Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 37 - 39)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Abraham Maslow (1908 – 1970) được xem như là người sáng lập và dẫn đầu trào lưu chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học. Ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa hành vi và phân tâm học đặc biệt là cách tiếp cận nhân cách của S.Freud. Lý thuyết nhu cầu của Maslow không bắt nguồn từ lịch sử nghiên cứu trường hợp trong lâm sàng mà nó dựa trên nghiên cứu của những người trưởng thành có khả năng sáng tạo, độc lập và tự đương đầu. Maslow đưa ra kết luận, mỗi cá nhân sinh ra đều có những nhu cầu mang tính bản năng giống nhau và những nhu cầu này giúp chúng ta trưởng thành, phát triển và hoàn thiện các tiềm năng ở mỗi người.

35

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Những đặc điểm của nhu cầu được ông nêu rõ ràng: Nhu cầu càng ở bậc thấp trong thang nhu cầu thì sức mạnh, sự ảnh hưởng và sự ưu tiên của chúng càng lớn. Nhu cầu bậc cao là những nhu cầu yếu hơn; Những nhu cầu bậc cao xuất hiện muộn hơn trong cuộc đời. Nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn xuất hiện ngay từ tuổi ấu thơ, nhu cầu được chấp nhận và yêu thương cũng như nhu cầu về sự tự trọng xuất hiện vào tuổi thiếu niên, nhu cầu tự hoàn thiện bản thân mãi tới nửa đời mới xuất hiện; Những nhu cầu bậc cao càng ít cần thiết hơn cho sự tồn tại nên việc thỏa mãn những nhu cầu này có thể bị trì hoãn. Một nhu cầu bậc cao không được thỏa mãn thì gây ra những khủng hoảng nhưng một nhu cầu bậc thấp không được thỏa mãn sẽ gây nên khủng hoảng cho con người. Vì vậy Maslow gọi những nhu cầu bậc thấp là những nhu cầu bị thiếu hụt. Những nhu cầu này nếu không được thỏa mãn sẽ tạo cảm giác thiếu hụt ở mỗi cá nhân. Mặc dù những nhu cầu bậc cao ít cần thiết hơn cho sự tồn tại nhưng chúng lại góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Việc thỏa mãn những nhu cầu bậc cao sẽ giúp con người nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Vì vậy Maslow gọi nhu cầu bậc cao là những nhu cầu phát triển. Việc thỏa mãn những nhu cầu bậc cao cũng có lợi về mặt tâm lý. Nó

36

Các điều kiện bên ngoài (xã hội, kinh tế, chính trị) cần cho sự thỏa mãn hoàn toàn trước khi nhu cầu ở bậc kế tiếp trở nên quan trọng. Maslow đưa tỷ lệ phần trăm giảm dần sự thỏa mãn các nhu cầu. Giả định rằng một người được thỏa mãn mọi nhu cầu thì nó gồm 85% về nhu cầu sinh lý, 70% nhu cầu an toàn, 50% nhu cầu được chấp nhận và yêu thương, 40% nhu cầu tự trọng và 10% nhu cầu hoàn thiện bản thân.

Đối với ông thì con người phải đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu cơ bản đầu tiên mới phát triển những nhu cầu khác ở mức độ khác cao hơn. Đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt đối với những nhóm là phụ nữ nghèo thì những nhu cầu cơ bản đó là được ăn no mặc ấm, muốn có ăn có mặc con người ta cần có một cộng việc tạo ra thu nhập, biết cách tạo ra của cải vật chất. Vậy của cải vật chất từ đâu mà có, từ công việc hằng ngày của những người nông dân nghèo một nắng hai sương. Khi có một công việc tương đối có thể đảm bảo thu nhập cũng như ổn định đời sống cho những người nghèo thì họ sẽ có ăn, có mặc và ổn định hơn, thu nhập cao hơn thì những nhu cầu khác của họ đồng thời cũng sẽ được đáp ứng, thậm chí họ sẽ giống như bao những người khác, họ sẽ phát triển nhu cầu của họ hơn nữa, không chỉ có ăn, ở hay đi lại mà còn là sự tôn trọng và yêu thương, một nhu cầu toàn diện hơn.

Dựa trên thang nhu cầu của Maslow, NVCTXH áp dụng vào đề tài nhằm xác định, đánh giá những nhu cầu thực tế của nhóm những người lao động nghèo nói chung và những phụ nữ nghèo nói riêng, để xem họ đang ở bậc thang nhu cầu nào từ đó có biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp, kịp thời, mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)