Tiêu chuẩn đánh giá người nghèo (hộ nghèo) của Việt Nam

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 49 - 52)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá người nghèo (hộ nghèo) của Việt Nam

Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo (hộ nghèo).

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị

Cá nhân Các quan hệ gia đình Việc làm

Cá nhân Các quan hệ chức năng Việc làm

Cá nhân Các quan hệ gia đình và quan hệ chức năng

47

là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

1.2.2. Chính sách tạo việc làm của xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh bắc Giang nói chung và hỗ trợ người phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm nói riêng

Lam Cốt là một xã miền núi còn nghèo và nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Lao động được đào tạo nghề là một trong những nguồn lực chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung. Do vậy công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối với lao động là những phụ nữ nghèo nói riêng luôn được HPN, HĐND, UBND xã, huyện, tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao.

Trong những năm qua, xã và Huyện ủy và UBND huyện đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã và huyện. Điều này được thể hiện rõ qua nhận định: Vấn đề tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho người lao động nói chung và người nghèo nói riêng từ nay đến năm 2020 của huyện là một vấn đề phức tạp. Song không vì thế mà huyện bỏ qua, muốn giải quyết được vấn đề đó các cấp, các ngành và đoàn thể đã đặt nó như một mhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi các cấp các ngành phải có trách nhiệm tiến hành thường xuyên và lâu dài. Trong quá trình giải quyết việc làm huyện đã chỉ thị tới các xã cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, phát triển mọi thành phần kinh tế, đồng thời chú ý lồng ghép các chương trình, dự án tạo việc làm, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm và giải pháp thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và từng thời kỳ. Để giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cần phải có sự lãnh đạo tập trung và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự quan tâm của các đoàn thể quần chúng.

Thông qua nhiều chính sách về dạy nghề được ban hành và triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ, người tàn tật, lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác từ 50% trở lên. Đặc biệt là ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về

48

việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” [11]. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Giang đã hướng dẫn các huyện, thành phố điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt [11].

Có thể nói, điểm nhấn trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là những đối tượng người nghèo, trong đó có lao động là phụ nữ nghèo của tỉnh Bắc Giang trong năm 2013 là đã góp phần tạo việc làm mới cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng quỹ thời gian sử dụng lao động trong nông thôn.

Để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 - 2015 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện một số giải pháp: Một là: Tập trung tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn để lao động nông thôn xác định được học nghề tạo việc làm vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ; Triển khai có hiệu quả công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hàng năm làm cơ sở để hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu của người học nghề và thực tế phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thành phố.

Riêng đối với xã Lam Cốt, những năm gần đây, Hội LHPN xã đã mạnh dạn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, bảo lãnh thực hiện các dự án tạo nguồn vốn hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập theo hướng phát triển chăn nuôi và trồng trọt, từ đó, đã có nhiều chị em phụ nữ vượt khó vươn lên và thoát nghèo bền vững.

49

Hội LHPN xã Lam Cốt hiện có 2080 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 24 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hội viên còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức. Trước thực trạng đó, Hội Phụ nữ xã đã tích cực tuyên truyền các phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”;

“xây dựng mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm”; “Phụ nữ giúp nhau thoát nghèo có địa chỉ”… đến từng hội viên phụ nữ. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác vận động hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT tới hội viên để chị em vận dụng vào mô hình sản xuất của gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm giúp chị em hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư vào sản suất, kinh doanh góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện giúp 241 hộ vay, tổng dư nợ trên 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội cũng chỉ đạo các chi, tổ hội vận động hội viên giúp nhau bằng nhiều hình thức như: trao đổi kinh ng,hiệm sản xuất, cho vay không tính lãi, hỗ trợ con giống, cây giống, vật nuôi có giá trị để phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo [19].

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)