Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 50 - 55)

5. Kết cấu của báo cáo

2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán

2.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

Bảng 2.6: Phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013

So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%)

I- Các khoản phải thu 13.976.360 27.157.472 13.181.112 94.31 1. Phải thu khách hàng 13.403.044 24.643.738 11.240.694 83.87 2. Trả trước cho người bán 570.822 2.499.246 1.928.424 337,8

3. Các khoản phải thu khác 2.494 14.488 11.994 480,9

5. Dự phòng các khoản phải

thu ngắn hạn khó đòi(*) 0 0 0 0

II- Các khoản nợ phải trả 58.510.351 62.749.157 4.238.661 7,24 1. Vay ngắn hạn 25.385.000 28.909.000 3.524.000 13,88 2. Phải trả người bán 8.340.451 9.609.453 1.269.002 15,22 3. Người mua trả tiền trước 23.355.299 22.445.732 (909.567) (3,89) 4. Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 377.763 498.062 120.299 31,85

6. Chi phí phải trả 737.900 809.478 71.578 9,70

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

314.083 477.432 163.349 52,01

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán)

Qua bảng phân tích tình hình công nợ trên, ta thấy đã có sự biến đổi rõ rệt qua hai năm.

Mức tăng giảm của từng khoản mục phải thu cụ thể như sau:

- Phải thu khách hàng tăng 83,87% tương ứng với 11.240.694 nghìn đồng. - Trả trước cho người bán tăng 337,8% tương ứng với 1.928.424 nghìn đồng. - Các khoản phải thu khác tăng 480,9% tương ứng với 11.994 nghìn đồng. - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi không có sự biến động cả hai năm.

Các khoản phải thu năm 2013 tăng 94,31% so với năm 2012 tương ứng với 13.181.112 nghìn đồng, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Đó là do Công ty có sự quản lý chặt chẽ các khoản mục phải thu và có chính sách thu tiền hợp lý: Thu tiền trước khi giao hàng, hàng tháng đều lập bảng kê các khách hàng còn tồn nợ và tiến hành gửi giấy thu nợ. Khoản bị chiếm dụng ở Công ty thấp cho thấy Công ty sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đang ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Mức tăng giảm các khoản phải trả cụ thể như sau:

- Khoản vay ngắn hạn tăng 13,88% tương ứng với 3.524.000 nghìn đồng. - Phải trả người bán tăng 15,22% tương ứng với 1.269.002 nghìn đồng. - Người mua trả tiền trước giảm 3,89% tương ứng với 909.567 nghìn đồng - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 31,85% tương ứng với 120.229 nghìn đồng. Lương của người lao động tháng 12/2013 chưa thanh toán.

- Chi phí phải trả tăng 9,7% tương ứng với 71.578 nghìn đồng.

- Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng 52,01% tương ứng với 163.349 nghìn đồng.

Các khoản phải trả năm 2013 tăng 7,24% tương ứng với 4.238.661 nghìn đồng. Số dư các khoản phải trả tập trung chủ yếu ở khoản mục vay ngắn hạn và phải trả người bán. Khoản người mua trả tiền trước giảm xuống, khoản mục này giảm xuống cũng thể hiện rằng, Công ty đang gặp khó khăn về khách hàng, do vậy nên có những biện pháp tích cực hơn để tạo uy tín cho khách hàng.

2.3.1.2. Các hệ số về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

Bảng 2.7: Các hệ số về khả năng thanh toán qua 2 năm 2012-2013

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012So sánh

I- Tổng tài sản 80.538.351 87.093.118 6.554.767

1. Tài sản ngắn hạn 66.677.743 69.622.161 2.944.418

Tiền và tương đương Tiền 994.924 1.754.794 759.870

Hàng tồn kho 50.615.558 38.522.008 (12.093.550)

2. Tài sản dài hạn 13.860.608 17.470.957 3.610.349

II- Nợ phải trả 58.510.496 62.749.157 4.238.661

1. Nợ ngắn hạn 58.510.496 62.749.157 4.238.661

2. Nợ dài hạn 0 0 0

III- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 206.240 352.643 146.403

a. Hệ số thanh toán hiện hành 1,14 1,11 (0,03)

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,02 0,03 0,01

c. Hệ số thanh toán tổng quát 1,38 1,39 0,01

d. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn 0 0 0

e. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,14 1,11 (0,03)

f. Hệ số thanh toán lãi vay 0,25 0,42 0,17

(Nguồn số liệu:Dựa vào số liệu Phòng kế toán cung cấp tác giả tính toán) a, Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 của Công ty là 1,14 lần, năm 2013 là 1,11 lần. Như vậy, năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,14 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở năm 2013 nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn hạn ở năm 2012, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng thấp. Tuy nhiên như đã xét ở trên, giá trị của hệ số thanh toán hiện hành này có giảm trong năm 2013 nhưng giảm không đáng kể vì vậy nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể là tài sản ngắn hạn đã chiếm 82,79% tổng tài sản năm

2012 và đã giảm thành 79,94% tổng tài sản năm 2013 mà tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn của mình vào tài sản ngắn hạn, số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả.

b, Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2012 là 0,02 lần, năm 2013 là 0,04 lần. Hệ số này ở cả hai năm đều rất thấp nhưng đã có xu hướng tăng nhanh trong năm 2013 (tăng 1,5 lần). Hệ số này quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho Công ty trong thanh toán công nợ vì vào lúc cần thì lại phải huy động vốn ở nhiều nguồn và có thể chịu chi phí tài chính lớn. Để kết luận trị giá của hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có khả năng thanh toán tăng dần qua 2 năm 2012- 2013 khá hợp lý vì hệ số này thường biến động từ 0,1 đến 0,5.

c. Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2012 là 1,38 lần, năm 2013 là 1,39 lần. Trong 2 năm, hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 1 điều đó chứng tỏ tất cả các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Năm 2012, cứ đi vay 1 đồng thì có 1,38 đồng tài sản đảm bảo, còn năm 2013 thì cứ đi vay 1 đồng thì có 1,39 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này có sự thay đổi rất ít qua 2 năm đó là do có sự tăng lên một cách tương đối giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Tổng tài sản và tổng nợ phải trả đều tăng lên qua 2 năm 2012-2013.

d. Hệ số thanh toán nợ dài hạn

Hệ số thanh toán nợ dài hạn phụ thuộc vào hai yếu tố: Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ nợ vay và khoản nợ dài hạn của công ty. Năm 2012-2013 tại công ty không có khoản vay nợ dài hạn nào do đó hệ số thanh toán nợ dài hạn năm 2012 và năm 2013 đều bằng 0.

f. Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng (lợi nhuận trước thuế và lãi vay). So sánh nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết DN sẵn sàng trả tiền đi vay tới mức nào. Đối với Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ thì có hệ số thanh toán lãi vay khá lớn là 0,42 lần trong năm 2013. Vậy hệ

cho cho chủ nợ.Cứ tình hình phát triển như thế này thì có thể bù đắp lãi vay phải trả trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w