Giải pháp 1: Xác định chính sách kinh doanh, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 69 - 70)

5. Kết cấu của báo cáo

3.2.1.Giải pháp 1: Xác định chính sách kinh doanh, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở các mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu – tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng – thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ.

Theo em, công ty có lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Công ty nên áp dụng chính sách tài trợ mạo hiểm: Tức là nguồn vốn Công ty nên áp dụng chính sách tài trợ cho các TSLĐ thường xuyên, thậm chí cho cả TSCĐ. Chính sách này rất dễ đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên các chỉ số này ở Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hữu Huệ là khá cao nên có thể áp dụng được để có thể điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý hơn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung.

Hiện nay, khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang ngày càng giảm. Doanh nghiệp cần phải tăng vốn chủ sở hữu bằng cách:

- Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.

- Vốn NSNN và các nguồn vốn có nguồn gốc NSNN như các khoản Nhà nước trực tiếp cung cấp hay các khoản đáng ra Công ty phải nộp cho Nhà nước nhưng được giữ lại để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận để lại Công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của Công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này, để tăng lợi nhuận để lại, Công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng và thương mại hữu huệ (Trang 69 - 70)