Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 36 - 37)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.1.1.4.Các khái niệm liên quan

người đầu tiên và xuyên suốt hành động.

Từ những khái niệm như “Liên kết nguồn lực”, “Dựa vào cộng đồng”, chúng tôi xin đưa ra khái niệm “Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng” như sau: “Liên kết nguồn lực dựa vào cộng đồng là những hành động kết nối các loại nguồn lực của các tiểu hệ thống trong cộng đồng ấy. Để có thể kết nối được nguồn lực, thì người làm công tác kết nối phải đánh giá được các loại nguồn lực, tìm ra những người làm đầu mối thuộc từng tiểu hệ thống và xây dựng các mô hình hoạt động cụ thể trong những trường hợp cụ thể”

1.1.1.4. Các khái niệm liên quan * Phụ nữ nghèo: * Phụ nữ nghèo:

Phụ nữ nghèo là nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 16 trở lên thường có học vấn thấp, sức khoẻ kém, tỷ lệ goá chồng cao, nhận thức hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, sinh hoạt. Họ dễ bị tổn thương và rất ít cơ hội để cải thiện đời sống và thăng tiến bản thân, phụ nữ nghèo thường là lao động thuần nông hoặc

“buôn thúng bán bưng”, lao động chân tay không chuyên môn. Họ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo. Họ thường là chủ hộ do mất đi người chồng hoặc người chồng do mất sức lao động nên họ bất đắc dĩ trở thành trụ cột gia đình. Bên cạnh đó phụ nữ nghèo có đời sống khó khăn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ kinh tế - xã hội và văn hoá, ít có cơ hội phát triển bản thân và gia đình.

34

* Phụ nữ nghèo ở nông thôn

Phụ nữ là người đảm nhiệm hầu như toàn bộ công việc nội trợ gia đình, nuôi con cái và chăm sóc người già, người ốm ở các gia đình; là lực lượng chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo, quản lý cộng đồng; phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mới vừa là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn.

Phụ nữ nghèo ở nông thôn là những người phụ nữ sinh sống và làm việc ở nông thôn. Họ là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ. Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Do đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thường là người phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó. Phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ…

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 36 - 37)