9. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý tổ chức dạy học môn lịch sử
2.4.4.1. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp
Bảng 2.18: Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
TT Nội dung quản lý
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1
Hiệu trưởng hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo
48,9 51,1 0 79,7 18,2 2,1
2
Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy.
31,9 59,6 8,5 76 21,5 2,5
3
Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên
31,9 61,7 6,4 93,6 6,4 0
4
Hiệu trưởng kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV
23,4 63,8 12,8 75,8 15,8 8,4 5 Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu
quả bài soạn qua giờ dạy 36,2 59,6 4,2 84,7 11,8 3,5
Qua phiếu trưng cầu ý kiến của các CBQL và các GV bộ môn, đa số cho rằng, việc hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo là rất cần thiết và có 79,7% cho rằng nhà trường đã làm tốt vấn đề này.
Việc yêu cầu bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy chưa được nhà trường chú trọng, đa số cho là cần thiết. Tuy nhiên, có 76% khẳng định nội dung quản lý này được thực hiện tốt, chỉ có 2,5% cho là họ chưa thực hiện.
giáo viên đánh giá cao mức độ thực hiện nội dung quản lý này tới 75,8%. Tuy nhiên vẫn còn 15,8% giáo viên cho rằng nhà trường đã thực hiện kiểm tra định kỳ nhưng số lần kiểm tra không nhiều và việc kiểm tra còn mang tính hình thức. Có 8,4% đánh giá là họ chưa làm.
Vấn đề dự giờ đánh giá bài soạn qua giờ dạy cũng được các CBQL cho là quan trọng và có 84,7% GV nhận định vấn đề này được thực hiện tốt, 3,5% khẳng định nội dung quản lý này không được đề cập đến khi kiểm tra đánh giá giờ dạy.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng CBQL các trường đã có nhiều nỗ lực trong quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Song trong thực tế vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: chưa đầu tư nhiều về quỹ thời gian cho bài soạn theo phương pháp mới, vì vậy chất lượng bài soạn của GV chưa cao, chưa thể hiện rõ hoạt động thầy và trò; chưa phù hợp với đối tượng HS từng lớp, từng trường, thiếu tính liên hệ thực tế trong bài soạn. CBQL chưa quan tâm thường xuyên về chất lượng kiểm tra giáo án, chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Nếu khắc phục được các hạn chế trên thì việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp sẽ có hiệu quả tốt hơn.
2.4.4.2. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp
Quản lý giờ dạy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng và CBQL trong công tác quản lý. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. CBQL có các giải pháp quản lý giờ dạy phù hợp sẽ đảm bảo được nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Qua thực tế khảo sát tác giả thấy rằng, 100% CBQL đều có các giải pháp quản lý giờ lên lớp của GV, cụ thể qua kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 2.19 cho ta thấy:
làm cho toàn thể GV thực hiện theo qui chế một cách nghiêm túc là giải pháp được 100% CBQL cho là rất cần thiết và đã được các trường thực hiện.
Bảng 2.19: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trên lớp
TT Quản lý hoạt động dạy học trên lớp Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB
1 Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế,
tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy 100 0 0 63,8 31,9 4,2 2
Quản lý giờ dạy thông qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài.
100 0 0 76,6 23,4 0 3 Xây dựng nền nếp dạy học của giáo
viên 90 10 0 79,2 20,8 0
4
Quy định chế độ thông tin, báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng giáo viên
85 15 0 63,4 30,2 6,4 5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất có
góp ý 100 0 0 55,3 29,7 15
6 Thường xuyên kiểm tra (sổ báo
giảng) 100 0 0 84 16 0
7 Thu thập thông tin của học sinh, phụ
huynh học sinh và đồng nghiệp 15 85 0 56,1 33 10,9
CBQL cho rằng quản lý giờ dạy của GV thông qua Thời khoá biểu (TKB), kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài là rất cần thiết. Qua điều tra giáo viên của trường thì 76,6% cho rằng biện pháp này đã được thực hiện tốt còn 23,4% thực hiện chưa tốt.
TKB được xây dựng dựa trên phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Xây dựng TKB khoa học, hợp lý sẽ giúp cho các em học sinh được học cân
đối giữa các môn học, giữa các giờ học và giữa các buổi học với nhau, tránh sự lĩnh hội kiến thức quá nhàm chán và căng thẳng. Tuy nhiên, nhà trường khi xây dựng TKB thường quan tâm nhiều đến nguyện vọng của GV làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.
Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu học kỳ, GV căn cứ vào phân phối chương trình, hướng dẫn thực hiện năm học để lập kế hoạch chi tiết cho từng tuần trong tháng.
Sổ báo giảng là kế hoạch giảng dạy trong tuần của GV, được GV ghi từ đầu tuần dựa trên TKB của toàn trường. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp GV không trung thành với sổ báo giảng, đôi khi giữa các GV đổi giờ cho nhau để phục vụ mục đích cá nhân nào đó. Nếu điều này thường xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nội qui, kỷ luật giảng dạy của nhà trường.
- Nền nếp dạy học của GV chính là ý thức trách nhiệm của GV đối với HĐDH được thể hiện qua các loại hồ sơ giảng dạy. Nền nếp dạy học được xây dựng dựa theo Điều lệ trường THPT, theo yêu cầu cụ thể của từng trường. Để kiểm tra các giờ lên lớp, hầu hết CBQL đều yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng học kỳ, từng bài, điển hình bằng sổ báo giảng. CBQL quản lý kế hoạch của GV bằng cách kiểm tra sổ sách của toàn trường và của từng GV. CBQL đề ra các qui định thực hiện nền nếp giảng dạy, ra vào lớp, quy định về bài soạn, về dự giờ, thăm lớp, về tiến độ cho điểm và chế độ báo cáo định kỳ... Căn cứ vào các qui định và đối chiếu với thực tế đã thực hiện hằng tuần, hằng tháng CBQL đánh giá, nhận xét để từ đó mỗi cán bộ GV tự điều chỉnh thực hiện cho tốt kế hoạch đã đề ra, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn trường.
Qua khảo sát tác giả thấy rằng 90% số cán bộ quản lý nhận thức việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thiết và có 79,2% đã làm tốt, 20,8% chưa
thực hiện tốt.
- Qui định chế độ thông tin báo cáo và sắp xếp thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ thì CBQL nhà trường chủ động phân người thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hoặc hai tiết thì GV chủ động báo cáo cho Tổ trưởng chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Về biện pháp này có 85% cán bộ quản lý cho là rất cần thiết và thực hiện rất tốt, tuy nhiên vẫn còn 33% GV cho rằng chưa tốt trong thực hiện.
- Tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được 100% cán bộ quản lý đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nền nếp dạy học của họ. Tuy nhiên, giải pháp này mặc dù đã được tất cả giáo viên nhà trường thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, tính khách quan chưa cao, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt theo yêu cầu đánh giá của Bộ GD&ĐT.
- Thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng cũng là giải pháp được 100% CBQL nhà trường coi trọng. Tuy nhiên còn có 16% GV nhận định nội dung này thực hiện chưa tốt.
- Giải pháp thu thập thông tin phản ánh của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh (CMHS) và HS mặc dù không phải là một qui định thành văn nhưng lại đem đến một hiệu quả rất lớn cho CBQL, thông qua các thông tin phản hồi, CBQL có những giải pháp nhắc nhở và xử lý kịp thời những thiếu sót, quản lý thích hợp hơn giờ lên lớp của GV nói chung và của từng GV nói riêng. Qua điều tra, có 56,1% GV nhận định nhà trường đã thực hiện tốt, 33% chưa thực hiện tốt, 10,9% chưa thực hiện.
2.4.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh
TT Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1 Chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nề
nếp, kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp 100 0 0 86,3 23,7 0 2
Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm để thông báo tình hình học tập và thống nhất các hình thức giáo dục
50 50 0 56,8 43,2 0
3 Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu. 80 20 0 42,1 47,9 0 5
Chỉ đạo GVCN lớp phối hợp với PHHS thông báo tình hình học tập của HS thông qua sổ liên lạc hàng tuần, tháng
70 30 0 24,2 49,5 26,3
6
Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lý HĐ học của HS.
65 35 0 32,6 49,5 17,9
Qua kết quả điều tra cho thấy, nhà trường đã làm một số công việc quản lý hoạt động học của HS như sau:
Biên chế lớp một cách hợp lý, khoa học đảm bảo đồng đều giữa các lớp. Phân công giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp phù hợp với năng lực của GV, đó là những GV có năng lực, chuyên môn cao, nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tập thể. Chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nề nếp, các quy định cụ thể và kiện toàn cơ cấu cán bộ lớp, cán bộ lớp phải là những HS có học lực khá, có năng lực tổ chức nhiệt tình, nhanh nhẹn, tháo vát. Chỉ đạo tổ chức họp phụ huynh đầu năm học để nhà trường, GVCN lớp thông báo cho phụ huynh nắm được kế hoạch và phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường.
quy định của nhà trường, của đoàn thể, các quy định của lớp, đồng thời cho HS học tập nhiệm vụ của người HS THPT, tiêu chuẩn đánh giá về hạnh kiểm và học lực do Bộ GD&ĐT ban hành.
Lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, trong kế hoạch thể hiện được thời gian thực hiện công tác, dự kiến nhân sự, người phụ trách công tác, thông báo kế hoạch trong hội đồng giáo dục nhà trường và thông báo cho HS kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra, nhà trường chưa thực hiện triệt để nội dung quản lý này, CBQL mới chỉ quan tâm bồi dưỡng HS giỏi chứ chưa triển khai phụ đạo HS yếu kém.
Thông qua sổ liên lạc GVCN thông báo cho CMHS tình hình học tập của con em mình trên lớp, đồng thời qua CMHS, GVCN nắm bắt được tình hình học tập ở nhà của HS, để từ đó có biện pháp uốn nắn kịp thời và thống nhất với CMHS trong việc quản lý hoạt động học của HS nhằm đạt được kết quả cao.
Các nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo hoạt động học của HS theo kế hoạch của nhà trường, song vẫn còn một số hạn chế sau:
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc GDHS chưa được quan tâm đúng mức. GVCN chưa duy trì thường xuyên việc thông báo tình hình học tập của HS qua sổ liên lạc (thể hiện ở mức độ thực hiện chưa tốt được 49,5 % giáo viên khẳng định).
Sự phối hợp giữa GVCN, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên trong nhà trường trong việc quản lý hoạt động học của HS chưa đồng bộ, mức độ thực hiện tốt chỉ đạt 32,6%.
Việc tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện, mới chỉ quan tâm đến bồi dưỡng HS giỏi.