Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn

dạy học môn Lịch sử

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT ban hành, tất cả các trường phải tuân thủ nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ GV. CBQL không chỉ căn cứ vào đó để hướng dẫn GV thực hiện đủ nội dung chương trình, không được cắt xén, dồn ép mà còn lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá GV có nghiêm túc trong công tác giảng dạy hay không. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo sao cho: Nhà trường phải dạy đúng, đủ số môn theo qui định; GV dạy đủ tiết/tuần/môn/; GV dạy đúng, đủ số tiết/bài.

Căn cứ vào chương trình giảng dạy, GV lập kế hoạch giảng dạy từ đầu mỗi học kỳ, sau đó được GV cụ thể hoá ở sổ báo giảng hàng tuần, sổ báo giảng được ghi ngay từ sáng thứ hai hàng tuần. Việc xây dựng lịch báo giảng của GV giúp cho CBQL nắm được tiến độ chương trình giảng dạy, thuận lợi cho việc kiểm tra, dự giờ đột xuất và định kỳ.

Hiệu trưởng qui định các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra GV của tổ mình, sau đó báo cáo trực tiếp và bằng văn bản tiến độ thực hiện chương trình của các GV hàng tháng. Cứ định kỳ 2 lần/học kỳ, Ban chuyên môn (gồm Ban Giám hiệu, Ban thanh tra nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn) lại kiểm tra

việc thực hiện chương trình, các loại hồ sơ, giáo án của GV, ngoài ra Hiệu trưởng còn kiểm tra GV thông qua sổ ghi đầu bài của lớp, biên bản họp tổ nhóm chuyên môn.

Khi xin ý kiến CBQL nhà trường về các giải pháp quản lý mục tiêu, chương trình dạy học, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học

TT Quản lý mục tiêu, chương trình dạy học Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1

Tổ chức phổ biến cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng, đủ mục tiêu, chương trình

80 20 0 74,7 20 5,3 2 Tổ chức cho giáo viên học tập các văn

bản mới về bổ sung thay đổi. 60 40 0 88,9 11,1 0 3 Yêu cầu Tổ chuyên môn, giáo viên lập

kế hoạch và kiểm tra, duyệt kế hoạch. 100 0 0 95,3 4,7 0 4 Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của từng

giáo viên 80 20 0 68,4 31,6 0 5 Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của

nhóm tổ chuyên môn. 100 0 0 85,4 14,6 0 6

Có biện pháp xử lý giáo viên thực hiện chưa đúng theo mục tiêu, chương trình.

40 60 0 32,6 54,7 14,7

Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy việc tổ chức phổ biến cho GV nắm vững và thực hiện đúng phân phối chương trình được CBQL đặc biệt chú trọng và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số GV thực hiện chương trình còn chưa nghiêm túc, có 20% GV khẳng định về vấn đề này.

Khi xin ý kiến về biện pháp tổ chức cho GV học tập các văn bản mới về bổ sung thay đổi, 100% CBQL rất quan tâm vấn đề này và kết quả triển

khai thực hiện khá tốt, con số này được các GV đánh giá là 11,1% làm chưa tốt.

Qua điều tra, 100% CBQL đều triển khai yêu cầu tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch năm học, học kỳ. Điều này được GV đánh giá chưa tốt chiếm 4,7%.

Qua điều tra, phần lớn CBQL cho rằng, việc kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV và kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm tổ chuyên môn là rất quan trọng, vì có kiểm tra mới nắm bắt được thực tế giảng dạy, chương trình giảng dạy có đúng kế hoạch đặt ra hay không, đã tiến hành thực hiện và đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên, một số GV đánh giá là họ thực hiện chưa tốt, thể hiện ở mức độ thực hiện trung bình đạt 14,6%. Lý do là có GV dạy chậm hơn so với chương trình, có GV dạy nhanh hơn so với chương trình. Một số GV trẻ, chưa có kinh nghiệm nên trong giờ dạy còn tham kiến thức, không điều chỉnh cho phù hợp nên kiến thức cần truyền đạt ở giờ trước chuyển sang giờ sau. Một số GV khác thì vì những lý do cá nhân mà nghỉ nhưng chưa kịp thời bố trí dạy bù. Một số GV dạy lấp giờ giúp đồng nghiệp nên dạy nhanh hơn so với phân phối chương trình. Khi phát hiện CBQL cần phải có biện pháp uốn nắn kịp thời để hoạt động giảng dạy được diễn ra đúng tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của toàn ngành, không để dạy dồn ép chương trình khiến các em học sinh phải lĩnh hội một lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn làm giảm hiệu quả học tập.

Về biện pháp xử lý người thực hiện sai mục tiêu chương trình chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Hình thức xử lý của họ mới chỉ là nhắc nhở, hoặc lấy đó làm căn cứ khi bình xét thi đua cuối học kỳ, cuối năm học…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w