Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Hình thành và bồi dưỡng ở mỗi học sinh năng lực tự học, năng lực cảm nhận, tư duy, phương thức học tập suốt đời trong một xã hội học tập.

Tạo được sự cân bằng trong việc dạy chữ, dạy người và dạy nghề; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử; đưa hoạt động dạy học môn Lịch sử không chỉ đơn thuần là một quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mà còn biến những kiến thức, kỹ năng đó thành hành động tích cực của học sinh.

Đưa việc đổi mới PPDH trở thành nền nếp trong hoạt động dạy học môn Lịch sử của nhà trường.

Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động đổi mới PPDH.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Đổi mới phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao. Người cán bộ quản lí cần khuyến khích giáo viên mở rộng các hình thức dạy học như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học qua kênh băng hình, dạy học trong lớp, ở ngoài lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Động lực của việc học tập cần được hình thành và phát triển quá trình dạy học. Bằng cách tổ chức, điều khiển hợp lí các hoạt động học tập sẽ đem lại sự hứng thú và niềm vui học tập, đó chính là động lực nhận thức. Như vậy, để tạo nên động lực học tập, cần đổi mới PPDH.

Nâng cao nhận thức cho GV về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Với mục đích phát triển tối đa năng lực của học sinh qua bài dạy, người giáo viên phải được chủ động lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối

tượng học sinh và điều kiện cụ thể của lớp học, không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.

Để đổi mới PPDH trong nhà trường cần phải có sự chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Người CBQL xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Lịch sử riêng cho từng giai đoạn, thậm chí từng năm học cụ thể, đồng thời xác định được các mục tiêu cần đạt được nhằm tác động tích cực cho GV, HS và phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng, tính tất yếu phải đổi mới PPDH để phù hợp với đổi mới chương trình GDPT.

Tổ chức cho GV tiếp cận với PPDH mới qua tài liệu, băng hình, tham quan, học tập kinh nghiệm, dự giờ dạy mẫu của những GV cốt cán rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH.

Triển khai công tác đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức trong dạy học môn Lịch sử: xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Hướng hoạt động dạy học đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp học, tự học ở học sinh, từng bước hướng học sinh đến trạng thái làm chủ được hoạt động học tập.

Người cán bộ quản lí nhất thiết phải yêu cầu giáo viên dạy Lịch sử thực hiện đồng bộ các định hướng chính sau trong đổi mới:

Thứ nhất: tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử... Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video... Cần tận dụng mọi

cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ .

Thứ hai, tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các nguồn sử liệu có trong sách giáo khoa. Thông qua các hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện các phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử cho học sinh. Sử dụng tư liệu có yêu cầu đầu tiên trong học tập lịch sử, vì đây là dịp học sinh “tiếp cận” với quá khứ.

Thứ ba, tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh tự mình nêu lên các vấn đề để học tập, độc lập giải quyết các vấn đề đó hoặc những vấn đề khác do giáo viên đặt ra. Cần khuyến khích học sinh phát biểu những ý kiến riêng, độc đáo của mình, đừng làm cho học sinh e ngại khi nêu lên ý kiến riêng với ý kiến giáo viên, rèn luyện khả năng trình bày ý kiến cho học sinh. Từ đó, học sinh lĩnh hội được nội dung học tập theo tinh thần mới của dạy học hiện đại: Dạy học tự khám phá, tự phát hiện.

Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử: khuyến khích tiến hành dạy học Lịch sử ở các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng: Học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, tại di tích lịch sử, hiện trường lịch sử; nghe báo cáo, đối thoại trực tiếp với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử.

Thứ năm, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được qui định trong chương trình GDPT. Thực tế dạy học hiện nay ở các trường THPT rất nhiều giáo viên không quan tâm đến chương chương trình, thậm chí nhiều giáo viên không biết đến chương trình mà chỉ chú ý đến SGK. GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể hoá của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập. Trong khi đó GV chỉ theo SGK và coi đó là “pháp lệnh”, dạy hết

tất cả những nội dung có trong SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong từng giờ học. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV dạy hết giờ nhưng không thể nào hết được bài bởi vì không xác định được đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trong tâm của bài học.

Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các em học sinh nắm vững những nội dung lịch sử đó với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.

Nhận diện được đầy đủ các phương thức học tập đa dạng của học sinh để tổ chức những hình thức dạy học phù hợp với cách học mới của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, độc lập, sáng tạo. Cũng từ sự phong phú của các phương thức học tập của học sinh nên việc đổi mới PPDH cần được tổ chức thực hiện trong tiết dạy cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi môi trường hoạt động của học sinh.

Để thực hiện được các nội dung đổi mới trên phải bắt đầu từ đổi mới việc xây dựng mục tiêu mỗi bài dạy. Chuyển mục tiêu phải đạt của người thầy sau mỗi tiết dạy sang mục tiêu mà trong đó học sinh là chủ thể, xác định rõ những cái học sinh biết được, hiểu được, vận dụng được sau khi học. Đổi mới việc xác định mục tiêu bài dạy tất yếu dẫn đến việc thiết kế bài dạy và các hoạt động dạy học trong giờ lên lớp phải chú trọng đến chủ thể của hoạt động học là học sinh. CBQL cần có sự chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò. Việc thiết kế giáo án phải khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh ở trên lớp, với hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm của bài học, tránh nặng nề hoặc dàn trải. Chú ý bồi dưỡng năng

lực độc lập suy nghĩ của học sinh, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất vấn đề.

Bên cạnh đó cần thực hiện cấu trúc giáo án mềm dẻo, linh hoạt tránh yêu cầu giáo viên phải cấu trúc và thực hiện giáo án máy móc các công việc của giờ học (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy và học bài mới, củng cố, dặn dò và ra bài tập về nhà).

Kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của học sinh. Học sinh không thể tự học tốt nếu các em thiếu niềm vui, thiếu hứng thú học tập, thiếu sự mong muốn tự mình tìm tòi tri thức, thiếu niềm tin vào chính mình. Khi có được động lực tự học, với sự cố vấn, dẫn dắt của GV, học sinh dần hình thành khả năng tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh, kỹ năng thảo luận nhóm, tiến đến hình thành, phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề. Xây dựng được năng lực tự học cho học sinh THPT là tạo được nền tảng quan trọng để các em phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu ở bậc ĐH, CĐ và tự học để phát triển năng lực tư duy trong lao động sản xuất.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học: Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm học sinh. Tăng cường tổ chức học tập qua các buổi tham quan thực tế để học sinh tiếp cận thực tế bằng nhiều cách: nghe, nhìn, cảm nhận, thảo luận,...Tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học môn Lịch sử nhằm gắn liền việc học với tư duy sáng tạo, đặt ra các câu hỏi tập trung vào vấn đề cốt lõi để học sinh thực hiện tốt các thao tác tư duy, rèn học sinh phát triển tự học ngay trong từng tiết học, chứ không phải chỉ tự học khi không có sự hiện diện của giáo viên.

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh mà trước hết là đổi mới hình thức ra đề thi, coi thi trên lớp và chấm thi định kỳ, học kỳ.

Đổi mới cách đánh giá hoạt động dạy của giáo viên: Người GV dạy giỏi không chỉ là người nâng được số lượng học sinh giỏi, giảm số học sinh yếu mà quan trọng hơn là phải tổ chức được cho mỗi học sinh trong lớp đều

thực sự làm việc, tham gia xây dựng bài, có kỹ năng khai thác hiệu quả phương tiện dạy học được nhà trường trang bị và nhất là tạo được cho học sinh niềm tin, niềm vui và phương pháp học tập. CBQL phải làm cho GV nhận thức đầy đủ được vấn đề này và phải luôn hoàn thiện mình trong quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Đổi mới phương tiện dạy học. Khuyến khích GV sử dụng các phiếu học tập, tăng cường vận dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả cao.

Phát huy tối đa vai trò của tổ chuyên môn. Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn diện đại trà cùng tham gia.

Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử trong nhà trường một cách thường xuyên, định kỳ. Đưa việc thực hiện đổi mới PPDH vào tiêu chuẩn thi đua từng năm học và nó phải trở thành hoạt động thường xuyên.

Chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu phấn đấu, nội dung học tập hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và tiến độ công việc. Hướng dẫn học sinh để sau mỗi tuần các em tự đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa thực hiện được và nêu lên hướng khắc phục.

Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh. Động cơ học tập của học sinh rất đa dạng và luôn biến động. Vậy để các em có thái độ, động cơ học tập đúng đằn, các giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với cha mẹ học sinh, với giáo viên bộ môn, với các lực lượng khác để hướng dẫn, kiểm tra uốn nắn các hoạt động tự học của học sinh.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC, TBDH và kinh phí cho đổi mới PPDH

Để có thể tiến hành đổi mới PPDH thành công, cần có những điều kiện cần thiết.

Xây dựng kế hoạch tài chính, nhằm sử dụng hệ thống CSVC, TBDH phục vụ cho việc đổi mới PPDH

CBQL phải làm cho giáo viên và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa CSVC, TBDH với việc đổi mới PPDH, đồng thời cần có kế hoạch để tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động đổi mới PPDH, từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC, TBDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cụ thể là:

- Đảm bảo CSVC, trường lớp đầy đủ, đồng bộ, tạo cảnh quan, môi trường sư phạm, có sân chơi, bãi tập, vườn thực hành, thực nghiệm.

- Trang bị đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo, các tạp chi chuyên ngành. - Trang bị đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng học tiếng nước ngoài.

- Trang bị đầy đủ về TBDH đảm bảo các yêu cầu về đổi mới PPDH. - Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả CSVC hiên có và tự sáng tạo đồ dùng dạy học.

Trong điều kiện chưa thể đáp ứng một lúc các yêu cầu về CSVC, TBDH, cần chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả những phương tiện thiết bị hiện có, đồng thời chú ý khai thác tiềm năng sáng tạo của giáo viên, học sinh trong việc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản.

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kì, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị dạy học.

Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cán bộ quản lý cần có kế hoạch để huy động mọi nguồn lực, từng bước xây dựng hệ thống CSVC, kĩ thuật ngày càng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH và nâng cao giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, dù CSVC, phương tiện kĩ thuật có đồng bộ, hiện đại đến đâu cũng không thay thế được vai trò của con người. Giáo viên, người lựa

chọn, điều khiển, sử dụng máy móc, thiết bị và chỉ đạo quá trình dạy học một cách sáng tạo mới là người quyết định trong đổi mới PPDH.

CBQL phải năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch sử phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Tóm lại, việc đổi mới PPDH môn Lịch sử là một quá trình lâu dài, không phải chỉ trong một sớm, một chiều có thể trở thành nền nếp trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Bởi vậy, CBQL phải nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này để xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử sẽ tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 78 - 85)