Vị thế của người phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam cốt

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 72 - 78)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.4.2.Vị thế của người phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam cốt

Phụ nữ nông thôn là những người phụ nữ sinh sống và làm việc ở nông thôn. Trong cơ cấu dân số, gần 80% dân Việt Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn

70

là một cộng đồng người phong phú, đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề – kể cả những ngành nghề nặng nhọc và độc hại. Theo thống kê, lao động nữ nông thôn chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Hiện nay, có rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ. Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Do đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thường là người phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó. Phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ…

Phụ nữ là người đảm nhiệm hầu như toàn bộ công việc nội trợ gia đình, nuôi con cái và chăm sóc người già, người ốm ở các gia đình; là lực lượng chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, tuyên truyền, lãnh đạo, quản lý cộng đồng; phụ nữ nông thôn vừa đóng vai trò xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mới vừa là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn.

Phụ nữ nông thôn nói chung và phụ nữ nông thôn nghèo nói riêng đang có vai trò và vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế – xã hội ở nông thôn. Nhưng riếng đối với nhóm phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt, qua chúng tôi tìm hiều theo phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm thì được biết họ là những người lao động nghèo hoàn toàn rất hạn chế và hầu như là không có tiếng nói và quyền lực, những người phụ nữ thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Không có tiếng nói và quyền lực còn

71

thể hiện ở chỗ những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ. Người phụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của họ. Riêng đối với những phụ nữ đơn thân xã Lam Cốt thì những công to việc lớn trong gia đình đều do họ tự phải đưa ra quyết định, họ thường có ít tiếng nói trong họ hàng và địa vị xã hội trong cộng đồng làng xóm.

Đối với phụ nữ xã Lam Cốt nói riêng thì họ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, do họ không có quyền quyết định, có trình độ học vấn thấp hơn và có ít cơ hội hơn… Những người phụ nữ nghèo ở xã Lam cốt thường ít học, đẻ nhiều nên sức khỏe kém. Bên cạnh đó, do thiếu sức lao động lại không có kỹ năng nghề nên việc làm của phụ nữ bấp bênh, thu nhập thấp. Từ đó thiếu cơ hội nâng cao kỹ năng và trình độ… Tất cả những yếu tố đó tạo thành cái vòng luẩn quẩn nghèo đói đối với nhiều thế hệ phụ nữ nghèo xã Lam cốt nói riêng và phụ nữ nông thôn của xã nói chung.

Quá nhiều khó khăn và thiếu thốn, nên dù rất nỗ lực nhưng họ không thể thoát nghèo và cảm giác của họ là “tuyệt vọng” và họ không tự tin mình có thể thoát nghèo trong thời gian trước mắt nếu không nhận được sự cứu trợ thích đáng từ phía Nhà nước. Nhiều người nhận thức rất rõ muốn được xã hội tôn trọng, có một địa vị trong xã hội trước hết phải thoát nghèo. "Chúng tôi nghèo là do gia đình bản thân không có cái gì cả, tài sản không, nghề nghiệp không, để sống bình thường như các gia đình khác đã khó nói chi đến cái địa vị, quyền lực hay quen biết người cao chức trọng. Nói nghe xa xôi quá!" PVS làm ruộng, 40 tuổi, thôn Đồng Thờm. Nói cách khác, nghèo đi đôi với hèn nên người nghèo không bao giờ nghĩ đến địa vị, uy tín của mình trong xã hội.

Do vậy, trong chiến lược tạo dựng việc làm của người phụ nữ ở xã Lam Cốt không có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy họ có suy nghĩ hay kế hoạch, phương tiện để có một chức danh. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là vị thế là một nguồn vốn mà với người nghèo nói chung phụ nữ nghèo nói riêng là không tồn tại.

Trong giáo dục gia đình, phần lớn những người phụ nữ nghèo luôn giáo dục con cái "đói cho sạch, rách cho thơm". Họ làm đủ thứ nghề nhưng những đồng tiền mà họ có được đều là mồ hôi, nước mắt. Phần lớn trong số họ luôn tự hào và cố gắng trở thành một tấm gương cho con cái. "Mặc dù nghèo khổ nhưng tôi vẫn quyết

72

tâm làm đủ thứ nghề mong sao hai đứa con học hành nên người. Để sau này tôi không hổ thẹn với vong linh của anh ấy. Tội lắm, khi sống hiền lành lắm, chỉ nhắc cố nuôi con nên người mình nhé!" (nói đến đây nước mắt chảy vòng quanh đôi mắt người phụ nữ trẻ). PVS nông dân, 38 tuổi, thôn Tân Thành.

Đó là những giá trị văn hoá bền vững của người phụ nữ nơi đây "cam kết" và bền bỉ truyền dạy cho con cái với hy vọng lớn lên sẽ thành người để họ không hổ thẹn với người chồng đã khuất hay với bà con xóm giềng. Chính những giá trị ấy đã giúp cho họ và gia đình mình đứng vững trong cuộc sống còn bộn bề những khó khăn

2.1.4.3. Đặc điểm đời sống, y tế * Đặc điểm về đời sống:

Đánh giá về tình hình chung, hầu hết những phụ nữ nghèo được phỏng vấn sâu tại 4 thôn nghiên cứu đều cho là đời sống địa phương họ mấy năm nay có khá hơn, nhất là về đời sống văn hoá tinh thần. Đời sống vật chất được nâng lên một ít, các loại vật dụng trong gia đình như xe máy, xe đạp là phương tiện chủ yếu để phục vụ làm ăn của người dân có nhiều hơn. Tuy nhiên sự tăng lên này có vẻ không đồng đều và chưa bền vững. Những phương tiện nghe nhìn ở xã Lam Cốt có phát triển, hiện nay 80% hộ dân có ti vi, tuy chỉ là tivi đen trắng (giá từ 100‐150 nghìn đồng/chiếc), đủ để nắm tình hình thời sự, tin tức... Địa phương cũng có tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, ca hát cho lớp trẻ và thanh niên. Ý kiến này nghe được từ cả những phụ nữ trung niên cho đến người già ở địa bàn nghiên cứu.

Dưới đây là ý kiến của người dân ở 5 thôn địa bàn khảo sát về đời sống của họ những năm vừa qua. “Đời sống có khác so với 3 năm trước đây ở chỗ là có nhà nước đầu tư các nguồn cho vay vốn nhỏ để cho nhân dân và phụ nữ nghèo nâng cao một phần đời sống, nhưng những người nghèo như chúng tôi lại phải mang nợ rất nhiều, nếu bán các đồ dùng đi để trả nợ thì lại trở nên rất nghèo. Thực tại đời sống có nâng lên là do nguồn vốn đầu tư nhưng đến thời hạn trả nợ đi rồi thì người dân nghèo lại đói khổ, một số nhà khá nhưng trả nợ đi rồi lại trở về bình thường”. (Một cô phụ nữ thuộc hộ nghèo có tuổi ở thôn Chung nhận xét). Có thể nói đời sống kinh tế của nhân dân ta có nhích lên nhưng không rõ rệt và không đồng đều. Trong

73

thảo luận nhóm nữ, xã Lam Cốt, một chị phụ nữ khác, người dân tộc Tày ở Lam Cốt cũng có nhận xét tương tự: “ Trong mấy năm gần đây, trong thôn xóm nhờ có chính phủ và chính quyền địa phương cung cấp những thông tin kiến thức bên ngoài đi vào có khá hơn trước. Văn hoá có khá lên, về kinh tế có sự biến chuyển nhưng không đáng kể, giao thông, điện đường, trường trạm thì có khá lên rõ rệt. Kinh tế về mặt trồng trọt, chăn nuôi chưa được khá lên mấy vì đất đai ở đây hạn chế. Giống nuôi thì chưa có gì, cây trồng chỉ có tạp giao, ngoài ra cây con thì chưa đâu vào đâu cả”. (nữ, 49 tuổi, dân tộc Tày, Thôn Chung, Lam Cốt). Trong khi cuộc sống có khá lên ít nhiều cả về văn hoá và vật chất, theo người dân địa phương, trẻ em được hưởng lợi hơn cả, vì các em được chăm sóc nhiều hơn trong việc học hành. Một chị lao động nghèo ở thôn Kép Vàng nhận xét: “Đời sống có khá hơn, nói chung tất cả mọi người đều được hưởng, nhưng so với những người khác thì trẻ em vẫn hơn, hơn là trong sự học hành, các em có sự chăm sóc nhiều hơn, đầy đủ hơn”. (Theo thảo luận nhóm, Nữ, 37 tuổi, thôn Kép vàng).

* Y tế:

Điều kiện sống nghèo khổ là một yếu tố ảnh hưởng và cũng được biểu hiện thông qua tình trạng sức khoẻ của gia đình phụ nữ nghèo. Qua phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã, số gia đình có người ốm nặng chiếm 64,3%; trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh chiếm 39%, nam giới 29,3%, người già 23% và trẻ nhỏ 7,9% [19]. Do phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt lao động nặng nhọc, vất vả và không ổn định nên ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của họ vì họ là lực lượng lao động nòng cốt của gia đình. Tuy nhiên, với đức hy sinh cho gia đình, con cái nên hầu như họ không quan tâm đến sức khoẻ bản thân trong cả chế độ dinh dưỡng và chăm chữa. Vì vậy, tình trạng sức khoẻ của chị em thường kém. Điều kiện làm việc và điều kiện khám chữa bệnh không đảm bảo sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ lâu dài của chị em và gia đình họ. Tình trạng sức khoẻ được xác định bởi một số yếu tố: trạng thái sức khoẻ sau một ngày làm việc, tình trạng mắc bệnh, nơi khám bệnh và đặc biệt là cảm nhận của bản thân…

74

Về trạng thái sức khoẻ sau một ngày làm việc, câu trả lời chung nhất là rất mệt mỏi và chỉ muốn được nghỉ ngơi. Họ đều nhận thấy công việc hiện tại rất vất vả và ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài. Tuy nhiên, không một ai có ý định chuyển đổi hay bỏ nghề vì đó là nguồn thu nhập chính để duy trì sự tồn tại của bản thân và gia đình họ.“Tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt mới về đến nhà, việc đồng áng có một mình tôi. Về đến nhà ăn uống xong chẳng muốn xem ti vi mà chỉ buồn ngủ thôi. Ngủ sớm để sáng sớm còn ra đồng. Làm luôn chân luôn tay mà có hết việc đâu”. PVS cô Tần 45 tuổi, thôn Tân Thành.

Về tình trạng mắc bệnh, qua phỏng vấn tỷ lệ mắc bệnh của chị em chiếm cao nhất, đặc biệt là bệnh mãn tính và một số bệnh do lao động vất vả như thoái hoá khớp 23%, thần kinh 9,2%...[19]. Bản thân các chị không phải không nhận thức được nguyên nhân cũng như cách giảm nhẹ và phòng ngừa, nhưng thực tế để đảm bảo nguồn thu nhập của gia đình, các chị đã không có điều kiện để chăm sóc sức khoẻ của mình. “Tôi biết mình bị viêm đa khớp nặng mấy năm nay, đi lại khó khăn do ăn uống kham khổ, lại không được chữa trị gì nên càng ngày càng nặng, nhưng làm gì có tiền chữa bệnh. Mà nghĩ làm để đi chữa bệnh lấy tiền đâu nuôi con ăn học nên thôi”. PVS cô bán hàng khô, 48 tuổi, thôn Đồng Thờm.

Tình trạng sức khoẻ kém của các thành viên trong gia đình hộ nghèo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng việc làm và thoát nghèo của người phụ nữ và gia đình họ. “Bây giờ đi bệnh viện tốn tiền lắm mà nghỉ việc buổi nào bị trừ lương buổi đó. Căn bệnh đau nửa đầu của chị ít nhiều do công việc ở lò gạch hít phải khí độc khi gạch nung xong. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này của chị. Chị biết vậy nhưng vì cuộc sống của bản thân mình và con cái nên cũng phải tiếp tục làm việc”. PVS chị Thân lò gạch, 37 tuổi, thôn Kép Vàng

Về nơi khám chữa bệnh, mặc dù nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí bằng thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, nhưng kinh tế khó khăn, đi viện kèm theo với việc mất thu nhập khiến cho người phụ nữ “sợ” phải đi khám chữa. Họ chịu đựng hoặc tự mua thuốc điều trị cho đến khi sức khoẻ kiệt quệ mới đến bệnh viện, mà lúc đó thì chi phí chạy chữa khỏi bệnh càng cao khiến cho kinh tế của nhiều gia đình

75

nghèo kiệt quệ thêm. “Thu nhập chắc một mình chú làm tháng một triệu, đủ mua thức ăn, cô thì lương lậu không có, đau ốm phải mổ Hà Nội và hiện tại đi lại rất khó khăn tháng mất một triệu để chữa bệnh mà vẫn không khỏi lại còn con cái học hành”. PVS nghỉ mất sức, 50 tuổi, thôn Kép Vàng

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 72 - 78)