Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 39 - 42)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống

Hệ thống là “tập hợp nhiều yếu tố cùng loại, hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất”. (Theo từ điển tiếng việt)

Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.

Thuyết hệ thống được phát trển vào những năm 1930 và 1940 do nhà sinh học Ludving Von Bertanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quá mọi lĩnh vực ( tin

37

học, sinh học, kinh tế, xã hội học) một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với những hệ thống xung quanh.

Các yếu tố của một hệ thống thường tham gia vào nhiều hệ thống khác. Điều này đòi hỏi mỗi một thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai.

Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống vì ngoài phần phương pháp (còn đang được phát triển và hoàn thiện), tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề về lý thuyết hệ thống cũng như phương hướng ứng dụng lý thuyết này trong thực tiễn

Tiểu hệ thống:

Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các danh giới, là bộ phận của hệ thống lớn.

Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: Hệ thống tâm lý, hệ thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia đình, hệ thống xã hội.

Vai trò của tiểu hệ thốngtrong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp trong xã hội. Như vậy, mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi trường nào đó mà cá nhân nào đó gặp phải.

Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống

- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Khi áp dụng nguyên tắc 1 trong nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy rằng xã Lam Cốt được nằm trong một chỉnh thể xã hội lớn hơn là huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu ở một xã cụ thể còn những xã khác sẽ được áp dụng tương tự.

- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi coi xã Lam Cốt là một hệ thống,

38

trong đó bao gồm các tiểu hệ thống như: hộ gia đình, họ hàng, hàng xóm, Hội LHPN, HND, doanh nghiệp, chính quyền địa phương… các tiểu hệ thống này liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có thể tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại. Như vậy có thể thấy các hệ thống trong cộng đồng đều có sự tương tác qua lại lẫn nhau tạo điều kiện để tiếp nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.

- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng để tồn tại. Chẳng hạn như các doanh nghiệp ở xã Lam Cốt muốn người dân có thiện cảm với mình, thì họ phải coi người dân là khách hàng là một tiểu hệ thống cùng tương tác với mình, phải chăm sóc một cách chu đáo, cẩn thận, đó chính là họ đang tạo ra năng lượng tồn tại cho doanh nghiệp đó

- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác. Như vậy, trong quá trình liên kết chúng tôi sẽ xác định rõ chức năng, chẳng hạn như HLHPN và HND cùng phối hợp đảm nhiệm chức năng kết nối, liên hệ, trạm y tế đảm nhiệm chức năng khám chữa bệnh, chính quyền địa phương đảm nhiệm chức năng tổ chức và quản lý, doanh nghiệp đảm nhiệm chức năng phát triển kinh tế… mỗi tiểu hệ thống đều có chức năng riêng cân bằng nhau, tuy nhiên cần phải có sự gắn kết các tiểu hệ thống lại với nhau. Như vậy, trong phạm vi của luận văn này tác giả xem phụ nữ nghèo là một hệ thống thân chủ cần được sự trợ giúp của các tiểu hệ thống như người thân, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các cơ sở y tế địa phương, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, HND…nhằm tạo dựng việc làm ổn định cho những phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam Cốt để họ vươn lên thoát nghèo.

Như vậy, lý thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử. Trong nghiên cứu đề tài, chúng ta vận dụng lý thuyết hệ thống với việc phân tích rõ về nhiệm vụ của những người làm công tác xã hội sẽ hỗ trợ như thế nào cho cộng đồng đang gặp khó khăn. Người làm công tác xã hội giúp phụ nữ nghèo sử dụng và tăng cường khả năng, năng lực của bản thân vào để cùng giải quyết vấn

39

đề ở đây là tạo dựng được việc làm. Cùng với những nhóm phụ nữ nghèo xây dưng các mối quan hệ giữa các cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học, làng xóm, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp địa phương với các hệ thống nguồn lực, từ đó liên kết những nhóm phụ nữ nghèo với những nguồn lực liên quan tới vấn đề tạo dựng việc làm cho họ cùng lên kế hoạch hỗ trợ. Bên cạnh đó những người làm công tác phát triển cộng đồng là cầu nối tác động để phát triển và thay đổi chính sách có lợi hài hòa cho các bên, đặc biệt là người nghèo. Ở đây cán bộ phụ nữ như người nhân viên phát triển cộng đồng hay nhân viên xã hội sẽ là người đóng vai trò thương lượng, đồng thuận với các bên, lên kế hoạch các bước đi đến mục tiêu chính, quyết định về sự linh hoạt và ưu tiên các mục tiêu, đánh giá lại xem ai là đơn vị có khả năng tham gia vào từng hệ thống.

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)