Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ

cho đội ngũ giáo viên và giáo viên môn Lịch sử

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao ý thức giác ngộ chính trị về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta. Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển GD của nhà trường, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bồi dưỡng lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong đào tạo thế hệ trẻ, làm việc có trách nhiệm, có kỷ luật.

Tác động sâu sắc đến GV, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL, GV và HS trong nhà trường. Làm cho mọi đối tượng nắm vững các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, địa phương, Luật Giáo dục, các chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển, chính sách của Đảng trong công tác GD&ĐT nói chung, về giáo dục trung học (GDTrH) nói riêng và về sự nghiệp đổi mới GDĐT.

Đánh giá đúng ý nghĩa quan trọng của công tác QL HĐDH đối với sự phát triển của các nhà trường, trong đổi mới GD&ĐT

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

* Lập kế hoạch

Đầu năm học, CBQL lên kế hoạch, tổ chức cho giáo viên học các Nghị quyết của Đảng về giáo dục, về hoạt động dạy và học. Kế hoạch tổ

chức các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày thành lập Đảng (3/2), ngày thành lập QĐND Việt Nam, ngày Giải phóng miền Nam (30/4), ngày sinh nhật Bác (19/5)… có kế hoạch mời lãnh đạo Ban tuyên giáo về trường cùng tham luận về các vấn đề chính trị, thời sự và mối quan hệ của những vấn đề này trong quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường. Trong kế hoạch, phải thể hiện rõ thời gian, kinh phí, nội dung thực hiện.

* Tổ chức thực hiện

Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập chính trị, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ năm học, qua các đợt học tập, các lớp tập huấn, giáo viên phải viết thu hoạch của bản thân, nêu được nhận thức của mình về những nội dung đã được học, đã được tập huấn để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học: ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày giải phóng miền Nam (30/4), ngày sinh nhật Bác (19/5)… Từ đó tuyên truyền, giáo dục về lịch sử dân tộc, truyền thống nhà trường, nhằm tăng thêm sự hiểu biết cho toàn thể giáo viên trong nhà trường về lịch sử dân tộc và truyền thống nhà trường, về đạo đức, lối sống nói chung và về giáo dục lịch sử THPT nói riêng...

Mời các đồng chí ở Ban tuyên giáo thị ủy triển khai các nghị quyết, truyền đạt nội dung hoạt động chính trị, nói chuyện thời sự, nhằm nâng cao nhận thức chính trị về mọi mặt cho giáo viên, qua đó cho giáo viên thấy được vị trí, vai trò của người thầy trong nhà trường và luôn phấn đầu rèn luyện để trở

thành người thầy có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, là cái gốc của người thầy. Nhà trường và Công đoàn tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động 2 không của ngành với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, nói không với ngồi nhầm lớp”, các cuộc vận động khác: “Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”, “Mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”…. Các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…. Để từ đó mỗi GV trong nhà trường phải gương mẫu, có tinh thần làm chủ tập thể, giàu tình yêu thương và trách niệm với HS, sống trung thực, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết dân chủ, lành mạnh, tạo nên ý thức trách nhiệm của bản thân về nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ của nhà trường.

* Chỉ đạo

Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phổ biến nội dung các phong trào thi đua và yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm túc phong trào để lập thành tích chào mừng các ngày lễ, thể hiện qua chất lượng các giờ dự, thực hiện nền nếp dạy học như: ra vào lớp đúng giờ, dạy đúng theo nội dung và tiến độ phân phối chương trình…

* Kiểm tra, đánh giá

Giải pháp này thường được kiểm tra, đánh giá, thông qua kết quả thực hiện hoạt động chuyên môn của giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, bậc học, các chỉ thị của địa phương và kế hoạch của nhà trường bằng từng công việc cụ thể, gắn liền với mỗi cá nhân, các tập thể trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)