Chế độ lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 29)

5. Kết cấu của báo cáo

1.7.3.Chế độ lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

1.7.3.1. Các nội dung cần báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Tài sản.

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

Thuế và các khoản nộp Nhà nước.

Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. Các luồng tiền.

1.7.3.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm.

Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, Tổng công ty.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Đối với Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ.

Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh

1.7.3.3. Các đối tượng áp dụng

Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.

Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Công ty mẹ và tập đoàn lập báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

Các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

1.7.3.4. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 - DN

Chương 2:

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH THƯONG MẠI VÀ XÂY DỰNG HỮU HUỆ

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

2.1.1. Các thông tin chung về công ty

Tên công ty Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ

Vốn điều lệ 23.350.000.000 VNĐ

Địa chỉ Ngõ 128 - Tổ 24 - Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên

Điện thoại 0280.6252.888

Fax 0280.8584.868

Mã số thuế 4600 260 166 Cấp ngày 18/08/2000

Đơn vị cấp Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên Tài khoản số 00123600698

Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánhThái Nguyên Đại diện Ông Đào Hữu Huệ

Chức vụ Giám đốc

2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chính

+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp - Phá vỡ và chuẩn bị mặt bằng

- Vận tải hàng hóa đường bộ - Sản xuất nhôm kính

- Khai thác quặng, kim loại, đá, cát sỏi, đất sét…

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ được thành lập ngày 18/08/2000 theo Quyết định số 48/QĐ-BTC với số vốn là 23.350.000.000 đồng.

Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Với đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân có nhiều kinh nghiệm đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng và công nghiệp bất động sản.

Để luôn đáp ứng thật tốt những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới, Công ty luôn cập nhật phương pháp quản lý phù hợp đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp và thi công công trình. Trên mọi lĩnh vực hoạt động của mình, Công ty luôn tin tưởng sẽ mang đến cho chủ đầu tư không chỉ có chất lượng công việc mà hơn thế nữa là các giá trị tinh thần cũng như các ý tưởng mới trong hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, Công ty luôn mong muốn có sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các chủ đầu tư.

Mục tiêu phấn đấu của Công ty là tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án và thi công công trình, năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành những đơn vị kinh tế lớn mạnh của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Công ty áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chặt chẽ quá trình vận hành trang thiết bị của đơn vị. Đồng thời công ty đã và đang thực hiện biện pháp cải thiện môi trường sản xuất. Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

2.1.4. Mô hình quản lý công ty

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ có cơ cấu và tổ chức quản lý kiểu trực tuyến chức năng cơ cấu này đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền quản lý công ty, mặt khác phát huy chuyên môn của đơn vị dưới sự lãnh đạo của Giám đốc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) 2.1.4.1. Ban Giám đốc

Gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc

- Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất của

Công ty và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

- Phó Giám đốc: Quản lý và điều hành về nhân sự, trực tiếp điều hành và phân bổ công việc phòng cung ứng, chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động – PCC – Công đoàn. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, theo dõi và kiểm tra về mặt kỹ thuật và về tiến độ thi công công trình.

2.1.4.2. Phòng kế toán

Lập sổ sách kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính.

2.1.4.3. Phòng kỹ thuật

Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, về quy định xây dựng, tổ chức nghiên cứu các công trình xây dựng mới.

2.1.4.4. Phòng cung ứng vật tư

- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư của công trình, dự trữ và lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư đầy đủ để đảm bảo tiến độ sản xuất.

- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và điều động các tổ cơ giới thực hiện công việc kịp thời và quản lý tổ thủ kho thực hiện theo nguyên tắc.

2.1.4.5. Các đội thi công

Thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng công trình theo đặc trưng riêng của từng đội.

Ban giám đốc

Phòng kế toán Phòng kỹ thuật

Phòng cung ứng vật tư Đội thi công Đội sản xuất

2.1.4.6. Các tổ sản xuất

Thực hiện các công việc phân công nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

2.1.4.7. Tổ chức tại công trường

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức tại công trường

(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) * Đặc điểm về lao động

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm và tiềm lực. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trên các lĩnh vực được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao phương pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho Công ty, hiện 60% số cán bộ của Hữu Huệ đều có trình độ trên đại học. Để đảm bảo

Chủ đầu tư Giám đốc

Các phó Giám đốc chuyên trách Đơn vị tư vấn giám sát Ban chỉ huy công trường Bộ phận KT chất lượng, an

toàn lao động Bộ phận tổ chức thi công Bộ phận vật tư

Các tổ thi công Các tổ thiết bị

máy móc

để hoạt động kinh doanh có bước đi phù hợp. Các dự án, công trình do Hữu Huệ thi công đều đạt và vượt tiến độ, đạt chất lượng cũng như tính mỹ thuật, được chủ đầu tư đánh giá cao.

Lao động trong ngành xây dựng yêu cầu sức khỏe tốt, do vậy lực lượng lao động trong công ty chủ yếu là nam giới.

* Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ.

- Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán công ty

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng kế toán – tổ chức) Giải thích:

- Kế Toán Trưởng: Với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại công ty.

- Kế toán Thanh Toán: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt khi có chỉ đạo của cấp trên.

- Thủ Quỹ: Cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.

- Kế Toán tiền Lương (KTTL): Thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp cho toán thể nhân viên công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống kê theo quy định.

- Kế Toán Nguyên Vật Liệu (KTNVL): Có nhiệm vụ cung ứng NVL cho bộ phận thi công và lập báo cáo thống kê theo quy định.

- Kế Toán Công Nợ: Theo dõi số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng.

KT Thanh

Toán Thủ Quỹ KTNVL KTTL KT Công Nợ

Kế Toán Trưởng kiêm kế toán tổng hợp

Nhiệm vụ của phòng kế toán:

+ Thực hiện công tác kế toán của công ty. + Thu thập, xử lý các chứng từ ban đầu. + Xây dựng giá thành P2, P3.

+ Theo dõi tình hình công nợ của công ty. + Lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và các cấp có thẩm quyền cao hơn.

Chức năng của phòng kế toán:

Trong suốt kỳ kế toán, phòng kế toán chi nhánh có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cần thiết cho ban giám đốc xí nghiệp đồng thời hạch toán chi phí, doanh thu. Hạch toán các khoản thuế phải nộp và thuế được khấu trừ gửi phòng kế toán của công ty. Tổng hợp số liệu lập BCTC.

- Sự vận dụng kế toán hiện nay

Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán của Công ty:

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Với đặc thù của một Công ty về vật liệu xây dựng, khối lượng nhập xuất vật liệu nhiều vì vậy Công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.

+ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này, thực hiện theo dõi ở cả hai bộ phận kho và phòng kế toán. Ở kho: Việc ghi chép do thủ kho tiến hành lập trên thẻ kho với chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập- xuất vật liệu thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành việc ghi chép số thực nhập, số thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ gửi các chứng từ đã được phân loại theo từng loại vật liệu cho nhân viên kế toán. Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản thì sổ kế toán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm cột ghi chép theo chỉ tiêu giá trị.

+ Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

+ Phương pháp xác định giá trị thành phẩm nhập kho: Theo phương pháp giá thực tế.

+ Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

+ Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.

+ Phương pháp tính hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá thành: Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch CPSX do thay đổi định mức

2.1.5. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng

Áp dụng hệ thống chứng từ theo mà Bộ tài chính ban hành và thêm một số tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của Công ty.

Hệ thống chứng từ

Công ty đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và một số chứng từ theo yêu cầu quản lý riêng.

Hệ thống sổ sách

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản.

- Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; Thẻ kho (sổ kho); Sổ TSCĐ; …

Hình thức tổ chức công tác kế toán hiện đang áp dụng Công ty sử dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái.

Các loại sổ kế toán chủ yếu: - Chứng từ ghi sổ.

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trong tất cả các hình thức ghi sổ thì hình thức chứng từ ghi sổ có nhiều ưu điểm hơn vì dễ hiểu, rõ ràng, dễ phát hiện sai sót và điều chỉnh thích hợp với mọi hình thức xây dựng cơ bản, từ các công ty nhỏ, vừa đến lớn.

30

SỔ QUỸ SỔ CHI TIẾT

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CHỨNG TỪ GỐC

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc và các giấy tờ khác có liên quan, kế toán nhập số liệu vào máy vi tính. Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu và tiến hành khoá sổ, in ra các chứng từ, sổ sách cần

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 29)