh thu hoạt động tài chính 13.116 12.967 (149) (1,14)

Chí phí tài chính 794.418 844.285 49.867 6,28

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.365.209 2.741.738 376.529 15,92 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 282.465 413.228 130.763 46,29

Thu nhập khác 0 20.691 (20.691)

Chi phí khác 76.225 81.276 5.051 6,63

Lợi nhuận khác (76.225) (60.585) 15.640 (20,52) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 206.240 352.643 146.403 70,99 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 36.092 88.160 52.068 144,3 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 170.148 264.483 94.335 55,44

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán)

Một số nhận xét:

Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy, trong năm 2013 dù nền kinh tế đang suy thoái, nhưng Công ty lại thu được nhiều thành tích khả quan.

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2013 tăng 9,27% tức là tăng 5.863.926 nghìn đồng. Doanh thu thuần năm 2013 tăng 9,01% tức là tăng 5.660.853 nghìn đồng. Năm 2013, tỷ lệ giảm trừ doanh thu do có hàng bán kém chất lượng bị trả lại là 634.089 nghìn đồng cao hơn so với năm 2012 là 431.016 nghìn đồng. Chỉ tiêu này tăng là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp tác động nhưng chưa có hiệu quả trong quản lý làm giảm chất lượng hàng hoá.

Mức tăng của giá vốn hàng bán là 5.103.545 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 8,59%. Vì doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ chi phí sản phẩm. Do đó, số lượng sản xuất tăng làm tổng giá vốn tăng. Tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ tốc độ tăng giá vốn khá cao tăng so với năm 2012 là 8,95%. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp vẫn đang theo đuổi những biện pháp tích cực để giảm đến tối đa chi phí sản xuất. Thực tế, Công ty đã có các biện pháp giảm chi phí sản xuất như: Xây dựng định mức cụ thể cho từng mặt hàng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công nhân làm đúng quy cách, chất lượng, giảm tối đa hàng kém chất lượng, quy trách nhiệm cho từng công nhân. Mặt khác, Công ty còn nâng cao chất lượng nguyên liệu, hầu hết nguyên liệu của Công ty được cung cấp bởi các nhà cung cấp nước ngoài có chất lượng cao, khi về Công ty được qua kiểm tra và đưa vào lưu ở kho riêng biệt. Công ty còn thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân viên, các công nhân có kinh nghiệm, tay nghề có nhiệm vụ hướng dẫn công nhân mới vào làm. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Do doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trong khi giá vốn hàng bán lại tăng với tỷ lệ thấp hơn nên lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 tăng 16,25% tức là tăng 557.308 nghìn đồng.

Trong năm 2013, doanh thu về hoạt động tài chính đã giảm so với năm 2012, doanh thu về hoạt động tài chính năm 2013 là 12.967 nghìn đồng, đã giảm 1,14% so với năm 2012.

Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên trong năm 2013. Do tăng quy mô sản xuất, số lượng sản xuất ra tăng mạnh so với năm 2012 nên các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là hợp lý. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 376.529 nghìn đồng, chi phí bán hàng tăng 49.867 nghìn đồng. Xét về giá trị tuyệt đối chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao hơn so với chi phí bán hàng 326.662 nghìn đồng. Nhưng xét về giá

hàng tăng 6,28%. Nguyên nhân là do trong năm 2013, vào quý III nguyên liệu mua về không đồng bộ làm quá trình sản xuất bị gián đoạn. Lúc đấy, Công ty phải nhập lô hàng mới để giao cho khách hàng và tiến hành tiếp tục thi công.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đã tăng 130.763 nghìn đồng so với năm 2012, tương đương tăng 46,29%.

Thu nhập khác phát sinh trong doanh nghiệp chủ yếu là thu phí tuyển dụng và kèm cặp nghề, bán phế liệu. Năm 2013, thu nhập khác đã tăng so với năm 2012 là 100% tương đương tăng 20.691 nghìn đồng.

Song bên cạnh đó khoản mục chi phí khác của công ty năm 2013 cũng tăng nhẹ so với năm 2012 là 5.051 nghìn đồng, tương ứng tăng 6,63%.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 là 52.068 nghìn đồng, tương đương tăng 144,3%. Có hai lý do để chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh là: Thứ nhất là năm 2012 công ty về xây dựng và thương mại có quy mô vừa và số vốn trên 20 tỷ đồng thì được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Thứ hai là doanh thu năm 2013 của công ty tăng lên.

2.2.2.2. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu

Khi phân tích kết cấu, chỉ tiêu doanh thu thuần được xác định là quy mô tổng thể, tương ứng tỷ lệ 100%. Các chỉ tiêu khác của báo cáo KQHĐKD được xác định theo kết cấu chiếm trong quy mô tổng thể đó. Qua việc xác định tỷ lệ các chỉ tiêu chi phí, lãi chiếm trong doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của 1 đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ.

Kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên bảng báo cáo KQHĐSXKD được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Kết cấu Năm 2012 Năm 2013 Biến động 2013/2012

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 63.244.319 69.108.245 100,07 100,93 0,86 Các khoản giảm trừ doanh thu 431.016 634.089 0,07 0,93 0,686

Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 62.813.303 68.474.156 100,00 100.00 0,00

Giá vốn hàng bán 59.384.327 64.487.872 94,54 94,18 (0,36) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.428.976 3.986.284 5,46 5,82 (0,36) Doanh thu hoạt động tài chính 13.116 12.967 0,05 0,02 (0,03) Chí phí tài chính 794.418 844.285 1,26 1,23 (0,03) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.365.209 2.741.738 3,77 4,00 (0,23) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 282.465 413.228 0,45 0,60 0,15

Thu nhập khác 0 20.691 0 0,03 (0,03)

Chi phí khác 76.225 81.276 0,12 0,12 (1,49)

Lợi nhuận khác (76.225) (60.585) (0,12) (0,09) (0,16) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 206.240 352.643 0,33 0,52 (0,14) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 36.092 88.160 0,06 0,13 (0,07) Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 170.148 264.483 0,27 0,39 0,12

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán)

Một số nhận xét:

- Qua bảng phân tích trên ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2013 có 94,18 đồng giá vốn hàng bán tạo ra 5,82 đồng lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và 0,6 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD

- Đối với năm 2012, trong 100 đồng doanh thu thuần có 94,54 đồng giá vốn hàng bán 5,46 đồng lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 0,45 đồng.

- Như vậy, khi so sánh về mặt kết cấu cho thấy với cùng 100 đồng doanh thu thuần, giá vốn hàng bán năm nay thấp hơn năm trước 0,36 đồng và lãi gộp từ hoạt

động sản xuất kinh doanh trong 100 đồng doanh thu chỉ tăng 0,15 đồng. Vậy, nếu năm nay, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính không tăng, doanh nghiệp có các biện pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên.

* Phân tích khái quát tình hình thực hiện doanh thu

Để xem xét tình hình thực hiện doanh thu của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ trước hết ta xem xét qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình biến động về doanh thu của Công ty qua 3 năm

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Biến động Năm

2012/2011 2013/2012Năm

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 37.515.658

63.244.31

969.108.245 25.728.661 5.863.926 Các khoản giảm trừ doanh thu 24.534 431.016 634.089 406.482 203.073 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp DV 37.491.12 4 62.813.30 3 68.474.15 625.322.179 5.660.853

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán)

Năm 2012, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 25.728.661 nghìn đồng so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là do sự giảm xuống của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, khoản mục này giảm 25.322.179 nghìn đồng. Các khoản giảm trừ doanh thu do hàng bán kém chất lượng bị trả lại năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trở lại bằng 5.863.926 nghìn đồng so với năm 2012. Song năm 2013 khoản phát sinh khoản giảm trừ doanh thu tiếp tục tăng mạnh so với năm 2012 tương ứng xấp xỉ bằng 1,5 lần. Đó là một dấu hiệu cho thấy giảm sút về chất lượng vật tư.

Để thấy rõ mức độ biến động của doanh thu và tình hình thực hiện doanh thu qua 3 năm vừa qua tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ ta minh hoạ qua đồ thị sau:

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu giá vốn của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán

2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

Bảng 2.6: Phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013

So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%)

I- Các khoản phải thu 13.976.360 27.157.472 13.181.112 94.31 1. Phải thu khách hàng 13.403.044 24.643.738 11.240.694 83.87 2. Trả trước cho người bán 570.822 2.499.246 1.928.424 337,8

3. Các khoản phải thu khác 2.494 14.488 11.994 480,9

5. Dự phòng các khoản phải

thu ngắn hạn khó đòi(*) 0 0 0 0

II- Các khoản nợ phải trả 58.510.351 62.749.157 4.238.661 7,24 1. Vay ngắn hạn 25.385.000 28.909.000 3.524.000 13,88 2. Phải trả người bán 8.340.451 9.609.453 1.269.002 15,22 3. Người mua trả tiền trước 23.355.299 22.445.732 (909.567) (3,89) 4. Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 377.763 498.062 120.299 31,85

6. Chi phí phải trả 737.900 809.478 71.578 9,70

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

314.083 477.432 163.349 52,01

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán)

Qua bảng phân tích tình hình công nợ trên, ta thấy đã có sự biến đổi rõ rệt qua hai năm.

Mức tăng giảm của từng khoản mục phải thu cụ thể như sau:

- Phải thu khách hàng tăng 83,87% tương ứng với 11.240.694 nghìn đồng. - Trả trước cho người bán tăng 337,8% tương ứng với 1.928.424 nghìn đồng. - Các khoản phải thu khác tăng 480,9% tương ứng với 11.994 nghìn đồng. - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi không có sự biến động cả hai năm.

Các khoản phải thu năm 2013 tăng 94,31% so với năm 2012 tương ứng với 13.181.112 nghìn đồng, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Đó là do Công ty có sự quản lý chặt chẽ các khoản mục phải thu và có chính sách thu tiền hợp lý: Thu tiền trước khi giao hàng, hàng tháng đều lập bảng kê các khách hàng còn tồn nợ và tiến hành gửi giấy thu nợ. Khoản bị chiếm dụng ở Công ty thấp cho thấy Công ty sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đang ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Mức tăng giảm các khoản phải trả cụ thể như sau:

- Khoản vay ngắn hạn tăng 13,88% tương ứng với 3.524.000 nghìn đồng. - Phải trả người bán tăng 15,22% tương ứng với 1.269.002 nghìn đồng. - Người mua trả tiền trước giảm 3,89% tương ứng với 909.567 nghìn đồng - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 31,85% tương ứng với 120.229 nghìn đồng. Lương của người lao động tháng 12/2013 chưa thanh toán.

- Chi phí phải trả tăng 9,7% tương ứng với 71.578 nghìn đồng.

- Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng 52,01% tương ứng với 163.349 nghìn đồng.

Các khoản phải trả năm 2013 tăng 7,24% tương ứng với 4.238.661 nghìn đồng. Số dư các khoản phải trả tập trung chủ yếu ở khoản mục vay ngắn hạn và phải trả người bán. Khoản người mua trả tiền trước giảm xuống, khoản mục này giảm xuống cũng thể hiện rằng, Công ty đang gặp khó khăn về khách hàng, do vậy nên có những biện pháp tích cực hơn để tạo uy tín cho khách hàng.

2.3.1.2. Các hệ số về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

Bảng 2.7: Các hệ số về khả năng thanh toán qua 2 năm 2012-2013

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012So sánh

I- Tổng tài sản 80.538.351 87.093.118 6.554.767

1. Tài sản ngắn hạn 66.677.743 69.622.161 2.944.418

Tiền và tương đương Tiền 994.924 1.754.794 759.870

Hàng tồn kho 50.615.558 38.522.008 (12.093.550)

2. Tài sản dài hạn 13.860.608 17.470.957 3.610.349

II- Nợ phải trả 58.510.496 62.749.157 4.238.661

1. Nợ ngắn hạn 58.510.496 62.749.157 4.238.661

2. Nợ dài hạn 0 0 0

III- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 206.240 352.643 146.403

a. Hệ số thanh toán hiện hành 1,14 1,11 (0,03)

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,02 0,03 0,01

c. Hệ số thanh toán tổng quát 1,38 1,39 0,01

d. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn 0 0 0

e. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,14 1,11 (0,03)

f. Hệ số thanh toán lãi vay 0,25 0,42 0,17

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán) a, Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 của Công ty là 1,14 lần, năm 2013 là 1,11 lần. Như vậy, năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,14 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở năm 2013 nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn hạn ở năm 2012, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng thấp. Tuy nhiên như đã xét ở trên, giá trị của hệ số thanh toán hiện hành này có giảm trong năm 2013 nhưng giảm không đáng kể vì vậy nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể là tài sản ngắn hạn đã chiếm 82,79% tổng tài sản năm

2012 và đã giảm thành 79,94% tổng tài sản năm 2013 mà tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn của mình vào tài sản ngắn hạn, số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả.

b, Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,02 lần, năm 2013 là 0,04 lần. Hệ số này ở cả hai năm đều rất thấp nhưng đã có xu hướng tăng nhanh trong năm 2013 (tăng 1,5 lần). Hệ số này quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho Công ty trong thanh toán công nợ vì vào lúc cần thì lại phải huy động vốn ở nhiều nguồn và có thể chịu chi phí tài chính lớn. Để kết luận trị giá của hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w