9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.1.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình tạo dựng việc làm nhằm
thoát nghèo của phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam Cốt
Theo kết quả phân tích 200 phiếu hỏi định lượng phụ nữ nghèo xã Lam Cốt đã đưa ra một loạt nguyên nhân khiến cho cuộc sống của họ tiếp tục rơi vào vòng xoáy của không việc lam rồi đói nghèo.
60
Ốm đau, bệnh tật luôn gắn liền với người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng như một thứ “số phận”, và không ít người đã không có điều kiện để khắc phục tình trạng đó. Những bệnh được thấy nhiều ở người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo là bệnh thần kinh, lao phổi, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung v.v...Trong số chúng tôi tiếp xúc (ở những cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn), nhiều người mắc phải các loại bệnh này.
Đây cũng chính là nguyên nhân đầu tiên và chính khiến cho một số nhóm phụ nữ ở xã Lam cốt rơi vào vòng xoáy đói nghèo. Số phụ nữ nghèo trong đại diện tổng điều tra phân tích có nguyên nhân do ốm đau, bệnh tật chiếm tỷ lệ là 45% nguyên nhân cơ bản và cao nhất trong nhóm các nguyên nhân được lựa chọn. Gia đình đã nghèo nay trong gia đình lại có thành viên bị ốm, cái nghèo lại càng nghèo khi tiền ăn còn không đủ huống chi là tiền chạy chữa thuốc thang.
Biểu đồ 2.5. Khó khăn dẫn đến nghèo của phụ nữ nghèo xã Lam Cốt(%). 45 17.5 24.5 20 11.5 Thiếu vốn Thiếu kiến thức, kĩ năng Thiếu lao động Ốm đau bệnh tật Không có nghề phụ
(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) 2.1.2.2. Khó khăndo thiếu nhân lực lao động
Theo quan niệm của người Việt, người chồng là trụ cột của gia đình nên có câu: “con không cha như nhà không nóc” hoặc “đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ
61
ấm”. Tìm hiểu phân tích những ý kiến và theo nhận thức của phụ nữ nghèo trong khảo sát, mất chồng và vì gia đình ít con cái là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến họ và gia đình rơi vào vòng nghèo đói. Đề cập đến những khó khăn để gia đình có thể thoát nghèo thì có tới 24,5% phụ nữ nghèo cho rằng do gia đình họ thiếu đi nhân lực lao động chính. Một mình người phụ nữ vừa đảm nhận công việc chăm lo gia đình vừa là trụ cột kinh tế gia đình nên họ không thể thoát nghèo. “Trước đây khi chồng cô chưa mất thì gia đình cô cũng không phải là hộ nghèo, không khó khăn như bây giờ. Chồng cô là người mang lại thu nhập chính cho gia đình, gia đình cô vẫn đang khá hơn so với bà con lối xóm. Nhưng chồng cô mất do tai nạn, công việc của cô cũng gặp rủi ro, kinh tế suy sụp. Giờ gia đình trông vào mình thu nhập của cô nên cô phải cố gắng làm việc”. PVS cô Hiền bán bánh, 46 tuổi, thôn Tân Thành.
Nhóm phụ nữ làm chủ hộ trong những hộ thiếu vắng chồng không chỉ chịu nhiều thiệt thòi về mặt kinh tế so với các hộ khác, mà họ còn chịu thiệt thòi về mặt tinh thần, sự cô đơn trước những khó khăn trong cuộc đời. Đây cũng là nhóm hộ đáng quan tâm nhất về mặt chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm hay các chính sách giúp phụ nữ nghèo đơn thân thoát nghèo, ổn định cuộc sống..
2.1.2.3. Khó khăndo không có nghề phụ khác
Lam cốt là xã thuần nông, hơn 90% dân số lao động bằng nghề nông mà sản xuất thuần nông kĩ thuật thấp thì tình trạng nghèo đói xảy ra ở các gia đình đặc biệt là đối với phụ nữ là khó tránh khỏi. Đa số các hộ gia đình có phụ nữ nghèo chỉ độc canh cây lúa, vào mùa vụ thì công việc rất vất vả nhưng nhiều lúc khác họ chỉ ở nhà vì không có việc gì để làm. Các hộ giàu thường phải thuê thêm lao động những lúc cần thiết trong khi đó những hộ nghèo vừa làm việc cho gia đình, vừa làm thuê cũng chỉ hết khoảng 1/3 thời gian lao động trong năm. Bên cạnh đó, nghề chính là nông nghiệp năng suất thấp, nghề phụ lại không có chiếm 17,5% gia đình phụ nữ nghèo, thời gian rảnh rỗi trong năm quá nhiều, là một vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết ngay.
Khi lý giải về các nguyên nhân nghèo đói, người dân và cán bộ địa phương còn nhắc đến tâm lý “cam chịu” của người nghèo. Sự thật là người nghèo vẫn còn
62
mang nhiều mặc cảm, tự ty, dẫn đến an phận. trong khi đó cuộc sống đang đòi hỏi họ phải biết trăn trở, lo toan, tính toán tìm mọi cách để thoát nghèo. PVS phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Lam Cốt).
2.1.2.4.Thiếu kiến thức và kỹ năng
Trình độ học vấn được coi là một yếu tố của vốn con người, nó là một trong những yếu tố quyết định khả năng tham gia vào thị trường lao động. Trình độ học vấn và nghèo khổ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qua nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn của phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt nhìn chung là thấp so với ngưỡng học vấn trung bình của phụ nữ ở xã Lam Cốt. Vẫn còn nhiều phụ nữ nghèo (phần lớn là người cao tuổi) mù chữ. Điều này gây khó khăn cho phụ nữ nghèo trong tìm kiếm cũng như tạo dựng việc làm và nó làm giảm thu nhập của họ. 20% số phụ nữ nghèo cho rằng thiếu kiến thức và kỹ năng là một trong những khó khăn khiến họ không thể thoát nghèo. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, người nghèo không có học vấn, không có kỹ năng chuyên môn đành phải bằng lòng với các công việc giản đơn, không ổn định và thu nhập thấp. Tuy nhiên, các công việc trong khu vực kinh tế phi chính thức thường tính cạnh tranh rất khốc liệt, vì thế những phụ nữ nghèo tham gia trong thị trường lao động phổ thông cũng không phải lúc nào cũng có việc. Hậu quả là một số gia đình không đủ ăn đủ mặc và con cái của họ không có tiền để đến trường.
Nhìn ở góc độ khác trong tương quan giữa tuổi với trình độ học vấn số lao động phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ 35 đến 49 tuổi có trình từ cấp 1 đến cấp 2 chiếm 76.1%. Phụ nữ nghèo trong độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi có trình độ học vấn chưa bao giờ đi học chiếm 66.7% và từ cấp 1 đến cấp 2 chiếm 31.6%. Trong khi đó ở khoảng tuổi từ 18 đến 34 tuổi trình độ học vấn của phụ nữ nghèo tăng dần từ tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Điều này cho thấy, nhìn chung phụ nữ nghèo ở tuổi trên 50 có trình độ học vấn thấp. Tỷ lệ phụ nữ nghèo từ 18 đến 34 tuổi có trình độ học vấn cao nhất là cấp 3, trung cấp/học nghề chiếm 28.9% số phụ nữ nghèo được khảo sát. Số phụ nữ này họ có những
63
nguyên nhân khác nhau mà rơi vào tình trạng nghèo khổ và nhiều khó khăn trong cuộc sống mà họ không thể thoát nghèo.
Bảng 2.1. Tương quan giữa tuổi với trình độ học vấn của phụ nữ nghèo ở xã Lam Cốt (%). Độ tuổi Trình độ học vấn Từ 18 đến 34 tuổi Từ 35 đến 49 tuổi Từ 50 đến 60 tuổi Mù chữ 3,9 9,0 66,7 Từ cấp 1 đến cấp 2 67,1 76,1 31,6 Cấp 3, trung học, học nghề 28,9 14,9 1,8 Cao đẳng, đại học 0 0 0
2.1.2.5. Khó khănthiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả
Theo kết quả từ những buổi họp nhóm chị em phụ nữ nghèo tại các thôn xã Lam Cốt, một số chị thuộc nhóm phụ nữ nghèo được vay vốn nhưng do hiểu biết kỹ thuật kém, mức độ đầu tư vốn nhỏ, đôi khi cũng do thời hạn cho vay ngắn, nên hạn chế hiệu quả.: Vừa rồi đây ngân hàng người nghèo cũng cho mỗi hộ nghèo vay 2 triệu. Có nhà thì tu sửa lại nhà hay mua con bê để chăn, cũng có nhà nuôi con lợn nái, đời sống cũng có phát triển lên một chút, nhưng vay thời hạn quá ít mà lãi phải trả hàng tháng cho nên họ có mua một con bê thì cuối cùng cũng phải bán cho nhanh để kịp trả, nếu không trả đúng thời gian thì người ta sẽ phạt lãi suất cao, như thế thì người nghèo cũng khổ. Tôi nghĩ là đường lối giúp đỡ người nghèo là đúng đắn, nhưng thời gian cho người nghèo vay lại quá ngắn, quá nhanh, xoay không kịp (Chị Tâm, 53 tuổi ở thôn Vân Thành nhận xét).
64
Biểu đồ 2.6. Tương quan giữa nguyên nhân của nghèo đói với độ tuổi phụ nữ nghèo xã Lam cốt (%). 0 26.3 19.7 47.4 14.5 10.4 23.9 29.9 31.3 22.4 8.8 7 24.6 57.9 15.8 0 10 20 30 40 50 60 70
Thiếu vốn Thiếu kiến thức, kỹ năng Thiếu lao động Ốm đau, bệnh tật Không có nghề phụ Từ 18 đến 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Từ 50 đến 60 tuổi
(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)
Tuy không có quy định bằng văn bản nhưng các hộ gia đình ở 4 thôn thuộc xã Lam Cốt đều gặp phải một khó khăn là: nếu một gia đình nào đó đã vay 1 nguồn vốn mà chưa kịp trả hết thì không thể được vay thêm từ những nguồn vốn khác. Do quy định này nên đôi khi người phụ nữ nghèo không thể tiếp cận được với nguồn vốn dành riêng cho họ với lãi suất thấp. Đây là một quy định không hợp lý và đã được cán bộ địa phương ghi nhận.
Theo mức độ tương quan quan giữa nguyên nhân nghèo đói với độ tuổi của phụ nữ nghèo thì ốm đau, bệnh tật được người phụ nữ nghèo lựa chọn là nguyên nhân chủ chốt nhất, tập trung trong độ tuổi lao động trẻ từ 18 tuổi đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân từ ốm đau bệnh tật được xem là nguyên nhân chính thường rơi vào nhóm tuổi những người phụ nữ nghèo đã có tuổi gần như mất sức lao động, họ không có sức khỏe để lao động và bệnh tật tiêu tốn rất nhiều tiền của gia đình họ. Nhìn chung thì ở độ tuổi nào thì nguyên nhân mà người phụ nữ khó thoát nghèo chủ yếu vẫn là do ốm đau, bệnh tật.
65