Thực trạng các biện pháp hỗ trợ từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 85 - 93)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ từ phía gia đình

Trong khuôn khổ tổng phân tích điều tra tình trạng việc làm của những người phụ nữ nghèo xã Lam Cốt, theo các mẫu điều tra thì số thành viên trong gia đình phụ nữ nghèo thường dao động từ 1 đến 2 người là 34,5%, chính bởi số lượng thành viên trong gia đình ít nên đó cũng là nguyên nhân dẫn họ đến vòng xoáy của nghèo đói, gia đình vốn đã ít lao động lại còn bị ốm đau hay mất đi lao động chính, đã nghèo nay còn nghèo hơn. Họ không thể tập trung và có nguồn lực ổn định cho các công việc hằng ngày. Từ 3 đến 4 thành viên trong gia đình chiếm 34%, trên 5 thành viên trong gia đình là 31,5%.

83 34 34,5 31,5 Từ 1 đến 2 người Từ 3 đến 4 người Trên 5 người

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Theo bảng 2.4 thì sự hỗ trợ từ phía gia đình còn rất ít, trong hai nhóm tuổi từ 18 – 34 tuổi và từ 50 – 60 tuổi đều có sự hỗ trợ là 21,1%, độ tuổi từ 35 – 49 tuổi đánh giá sự hỗ trợ dừng lại ở 14,9%. Sự hỗ trợ từ phía gia đình trong tạo dựng việc làm, phát triển kinh tế thoát nghèo ở mức hạn chế bởi nhiều lý do, xuất thân trong gia đình nghèo, cha mẹ không thể là nguồn lực hỗ trợ, anh em cũng nghèo. Do vậy, người phụ nữ nghèo và gia đình của họ chỉ biết "tự thân vận động". Bản thân lại người có trình độ học vấn thấp, thời gian lao động trong ngày dài nên họ không có đủ thời gian, sự tự tin tìm kiếm, suy nghĩ và điều kiện để xây dựng các mối quan hệ họ hàng có thể hỗ trợ và tự tạo dựng việc làm và thoát nghèo của mình. "Một mình cực lắm, bố mẹ mất, anh em ở xa lại có gia đình cả, bên nội cũng khó khăn nên cũng không giúp đỡ được gì về vật chất. Chỉ có là mình phải gắng gượng sau thử thách này thôi. Chồng mất 3 năm, chị vay tiền mở quán nhỏ buôn bán, lời lãi ít, con đi học". PVS bán quán nhỏ, 49 tuổi, thôn Trung Thành.

Trong khi đó, với các phụ nữ nghèo đã thoát nghèo, họ nhận thức rất rõ vai trò của các quan hệ xã hội của mình và tìm cách để phát huy nó. Trong số phụ nữ thoát nghèo được phỏng vấn thì có không ít chị em đã nhờ sự giúp đỡ của các quan hệ gia đình và xã hội để có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình tạo dựng việc làm phấn đấu thoát nghèo của mình và nhờ đó họ đã có việc làm thoát nghèo. Hầu như tất cả các gia đình người phụ nữ nghèo thì những khó khăn mà họ gặp khi tìm hướng tạo dựng việc làm cho mình nhằm thoát nghèo chủ yếu là nguyên nhân

84

chung nhất do ốm đau, bệnh tật. Qua nghiên cứu ở xã Lam Cốt, 49,5% phụ nữ nghèo cho rằng nguyên nhân gia đình có người ốm đau là một nguyên nhân khiến gia đình họ rơi vào tình trạng nghèo. Khi một thành viên trong gia đình nghèo đau ốm, một phần ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình, mặt khác phản ánh một khoản chi phí để điều trị bệnh tật và ăn uống phục hồi sức khoẻ nên trở thành một gánh nặng đối với kinh tế của gia đình khiến họ rơi vào tình trạng càng khó khăn hơn. Trong các khoản vay của gia đình nghèo một trong hai khoản vay lớn nhất là khoản vay để chữa bệnh. Số tiền vay lớn nhất của một hộ nghèo lên tới 250 triệu đồng nhằm mục đích chữa bệnh. Có nhiều gia đình từ khá giả trở thành hộ nghèo từ khi một thành viên của gia đình mắc bệnh hiểm nghèo. “Bây giờ chị nợ cả ngân hàng và anh em là 30 triệu đồng. Riêng ngân hàng 15 triệu lãi suất thấp còn anh em không lấy lãi. Chị vay tiền khi chồng bị bệnh ung thư. Lúc đó mọi tài sản trong nhà đều phải bán đi như số tiền đó vẫn không đủ chị phải chạy vạy khắp nơi để chữa bệnh. Nhưng anh ấy vẫn không qua khỏi lại vay tiền chôn cất. Nên bây giờ số tiền nợ mới chồng chất như thế. 3 năm qua chị chỉ nuôi 2 đứa con ăn học và trả được lãi suất thôi”. PVS nông dân, 36 tuổi thôn Chung. Nhóm phụ nữ làm chủ hộ trong những hộ thiếu vắng chồng không chỉ chịu nhiều thiệt thòi về mặt kinh tế so với các hộ khác, mà họ còn chịu thiệt thòi về mặt tinh thần, sự cô đơn trước những khó khăn trong cuộc đời. Đây là nhóm hộ đáng quan tâm nhất về mặt chính sách.

2.3.2. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương Lam Cốt

Dựa trên tình hình kinh tế lao động, đặc điểm kinh tế xã hội và chủ trương của huyện Tân Yên và xã Lam Cốt nói riêng, vấn đề tạo dựng việc làm cho người lao động, đặc biệt người lao động nghèo rất được các cấp ủy đảng chính quyền huyện, xã quan tâm. Trong những năm qua trên địa bàn xã Lam cốt, huyện Tân Yên có rất nhiều người lao động trong đó có đối tượng là phụ nữ nghèo được tạo mới và cải thiện việc làm thông qua các chương trình xã hội lớn như: chương trình tạo việc

85

làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm xuất khẩu lao động, đầu tư hỗ trợ vốn của các tổ chức kinh tế xã hội, người lao động tự tạo việc làm…

Bảng 2.5. Các biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm từ phía chính quyền địa phương xã Lam Cốt (%)

Các biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm Mức độ hỗ trợ (%)

Hỗ trợ về vốn 67,9

Đào tạo nghề 2,6

Giới thiệu việc làm 5,3

Tập huấn kỹ thuật 15,8

Hỗ trợ cây giống, con giống 8,4

Hỗ trợ vật tư, trang thiết sản xuất 0

Tham gia mô hình sản xuất để học hỏi kinh nghiêm 0

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Nhìn vào bảng 2.5, chúng ta thấy các biện hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm từ phía chính quyền địa phương xã Lam Cốt chủ yếu tập trung vào hỗ trợ về vốn chiếm 67,9%, vốn được hỗ trợ ở đây là do các đơn vị và các nguồn quỹ cho vay có kì hạn với lãi suất thấp. Viê ̣c đào ta ̣o nghề và giới thiê ̣u viê ̣c làm cho phụ nữ nghèo là rất c ần thiết , đặc biê ̣t trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , khi mà đi ̣a phương đang đẩy ma ̣nh sự chuyển di ̣ch cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỉ tro ̣ng khu vực di ̣ch vụ, tiểu thủ công nghiê ̣p và công nghiê ̣p . Tuy nhiên, tại xã Lam Cốt viê ̣c đào t ạo nghề và giới thiê ̣u viê ̣c làm dù đã có sự quan tâm nhưng hiê ̣u quả mang la ̣i chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầu kinh tế xã hô ̣i của đi ̣a phương và mong muốn của người lao đô ̣ng nữ. Chỉ có 2,6% phụ nữ được đào tạo nghề và 5,3% phụ nữ được giới thiệu việc làm, tỷ lệ quá thấp so với nhu cầu đòi hỏi của thị trường và người lao động nữ . Phần lớn phụ nữ nông thôn, nhất là phụ nữ nghèo có trình độ văn hóa thấp, ít được học hành, đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp; ít được tiếp cận với các thông tin , kiến thức

86

khoa học – kỹ thuật về chăn nuôi , trồng trọt, bảo quản chế biến nông sản … Do vậy họ rất lúng túng, thụ động trong sản xuất, trong phương thức tạo dựng việc làm. Tuy nhiên chỉ có 15,8% phụ nữ được tập huấn kỹ thuâ ̣t, điều này chưa thể giúp phu ̣ nữ khắc phu ̣c được sự yếu kém của mình được . Đây cũng là bài toán đă ̣t ra cho chính quyền đi ̣a phương, họ cần phải tìm lời giải để có thể làm tốt hơn nữ việc hỗ trợ phụ nữ tạo dựng việc làm và vươn lên làm chủ cuộc sống . Ngoài ra , viê ̣c huy đô ̣ng những chương trình , dự án hỗ trợ về vâ ̣t tư trang thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ sản xuất chưa đươ ̣c phát huy ; viê ̣c tổ chức cho phu ̣ nữ tham quan ho ̣c hỏi kinh nghiê ̣m từ những mô hình sản xuất có hiệu quả hiệu quả kinh tế cao chưa làm được , có chăng chỉ một số rất ít cán bô ̣ quản lý tham gia.

Bảng 2.6. Tƣơng quan giữa đơn vị tham gia hỗ trợ cho phụ nữ nghèo xã Lam Cốt tạo dựng việc làm và độ tuổi của phụ nữ nghèo (%).

Độ tuổi Đơn vị tham gia

hỗ trợ cho phụ nữ nghèo địa phƣơng tạo dựng việc làm

Từ 18 đến 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Từ 50 đến 60 tuổi

Chính quyền địa phương 35,5 40,3 15,8

Hội phụ nữ 35,5 40,3 15,8

Hội nông dân 53,9 44,8 29,8

Hội khuyến nông 19,7 17,9 15,8

Ngân hàng chính sách 46,1 56,7 47,4

Các nguồn quỹ cho vay 27,6 32,8 26,3

Họ hàng 14,5 9,0 14,0

Gia đình 21,1 14,9 21,1

87

Có thể thấy rằng, khi được hỏi đơn vị nào đã tham gia hỗ trợ cho các cô trong công tác tạo dựng việc làm thì hầu như phụ nữ địa phương thấy được vai trò và sự hỗ trợ của hội Nông dân là nhiều nhất, 53,9% trong độ tuổi từ 18-35 tuổi thấy được sự hỗ trợ từ phía hội Nông dân là chủ yếu, bởi gia đình họ có cả vợ cả chồng và họ tham gia vào hội. Sự hỗ trợ thứ hai sau vai trò của người kết nối là sự hỗ trợ về vốn từ phía ngân hàng chính sách chiếm 46,1%. Ngược lại với nhóm tuổi từ 35- 50 tuổi thì lại thấy vai trò hỗ trợ của nhân hàng chính sác với gia đình mình nhiều hơn các đơn vị khác chiếm 56,7%, lý do bởi họ đang trong độ tuổi lao động, số vốn họ vay nhiều và họ thấy nếu không có vốn đó thì đâu làm kinh tế được, đứng sau là vai trò của những người kết nối dịch vụ là các hội, ban ngành đoàn thể. Trong nhóm tuổi từ 50 đến 60 tuổi cũng đánh giá cao sự hỗ trợ từ ngân hàng chính sách 47,4%. Như vậy chính quyền địa phương cũng đã liên kết với các ban ngành, hội khác để hỗ trợ người phụ nữ nghèo địa phương tạo dựng việc làm từng bước thoát nghèo. Người dân cũng đánh giá rất cao và nhận thấy được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, độ tuổi từ 18-35 tuổi đánh giá chí sau sự hỗ trợ của ngân hàng chín sách và hội Nông dân chiếm 35,5% ngang bằng với sự hỗ trợ của hội Phụ nữ, các nhóm tuổi còn lại cũng đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền địa phương rất cao. Qua sự đánh giá về sự hỗ trợ của các đơn vị trên địa bàn, những phụ nữ nghèo địa phương đã thấy và cho rằng vai trò của họ là rất quan trọng nhưng hiện tại chính quyền và các đơn vị khác vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau mà còn đơn thuần và lỏng lẻo trong thực hiện mục tiêu hỗ trợ người nghèo bà phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm cho mìếh và gia đình để phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2013 xã Lam Cốt, ở nhiều thôn, lãnh đạo và Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo còn chưa linh hoạt trong việc huy động và khai thác các tiềm năng và nội lực của địa phương để giảm nghèo hiệu quả. "Hầu hết mới chỉ thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về giảm nghèo cho hộ nghèo. Trong công tác rà soát đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm có lúc, có nơi còn phiến diện, nể nang.

88

Chưa làm hết trách nhiệm của người đại diện cho dân để xẩy ra các tình trạng tham nhũng, của quyền quan liêu trong công tác quản lý, phân phối nguồn tín dụng cho hộ nghèo và cận nghèo". PVS Trưởng phòng chính sách xã hội xã Lam Cốt.

Thêm vào đó, tốc độ giảm nghèo ở một số thôn còn chậm hơn nhiều so với các thôn còn lại, tỷ lệ hộ nghèo ở 20 thôn còn chiếm tỷ lệ cao 9,7%, số hộ thoát nghèo do bán đất ở đang chiếm gần 5% [32, tr. 4]. Một số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất chưa tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi, trong khi đó tình trạng cho vay chưa đúng đối tượng hoặc sử dụng sai mục đích, thiếu hiệu quả và không có khả năng trả nợ vẫn còn.

Các chương trình tập huấn về kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo chưa linh hoạt thiếu mô hình trình diện, chưa đáp ứng yêu cầu và khó vận dụng. Việc du nhập và phát triển một số ngành nghề mới còn hạn chế, hiệu quả thấp. Trong công tác chăm lo giáo dục và y tế cho hộ nghèo vẫn còn bất cập dẫn đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo chất lượng thấp; Tình trạng học sinh bỏ học phần lớn rơi vào hộ nghèo.

Hoạt động của Hội phụ nữ xã Lam Cốt và ở một số thôn làng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Chưa chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ nghèo. Các hoạt động cho vay vốn, hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm được triển khai tại nhiều thôn làng nhưng chưa phù hợp với điều kiện làm việc của chị em nên chưa thu hút đông đảo số chị em tham gia. Tâm lý ngại thay đổi, ỷ lại vẫn còn tồn tại. Việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức, vẫn ít có mô hình điển hình."Xã ta là một xã thuần nông, quanh năm con trâu đi trước cái cày theo sau. Đầu óc chậm tiến, chậm đổi mới. Giờ bảo xã cấp hoàn toàn vốn cho chị em làm trang trại thì 100 người may lắm có một người dám giơ tay làm. Thu nhập muốn có mà không muốn làm, mặc dù xã hỗ trợ cấp cả vốn cả khoa học kỹ thuật, họ sợ thất bại, sợ lỗ vốn. Cái tâm lý sợ sệt luôn tồn tại vì thế mà đời sống người phụ nữ không khá lên được, đặc biệt là thời buổi kinh tế thị trường". PVS Hội trưởng hội phụ nữ xã Lam Cốt. Chính suy

89

nghĩ cho rằng phụ nữ nghèo vì không chịu thay đổi suy nghĩ và cách thức làm ăn của một số cán bộ địa phương cho thấy những nhận thức, đánh giá thiếu tích cực nhấn mạnh điểm yếu của phụ nữ nghèo cũng là một lực cản với hoạt động tạo dựng việc làm giảm nghèo của cá nhân người phụ nữ cũng như hoạt động giảm nghèo của địa phương.

Khi được hỏi, mặc dù có 61,6% số phụ nữ nghèo được biết về các thông tin chính sách hỗ trợ hộ nghèo của Nhà nước, nhưng trong đó cách thức tiếp nhận thông tin chủ yếu là nghe qua lao phát thanh của thôn, cụm (10,5%), qua cán bộ hội phụ nữ địa phương phổ biến trực tiếp tại gia đình (48,3%), còn lại cách thức thể hiện tính chủ động của hộ nghèo trong nỗ lực thoát nghèo qua cuộc họp do chính quyền địa phương tổ chức chỉ có 41,2%, ngoài ra hỏi qua bà con lối xóm. "Tôi thì đầu tắt mặt tối ngày đêm chứ không biết cụ thể lắm về các chủ trương chính sách, các ông xã trên nói sao thì biết vậy thôi, những hộ nghèo khác được sao thì tôi được vậy. Tết vừa rồi họ cho ba mẹ con 1 triệu đồng và mấy cân gạo để ăn. Ngày vì người nghèo cũng có quà 200 nghìn đồng tiền mặt, các khoản đóng góp thường hộ nghèo chúng tôi cũng được giảm bớt đôi phần. Khó khăn thế thì được đồng nào hay đồng đó. Mà nói thật chị cũng không thích đi xin người ta để được hưởng cái này cái nọ, nhục lắm! Người ta biết mình nghèo rồi đi trình bày mà làm gì!” PVS đan rổ thúng, 57 tuổi, thôn Tân Thành. Chính suy nghĩ như vậy là một khó khăn trong mục

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)