Vận động làm thay đổi ý thức người nghèo, vùng nghèo để họ tự

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 113)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.4.10. Vận động làm thay đổi ý thức người nghèo, vùng nghèo để họ tự

vươn lên

Mặc dù hỗ trợ phụ nữ tạo dựng việc làm, thoát nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và xã hội, nhưng để tạo dựng được việc làm và vượt qua nghèo đói lại phải bằng sự nỗ lực, sự vươn lên vượt qua nghèo đói của chính những người phụ nữ nghèo trong hộ gia đình nghèo. Nếu người nghèo, hay hộ phụ nữ nghèo không tự vươn lên được thì không thể xóa đói, giảm nghèo được. Đây là mối quan hệ qua lại giữa hộ gia đình phụ nữ nghèo và vùng nghèo với cộng đồng xã hội. Để làm thay đổi ý thức của người nghèo, có ý chí tạo dựng việc làm để thoát khỏi đói nghèo thì vai trò của chính quyền địa phương, cán bộ, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cả dòng họ...vận động, khuyến khích giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kinh nghiệm làm ăn...cho người nghèo. Các hình thức tác động đến ý thức của người nghèo có thể đa dạng, linh hoạt tùy vào đối tượng được giúp đỡ. Như đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm chuyển biến nhận thức từ nội bộ quần chúng về tầm quan trọng cũng như tính cấp bách trong công tác tạo dựng việc làm và thoát nghèo cho phụ nữ nghèo, để động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, cấp trong việc chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cũng thực hiện mục tiêu phụ nữ nghèo tạo dựng được việc làm, song cần chuyển biến nhận thức của các hộ nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo là chính. Tập trung tuyên truyền, vận động người nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, vận động về giáo dục – đào tạo: Huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Ngân sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư những nhiệm vụ trọng điểm, vùng khó khăn...Tăng cường mối quan hệ giữa nhà

111

trường với người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người ở cơ quan, đơn vị mình đi học. Nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục từ xa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Quan tâm đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở nông thôn theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

3.2. Hƣớng tới xây dựng mô hình liên kết nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo xã Lam Cốt tạo dựng việc làm

KẾ HOẠCH DỰ KIẾN MÔ HÌNH MÂY TRE ĐAN TẠI XÃ LAM CỐT * Mục đích:

Tạo việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người phụ nữ nghèo địa phương qua hoạt động mây tre đan

* Xây dựng kế hoạch

Thực hiện Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010-2015 (Đề án 295). Dựa vào các tiêu chí xây dựng mô hình thí điểm tạo việc làm tại chỗ cho phụ nữ nghèo vùng miền núi khó khăn. Theo chúng tôi quy trình xây dựng mô hình tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo được xác định bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng kế hoạch mô hình mây tre đan tại xã Lam Cốt

 Qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, điều tra chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích được nhu cầu mong muốn tạo dựng việc làm của những người phụ nữ nghèo trên địa bàn xã là có một việc làm ổn định và lấp bù vào thời gian nhàn rỗi, sinh lời thường xuyên. Đồng thời tham khảo ý kiến cũng như kế hoạch phát triển kinh tế cho phụ nữ của xã lam cốt và được sự đồng ý về kế hoạc xây dựng mô hình tạo dựng việc làm cho phụ nữ nghèo nhằm phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, chúng tôi mạnh rạn đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình mây tre đan tại đại bàn xã Lam Cốt.

112

 Thực hiện theo quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015”; nhằm hỗ trợ phụ nữ nói chung và phụ nữ nghèo nói riếng tạo dựng được những mô hình việc làm, nâng cao vị thế xã hội và giảm nghèo bền vững.

 Xã Lam Cốt nằm 2 bên tả ngạn và hữu ngạn của huyện, đất đai sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản lượng lương thực bình quân lúa 3 – 3,5 tấn/ha/vụ. Bình quân thiếu đói từ 4 - 5 tháng/năm, địa bàn cách xa huyện thị 10 - 20 km. Ngoài nghề nông, người phụ nghèo làm thêm nghề phụ như chài lưới, mây tre đan… để có thêm thu nhập.

 Sau khi đi thực địa tại 5 thôn, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thấy nơi đây có tiềm năng về phát triển nghề đan lát truyền thống, tuy nhiên sản phẩm làm ra chưa nhiều, chưa có thị trường lớn, chủ yếu là sử dụng trong cộng đồng nhỏ.

Giai đoạn 2: Giai đoạn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình

* Quy định của nhóm

 Tham gia đầy đủ các hoạt động, quy định của nhóm (họp tháng, tập huấn...)

 Hội phụ nữ xã liên kết với Hội phụ nữ Huyện và các Hội như HND, HCCB hỗ trợ và người dân cũng cùng đóng góp vào hoạt động của mô hình. Trong đó, nhóm phụ nữ nghèo và người dân sẽ đóng góp các khoản như nơi họp, điện nước, công phục vụ các hoạt động tập huấn...). Chính quyền xã hỗ trợ mỗi người dân 30.000vnd/người/ngày và bánh kẹo, chè, nước hàng ngày 15.000vnd/người/ ngày khi tham gia tập huấn. Ngoài ra, Hội phụ nữ huyện cũng hỗ trợ kinh phí thuê giảng viên, trợ giảng, một số trang thiết bị ban đầu, văn phòng phẩm cho tập huấn và hội thảo.

 Đóng tiết kiệm theo tháng: 10.000 đồng/người/tháng. Thời gian bắt đầu đóng tiết kiệm là ngày tập huấn kỹ thuật mây tre đan.

 Có 5 nhóm sở thích, 1 thủ quỹ, 1 kế toán, 1 trưởng nhóm gọi tắt là ban quản lý nhóm

113

 Họp tổ hàng tháng vào cuối tháng để báo cáo, đánh giá, chia sẽ thông tin, rút kinh nghiệm, thông báo tình hình kinh doanh, kế hoạch tháng tiếp theo…

 Cam kết tham gia hoạt động này từ 2 năm trở lên.

 Số tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng trong việc tạo thêm vốn để kinh doanh. Lãi gửi tiết kiệm của các thành viên được thảo luận trong nhóm.

 Kế toán ghi lại các chi tiêu và lợi nhuận của nhóm, báo cáo cho nhóm vào cuối tháng.

 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh sẽ được đưa ra thảo luận và quyết định bởi cả nhóm. Trưởng nhóm sẽ cùng một số thành viên có kinh nghiệm đàm phám và chuẩn bị các điều khoản hợp đồng (giá thành, chất lượng, kiểu thiết kế, vận chuyển,…)

 Mỗi nhóm có 1 thành viên chịu trách nhiệm đi tiếp thị hàng tại các chợ, đưa hàng đi bán và thu tiền cho nhóm. Mỗi nhóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau để đa dạng hàng hóa.

 Số tiền gốc và lãi thu được từ bán sản phẩm sẽ được cả nhóm thảo luận và đưa ra quy định phân bổ nguồn vốn và quản lý quỹ vào tháng đầu tiên khi bắt đầu hoạt động này.

 Khi có thành viên không tiếp tục tham gia hoạt động của nhóm thì HPN, HND và ban quản lý tổ sẽ giải quyết các chính sách hưởng lợi theo tổ đã thống nhất trong các cuộc họp.

 Sau khi bán các sản phẩm được làm bởi các nguyên vật liệu do HPN cấp huyện liên kết với HPN xã hỗ trợ, Ban quản lý của nhóm sẽ trả tiền công cho các thành viên và giữ lại số tiền gốc và lãi để tái sản xuất cho nhóm.

 Trong thời gian không sản xuất hàng hóa do mùa vụ, các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận về việc sử dụng số tiền quỹ như cho thành viên trong nhóm vay để sản xuất và thu lãi.

114

* Yêu cầu về nhóm mục tiêu/hưởng lợi

 Thành viên có sổ chứng nhận hộ nghèo, phụ nữ nghèo của xã.

 Là người trực tiếp tham gia sản xuất

 Hộ có thu nhập dưới 200.000vnd /tháng/hộ.

 Các hộ thiếu lương thực từ 3-4 tháng/năm trở lên.

 Các thành viên tự nguyện tham gia.

 Là người dân đang sinh sống trong xã Lam Cốt

 Phải là những người có tay nghề đan lát cơ bản.

 Tận tuỵ trực tiếp học nghề đan lát sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm và kiến thức cho những thành viên khác trong cộng đồng.

115

* Kế hoạch thực hiện mô hình

Bảng 3.7. Kế hoạch thực hiện mô hình mây tre đan tại xã Lam Cốt

TT Các hoạt động của mỗi kết quả Chịu trách nhiệm Thời gian Số ngày Ghi chú

1 Khảo sát, họp thôn, lựa chọn phụ nữ nghèo và lập kế hoạch mô hình chi tiết HPN xã Lam Cốt Dự trù 2 ngày Đóng góp của đối tác 2 Thẩm định và phê duyệt kế hoạch mô hình chi tiết

UBND xã Lam Cốt

Dự trù 3 Liên hệ tìm tư vấn, dịch

vụ cung cấp trang thiết bị, dự thảo bản mô tả công việc của tư vấn và dự trù kinh phí theo quy định chi trả của mô hình

HPN xã Lam cốt Dự trù Đóng góp của đối tác

4 Thuê 2 giảng viên và 1 hỗ trợ kỹ thuật

HND, UBND xã Lam Cốt

Dự trù HPN và HND, chính quyền địa phương tài trợ

5 Mua trang thiết bị tập huấn

UBND xã Lam Cốt

Dự trù Kế toán của UBND xã Lam Cốt hướng dẫn thủ tục và hoá đơn mua bán cho HND, HPN xã Lam Cốt. HND, HPN chịu trách nhiệm mua, bán và giám sát ngân sách

6

Tổ chức tập huấn kỹ thuật đan hàng mây tre cho 30 hộ phụ nữ nghèo xã Lam Cốt

HPN tổ chức, giám sát, thuê tư vấn hướng dẫn kỹ thuật Dự trù 9 ngày/ lớp HPN và HND, chính quyền địa phương tài trợ

7 Hội thảo đánh giá Dự trù 1

ngày/ lớp

HPN và HND, chính quyền địa phương tài trợ

116

* Tuyên truyền, vận động phụ nữ nghèo tham gia mô hình

+ Tuyên truyền để hội viên, phụ nữ hiểu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm phát triển kinh tế, chính sách dạy nghề tạo việc làm cho phụ nữ nghèo. Giúp các cô, các chị xác định được tầm quan trọng của việc học nghề và có việc làm bền vững, hiệu quả của mô hình để thu hút sự tham gia của phụ nữ nghèo vào mô hình.

+ Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện trực tiếp tại cộng đồng dưới nhiều hình thức như: qua sinh hoạt nhóm của các chi/ tổ hội phụ nữ, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh xã, họp thôn, tham quan các mô hình tiêu biểu để học tập.

* Thành lập mô hình tổ phụ nữ liên kết làm mây tre đan

 Tiến hành làm các thủ tục thành lập mô hình

 Thành lập Ban quản lý

Bảng 3.8. Kế hoạch đơn vị tham gia thực hiện mô hình mây tre đan tại xã Lam Cốt Đơn vị thực

hiện/chịu trách nhiệm

Đơn vị tham gia/hỗ trợ Nhà cung cấp vật tƣ đầu vào

+ Hội Phụ nữ xã Lam cốt

+ Các hộ dân và phụ nữ nghèo tham gia hoạt động

UBND xã Lam Cốt

 Hội nông dân, Hội phụ nữ xã Lam Cốt

 Thôn Tân Thành, thôn Đồng Thờm, thôn chung, Kép Vàng, Trung Thành

 Giảng viên từ HTX Ngày Mới tỉnh Bắc Giang, Nghệ nhận tại địa bàn huyện

 UBND xã Lam cốt

* Tổ chức thực hiện

 Đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động: Hội Phụ nữ xã Lam Cốt

 Bà Nguyễn Thị Khắc Hoa – Chủ tịch Hội phụ nữ xã Lam Cốt

 Bà Nguyễn Thị Trâm – Phó Chủ Tịch Hội phụ nữ xã Lam Cốt

117

 Đề xuất này được thực hiện bởi sự hỗ trợ tài chính Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Giang và Hội Phụ nữ huyện Tân Yên và đóng góp của hội nông dân và người hưởng lợi

* Kế hoạch tập huấn

 Tổng số người tham gia: 30 người của 4 thôn: Tân Thành, Đồng Thờm, Chung, Kép Vàng

 Thời gian tập huấn, dự kiến từ ngày 25/4 đến ngày 13/05/2015. Mỗi lớp 9 ngày và 1 ngày hội thảo

Bảng 3.9. Thời gian tập huấn mô hình mây tre đan tại xã Lam Cốt

Thời gian Địa điểm

Từ ngày 25/4 đến 3/5/2015 Hội trường Thôn chung Xã Lam Cốt Từ ngày 4/5 đến 13/5/2014 Hội trường Thôn Đồng Thờm Xã Lam Cốt

 Giảng viên được HPN huyện Tân Yên mời từ HTX Ngày Mới của Tỉnh Bắc Giang và nghệ nhân trên địa bàn huyện truyền đạt. Giảng viên sẽ cùng kết hợp với một trợ giảng người địa phương chịu trách nhiệm hướng dẫn các mẫu hàng mây tre.

 Giảng viên chính có 1 ngày để chuẩn bị tài liệu và 1 ngày viết báo cáo cuối khoá tập huấn. Tổng số ngày làm việc của giảng viên chính là 11 ngày.

 Trợ giảng có 9 ngày làm việc.

 Hội Phụ nữ sẽ chuẩn bị hợp đồng với giảng viên, trợ giảng, chi trả cho người dân theo chính sách hỗ trợ của mô hình, mua nguyên vật liệu và dụng cụ tập huấn, thanh quyết toán với mô hình theo hướng dẫn tài chính của HPN và HND xã Lam Cốt và huyện Tân Yên.

* Nội dung tập huấn

 Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu (mây, tre, nứa)

 Hướng dẫn cách chế biến nguyên vật liệu và cách dùng các dụng cụ

 Hướng dẫn các mẫu hàng mới (nong, nia, thúng, mủng, ghế mây, mâm mây...)

 Hướng dẫn sử dụng trang thiết bị và dụng cụ

118 * Phương pháp tập huấn

 Các nhóm học chung từ 3-4 sản phẩm sau đó chia nhóm nhỏ thực hành

 Mỗi nhóm sẽ học chuyên sâu một sản phẩm chính

 Vừa học vừa tạo sản phẩm để bán

* Sản phẩm trong tập huấn

+ Các sản phẩm như: thúng, rổ, nia, ghế mây sẽ được thực hiện trong quá trình tập huấn. Ngoài ra, các nhóm sẽ làm thêm các sản phẩm truyền thống khác để kinh doanh đa dạng hàng hóa.

* Trách nhiệm của đơn vị thực hiện

 Tổ chức khảo sát nhu cầu người dân, kinh tế và xã hội tại đại phương thực hiện mô hình

 Tham gia các cuộc họp thôn và thông tin về các hoạt động của mô hình đến người dân.

 Thảo luận với các hộ nông dân, gia đình phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo lựa chọn các hoạt động có tính khả thi. Thành lập và xây dựng nguyên tắc hoạt động của nhóm có chung sở thích.

 Viết đề xuất gửi Chính quyền xã Lam Cốt và Hội Phụ nữ huyện Tân Yên và mục tiêu hướng tới tạo thu nhập cho hộ gia đình.

 Thông báo công khai ngân sách và các hoạt động đã được phê duyệt tới những phụ nữ nghèo tham gia hoạt động trước khi thực hiện.

 HPN là cầu nối về thông tin giữa các đối tác tham gia mô hình như: người dân, phụ nữ nghèo, các nhà cung cấp dịch vụ, tư vấn, giảng viên, HLHPN Huyện Tân Yên. HPN sẽ liên hệ và thảo luận trực tiếp với các đối tác khi có bất kỳ vấn đề phát sinh.

 HPN có nhiệm vụ tư vấn cho BQL nhóm sở thích và tham gia tất cả các hoạt động như: họp nhóm hàng tháng, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm, quản lý vốn và tài sản, phát triển và quản lý nguồn nhân sự, ghi chép sổ sách tài chính, những nội quy và hoá đơn thanh toán, tìm tư vấn, nhà cung cấp vật tư và khách hàng…

119

 Bàn giao dụng cụ sản xuất hoặc trang thiết bị theo đúng kế hoạch (thời gian, số lượng, chất lượng, giá thành…)

 Hoàn thành thanh toán với HLHPN, HND huyện theo đúng quy định chi

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)