9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.3.4. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp địa phương
Khối doanh nghiệp là các chủ lao động, người tiêu dùng và là người đóng góp vào nguồn thuế của địa phương. Họ tác động đến sự phát triển cộng đồng theo hai cách: Một là thông qua tiếng nói của mình ở mảng chính sách công (ví dụ như một doanh nghiệp luôn có tiếng nói tích cực ở Phòng thương mại và công nghiệp
93
địa phương); Hai là thông qua chiến lược hoạt động nhân đạo, hay còn gọi là trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Các hoạt động này một mặt giúp họ thực hiện mong ước đóng góp tích cực cho xã hội và mặt khác là để đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với công chúng và được công chúng nhận biết.
Xã Lam Cốt là một xã miền núi thuộc phía tây huyện Tân Yên, cách huyện lị 10km, hiện nay trên địa bàn xã chưa có nhiều các doanh nghiệp hoạt động nhiều, số lượng chủ yếu là một số doanh nghiệp trang trại cho hộ gia đình làm chủ với hoạt động là chăn nuôi. Chính vì vậy mà lực lượng lao động nghèo đặc biệt đối với nhóm người phụ nữ nghèo do điều kiện về trình độ còn hạn chế, họ ít có cơ hội tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại, rồi không được đào tạo nghề nghệp, thời gian không ổn định. Nên cơ hội của nhóm phụ nữ nghèo rất ít, họ phải tự tìm kiếm nguồn lực cũng như việc làm để cải thiện thu nhập cho gia đình.
Phỏng vấn sâu một bác thuộc gia đình phụ nữ nghèo được biết: “Chúng tôi đói ăn, không có tiền cho con cái đi học nên phải tự đi tìm việc thôi, không có công ty nào đầu tư hay mời những người nghèo và kém cỏi như chúng tôi đâu. May có những gia đình có kinh tế khá giả họ không có đủ lao động để làm thì họ có thuê chúng tôi theo mùa vụ, mỗi 1 xào cấy chúng tôi được trả là 70 nghìn đồng, mà cả ngày làm gì mà cấy được 1 xào, may ra được nửa, nhưng cũng chỉ vài ngày lại hết vụ cấy hay gặt. Vẫn đói và việc làm thì không có. Con cái chúng tôi cho học biết chữ rồi hết lớp 5 cho chúng nó nghỉ”. PVS Bác Kiện, 56 tuổi, thôn Tân Thành.
Ngoài ra, có một số chị em nghèo còn có sức lao động và nhanh nhẹn trong lúc thời gian nông nhàn đã chỉ động đi tìm kiếm việc làm như may công nghiệp tại các địa phương lân cận xung quanh. Do công việc và thời gian của chị em không ổn định và chỉ làm trong thời gian ngắn nên các doanh nghiệp cũng không thể tạo điều kiện dạy nghề tốt và hợp đồng lao động dài hạn với họ được, nhưng nhờ có sự chủ động đó cũng đã có một số chị em tự mình tạo dựng công việc riêng cho mình, hỗ trợ phần nào kinh tế cho gia đình bớt khó khăn.
Với tình hình hiện tại thì chính quyền xã Lam Cốt chưa có hình thức liên kết nào với các doanh nghiệp địa phương hay một tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ
94
cho người phụ nữ nghèo có thể tạo dựng được việc làm cho riêng mình và gia đình. Mặt khác các doanh nghiệp do điều kiện địa lý xa nên họ cũng không có sự chủ động tìm đến người nghèo để hỗ trợ.