Thực trạng việc làm của phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam cốt trong

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 59 - 62)

9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.1.3.Thực trạng việc làm của phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam cốt trong

thời gian nông nhàn

Lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng cuộc sống thì không ổn định, bấp bênh trong tạo dựng việc làm cho chính bản thân mình và các thành viên khác trong gia đình. Một thực trạng cho thấy, trong thời gian nông nhàn không có vụ mùa thì những người phụ nữ nghèo thường không có việc làm ổn định và lâu dài để tạo thu nhập cho gia đình, thời gian đó có tới 31% người phụ nữ nghèo do kinh tế khó khăn, không có tiền tiết kiệm để đóng học cho con cái và chi trả tiền điện nước, thức ăn hằng ngày hay tiền y tế nên đành phải mang những nông sản hay rau mà mình thu hoạch từ vụ trước đi bán để có tiền. 16,5% số người được hỏi, họ di cư vào các khu thành phố để tìm việc làm, những công việc đó cũng rất bấp bênh, chỉ trong thời vụ. Tương tự một số nhóm khác 16% thì có công việc phụ hồ tại địa phương để có thời gian chạy đi chạy lại về nhà chăm sóc những người ốm đau, bệnh tật trong gia đình. Một tỷ lệ rất lớn với 36% phụ nữ nghèo tìm kiếm các công việc khác hoặc không có việc làm, tạm thời thất nghiệp trong một thời gian.

57

Biểu đồ 2.3. Công việc người phụ nữ nghèo xã Lam cốt thường làm trong thời gian nông nhàn (%). 17 16 36 31 Bán rau, nông sản Đi vào thành phố làm Phụ hồ Công việc khác

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Nhìn chung, phụ nữ nghèo xã Lam Cốt có độ tuổi lao động tập trung trong nhóm cao nhất là từ 18 tuổi đến 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 38%, đứng thứ 2 là nhóm tuổi từ 35 tuổi đến 50 tuổi. có thể nói đây là nhóm tuổi lao động mà người nghèo còn có khả năng để tham gia lao động và mang lại thu nhập cho gia đình. Trong hai khung nhóm tuổi này thì trong mỗi gia đình lại có số hộ khẩu hoàn toàn khác nhau, tỷ lệ trong gia đình có số khẩu nhiều nhất là từ 1- 2 người chiếm 34,5%, một tỷ lệ cũng rất cao trong những gia đình có số nhân khẩu từ 3 -4 người chiếm 34%. Nhưng ở xã Lam Cốt, số hộ nhân khẩu trên 5 thành viên trong gia đình cũng rất cao chiếm tỷ lệ 31,5%.

Như vậy ở độ tuổi từ 18 – 35 tuổi thì số khẩu ở các gia đình có từ 3 đến 4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,5%, độ tuổi từ 35 – 50 chủ yếu là các gia đình có số khẩu là trên 5 người. Như vậy, chúng ta thấy rằng lao động trong các gia đình của phụ nữ nghèo xã Lam Cốt chủ yếu tập trung trong độ tuổi lao động từ 18 – 50 tuổi. Ở nhóm tuổi này mỗi gia đình có nhiều khẩu hơn bởi họ là những gia đình trẻ, đông con và con cái còn phải đi học, từ đó chúng ta thấy một thực trạng là lao động thì dồi dào những hiện trạng thất nghiệp thì còn đang diễn ra rất sôi động. Chính vì vậy mà họ đang mong muốn có một công việc gì đó để ổn định cuộc sống, giúp con cái yên tâm học tập. Trong khi đó nhóm tuổi từ 50 – 60 thì chủ yếu là mỗi

58

gia đình chỉ có 1 đến 2 số khẩu, bởi họ là người già cả và con cái thì tách khẩu, hoặc là phụ nữ đơn thân, chồng mất hay neo con v.v...

Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa nghề nghiệp và độ tuổi của phụ nữ nghèo (%).

21.123.9 23.9 52.5 22.4 20.9 3.5 19.7 22.4 3.5 36.8 32.8 38.6 0 10 20 30 40 50 60 Bán rau, nông sản Đi vào thành phố làm Phụ hồ Việc khác Từ 18 đến 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Từ 50 đến 60 tuổi

(Nguồn: xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang)

Qua biểu đồ về mối tương quan giữa công việc lúc thời điểm nông nhàn với độ tuổi của phụ nữ nghèo xã Lam Cốt thì công việc mà họ lựa chọn đó là mang những sản phẩm tronh gia đình có sẵn như rau, ngô, khoai, sắn v.v... mà họ đã thu hoạch được trong vụ trước mang bán để lấy tiền chi trả cho những nhu cầu của cuộc sống hằng ngày trong gia đình mình là chủ yếu nhất, với công việc này thì những người phụ nữ có tuổi gần như bị mất sức lao động lựa chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ 52,5%, bởi họ nhiều tuổi không thể đi làm thuê cho người khác nữa, nhiều gia đình vì có thành viên hay chính họ đang mang bệnh nên họ quyết định mang những gì mình có để bán mua thuốc chữa bệnh tạm thời. Trong khi đó hai nhóm tuổi trẻ hơn số lượng phụ nữ nghèo chọn công việc này lại thấp hơn nhiều, họ lựa chọn loại khác phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh gia đình mình hơn như: từ 18 - 35 tuổi lựa chọn việc khác như đi cấy hay gặt thuê, đi buôn bán nhỏ, có người do tâm lý ngại việc thì không làm gì chiếm 36,8%, độ tuổi từ 35 - 50 tuổi chiếm 32,8%. Như vậy, những

59

người phụ nữ nghèo nông thôn xã Lam Cốt trong thời gian nông nhàn họ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào cho mục tiêu tạo dựng việc làm của mình và gia đình. Bản thân họ và gia đình mỗi người đều có những lý do khác nhau để lựa chọn công việc sao cho phù hợp, đó là những hộ gia đình đang trong độ tuổi lao động nhưng do nhà con nhỏ phải đi học hay có người già, người ốm thì họ sẽ lựa chọn công việc phụ hồ để có thời gian chạy đi chạy lại về nhà lo cơm nước cho gia đình, trông nom người ốm đau, chủ yếu là hai nhóm tuổi từ 18 - 35 tuổi chiếm 19,7%, nhóm tuổi từ 35-50 có cao hơn một chút chiếm 22 4%. Còn những gia đình hộ nghèo lựa chọn cách tăng thu nhập cho gia đình bằng cách đi vào thành phố đẻ làm ăn, chủ yếu tập trung trong hai nhóm tuổi chính, từ 18 - 35 tuổi (22 5%), từ 35-50 tuổi (29,9%), bởi họ nhận thấy họ có sức khỏe, con cái lớn và đi học mất nhiều tiền nên họ tự phâm công lao động chồng ở nhà đi phụ vữa, đi xây còn họ vào thành bố mua đồng nát thì may ra kiếm được tiền, có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều tìm việc ở các khu đô thị nhưng vẫn rất bấp bênh, ngày có ngày không.

Qua những thực trạng về thời gian làm việc cũng như những biện pháp giúp người phụ nữ nghèo tạo dựng việc làm ổn định cuộc sống đã phân tích trên thì hiện tại họ vẫn cứ đang bị xoáy vào vòng nghèo đói mà hiện chưa có sự hỗ trợ nào. Và chính bản thân họ cũng chưa tìm ra được cách giải cứu cho mình trong thời điểm hiện tại bởi nhiều vấn đề xuất phát từ nguyên nhân khách quan ốm đau, bệnh tật hay gia đình đông con, đặc biệt là trình độ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Liên kết nguồn lực vào cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo nông thôn tạo dựng việc làm (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) (Trang 59 - 62)