Phụ thuộc Boole dương đa trị

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển một số phụ thuộc logic trong cơ sở dữ liệu (Trang 28 - 30)

TT f m

1.6.3.Phụ thuộc Boole dương đa trị

Định nghĩa 1.6.7

Công thức f ∈ MVL(U) được gọi là công thức Boole dương đa trị (CTBDĐT) nếu f(e) =1, với e là phép gán trị đơn vị, e = (1,...,1).

Ký hiệu MVP(U) là tập toàn bộ các công thức Boole dương đa trị trên U.

Thí dụ 1.6.4

1. A∧B, (A∧B)∨(C∧B), (A∧B)∨((C∧B)→B)∨C∨1 là các CTBDĐT.

2. Các công thức suy dẫn, suy dẫn mạnh, yếu và đối ngẫu trong logic đa trị đều là các CTBDĐT.

3. Công thức A∧(¬B) không phải là CTBDĐT, vì khi A = B = 1 ta có 1∧0 = = min(1,0) = 0. Định nghĩa 1.6.8 R BộABCt114 7.5Hat2 617.5Hạnht315 5.0Xuân TR αABCα(t1,t1)111α(t1,t2)0 .500α(t1,t3)00.50α(t2,t3 )0.800.2

Ta gọi mỗi công thức Boole dương trong MVP(U) là một phụ thuộc Boole

dương đa trị (PTBDĐT) [46] .

Cho trị m ∈ [0;1], ta nói quan hệ R trên tập thuộc tính U m-thỏa PTBDĐT f và ký hiệu R(f,m) nếu TR ⊆ Tf,m. Ta nói quan hệ R m-thỏa tập PTBDĐT F và ký hiệu R(F,m) nếu R m-thỏa mọi PTBDĐT trong F,

R(F,m) ⇔∀ f F: R(f,m) ⇔ TR ⊆ TF,m

Nếu quan hệ R là m-thỏa PTBDĐT f ta cũng nói f m-đúng trong quan hệ R.

1.6.4. Định lý tương đương

Định nghĩa 1.6.9

Cho f và g là hai CTBĐT và trị m ∈ B. Công thức f dẫn ra được công thức g

theo ngưỡng m và ký hiệu f ╞(m) g, nếu Tf,m Tg,m. Ta nói f và g là hai công thức tương đương theo ngưỡng m, ký hiệu f ≡(m) g, nếu Tf,m = Tg,m. Với hai

tập các công thức F và G trong MVL(U) và trị m ∈ [0;1], F dẫn ra được G

theo ngưỡng m, ký hiệu F╞(m) G, nếu TF,m TG,m và F và G tương đương theo ngưỡng, F ≡(m) G, nếu TF,m = TG,m.

Chú ý

Thuật ngữ m-dẫn và m-tương đương được dùng để biểu thị khái niệm suy dẫn và tương đương theo ngưỡng m.

Định nghĩa 1.6.10

Cho tập PTBDĐT F, một PTBDĐT f và trị m ∈ [0;1]. Ta nói F m-dẫn ra được f theo quan hệ, và ký hiệu F ├(m) f nếu

R REL(U): R(F,m) R(f,m)

Theo định nghĩa về m-thỏa của quan hệ ta có

Định nghĩa 1.6.11

Cho tập PTBDĐT F, một PTBDĐT f và trị m ∈ [0;1]. Ta nói F m-dẫn ra

được f theo quan hệ có không quá hai bộ, ký hiệu F ├2(m) f nếu ∀RREL_2(U): R(F,m) R(f,m)

Theo định nghĩa về m-thỏa của quan hệ ta có

F ├2(m) f ⇔ ∀R∈ REL_2(U): TR ⊆ TF,m ⇒ TR ⊆ Tf,m

Định lý tương đương cho lớp phụ thuộc Boole dương đa trị được phát biểu và chứng minh trong định lý 1.6.1 dưới đây.

Định lý 1.6.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho tập PTBDĐT F, một PTBDĐT f và trị m ∈ [0;1]. Ba mệnh đề sau là tương đương [17], [46], [49]:

(i) F ╞(m) f (suy dẫn logic)

(ii) F ├(m) f (suy dẫn theo quan hệ)

(iii) F ├2(m) f (suy dẫn theo quan hệ có không quá 2 bộ)

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ phát triển một số phụ thuộc logic trong cơ sở dữ liệu (Trang 28 - 30)