Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 45)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử

Thực hiện dạy học phân ban đại trà trên toàn quốc cấp THPT từ năm học 2006-2007, chương trình sách giáo khoa mới ở cấp THPT đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho mỗi GV là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình mới GDPT.

Qua điều tra các trường THPT Thị xã Hoàng Mai về vấn đề này được thể hiện trong bảng 2.17:

Bảng 2.17: Thực trạng công tác quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử

TT Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1

Triển khai về tính cấp thiết yêu cầu cần phải đổi mới PPDH để phù hợp chương trình, SGK mới.

93.8 6.2 0 73.2 23.7 3.1

2

Tổ chức cho CBGV tham gia chuyên đề về đổi mới PPDH do Sở GD&ĐT tổ chức hàng năm.

100 0 0 93 7.0 0

3

Tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận về đổi mới PPDH cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy mẫu rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.

73.5 26.5 0 50.5 35.2 14.3

4

Tổ chức xem băng hình, cấp sách, tài liệu, cập nhật trên mạng về đổi mới PPDH, sử dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học.

23.5 33.5 43 23.5 25 31

5

Thực hiện đổi mới cách thi, kiểm tra đánh giá HS, đổi mới cách ra đề thi có hiệu quả. Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

88.2 11.8 0 72.9 12.5 12.4

6 Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm

việc thực hiện đổi mới PPDH. 64.2 31.3 4.5 36.6 28.4 18

Căn cứ vào số liệu điều tra trên bảng cho thấy CBQL các trường THPT chưa nhận thức hết được tầm quan trọng, tính bức xúc của việc đổi mới PPDH, nhiều GV còn lúng túng dẫn đến thực hiện còn yếu, hiệu quả giảng

dạy còn thấp. Đa số việc đổi mới PPDH còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, thiếu trọng tâm, học sinh khó tiếp thu, tư duy thụ động. Một số GV chưa thay đổi thói quen dạy học, còn đọc chép cho HS khi giảng bài. CBQL chưa phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong đổi mới PPDH, đa phần GV còn lúng túng khi thực hiện PPDH mới, việc phối hợp giữa PPDH truyền thống với PPDH hiện đại chưa linh hoạt. Kỹ năng ra đề kiểm tra, đánh giá HS theo hướng tích cực còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tư duy lôgic, năng lực cảm thụ của HS.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng ở trên, có thể thấy để quản lý tốt việc đổi mới PPDH môn Lịch sử ở các trường THPT Thị xã Hoàng Mai thì vấn đề trước mắt và lâu dài là cần tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi GV về thực hiện đổi mới PPDH; gắn việc đổi mới PPDH với kiểm tra năng lực ra đề, kiểm tra đánh giá HS, hướng hoạt động dạy học môn Lịch sử đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, nhận thức đánh giá một cách khách quan về HĐDH của GV, hoạt động học tập của HS và về công tác quản lý đổi mới PPDH của CBQL. Đồng thời qua việc trao đổi, dự giờ, dự sinh hoạt chuyên môn xem xét các hoạt động phục vụ dạy và học như thư viện, thực hành thí nghiệm tại nhà trường tác giả nhận thấy: đa số ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD. Thế nhưng, trong thực tế nhiều GV ngại đầu tư vào soạn bài, sử dụng TBDH chưa thành thạo, những GV có tuổi nghề cao thì hạn chế về mặt tin học. Hơn thế nữa, việc đổi mới PPDH trong những năm gần đây chưa được CBQL quan tâm đúng mức, nhất là bồi dưỡng kỹ năng sư phạm chưa được tiến hành một cách thường xuyên gắn với công tác thi đua khen thưởng chưa kịp thời và đúng lúc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 45)