Quản lý thực hiện mục tiêu chương trình môn Lịch sử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu chương trình môn Lịch sử

Thực hiện trương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trường phổ thông, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) ban hành. Trên cơ sở nắm vững chương trình, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu theo từng nhóm môn để xây dựng một chương trình thực sự phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường, đối tượng học sinh, đặc thù năm học và các điều kiện hỗ trợ khác như thời gian, cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH)…. Và đây chính là chương trình dạy học của nhà trường. Tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo chương trình quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.

Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường THPT. Về nguyên tắc, mục tiêu, chương trình là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Mục tiêu, chương trình dạy học môn Lịch sử quy định chi tiết đến từng phần, từng chương, từng bài học.

Để quản lý nghiêm túc và có hiệu quả mục tiêu chương trình môn Lịch sử, người quản lí phải nghiên cứu, nắm vững biên chế năm học, chương trình dạy học môn Lịch sử và kế hoạch dạy học môn Lịch sử ở từng khối lớp và cả cấp học. Cụ thể là phải nắm vững và quán triệt cho giáo viên nắm vững những vấn đề sau: Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn Lịch sử cấp THPT; nguyên tắc cấu tạo chương trình của môn Lịch sử, nội dung, phạm vi kiến thức của môn học; phương pháp dạy học và các hình thức dạy học của môn Lịch sử; kế hoạch dạy học môn Lịch sử của từng lớp học.

Bên cạnh đó, người cán bộ quản lí nắm tiến độ thực hiện chương trình môn Lịch sử thông qua kế hoạch giảng dạy hàng tuần, qua dự giờ, thăm lớp và qua kiểm tra giáo án của giáo viên. Người cán bộ quản lí sử dụng thời khoá

biểu để điều khiển, kiểm soát việc thực hiện chương trình của giáo viên. Đồng thời, người cán bộ quản lí chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức định kỳ việc rút kinh nghiệm, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện chương trình, thảo luận những vấn đề khó của chương trình để nhanh chóng tháo gỡ, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện; tổ chức tiến hành phân tích tình hình thực hiện chương trình và đánh giá trong các buổi họp của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)