9. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Nguyên nhân khách quan:
Nguồn ngân sách chi cho GD còn hạn chế, việc huy động đóng góp từ phụ huynh HS, các cơ quan đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn nên CSVC chưa hoàn thiện, bất cập so với yêu cầu đổi mới.
- Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ GV cơ bản đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn, song về thực chất, năng lực chuyên môn còn yếu vì chưa chịu cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.
Đội ngũ CBQL đều trưởng thành đi lên từ GV trực tiếp đứng lớp, đa số mới qua bồi dưỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong
công việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thường dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy diễn chủ quan của cá nhân.
Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp giáo dục. Thậm chí, một số còn chưa coi trọng đúng mức công tác dạy học, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp, do đó hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Chưa coi trọng xây dựng nền nếp dạy học và kiểm ra hoạt động dạy của GV, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn chung chung nên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý giáo dục còn chậm.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 chúng tôi đã khảo sát thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các Trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Chúng tôi đã phân tích thực trạng, chỉ rõ những thành công cũng như tồn tại hạn chế đồng thời phân tích nguyên nhân của thực trạng.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ HOÀNG MAI,
TỈNH NGHỆ AN
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
Việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn Lịch sử ở các trường THPT Thị xã Hoàng Mai, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của người CBQL trong nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho HĐDH trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nền nếp, phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà truờng, tạo ra được môi trường GD lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính mục tiêu của các giải pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các giải pháp của đội ngũ GV, CSVC, TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp mới phát huy thế mạnh trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.