Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên các nhà trường cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường mà trọng tâm là HĐDH. Cùng với sự phát triển quy mô trường lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên các nhà trường cũng tăng lên, luôn đảm bảo đúng biên chế quy định của bậc học.

2.2.4.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GV có tuổi đời và tuổi nghề trung bình khá trẻ. (Kết quả được thể hiện ở các bảng 2.8, 2.9).

Bảng 2.8: Số giáo viên của trường THPT Hoàng Mai

Năm học Số lớp

TS GV

Phân theo các môn học

Toán Tin học Vật lí Hoá Sinh KT NN KT CN Văn Lịch sử Địa lí Anh văn GD CD Thể dục QP 2012-2013 45 97 17 6 10 9 7 0 2 13 5 5 12 3 6 3 2013-2014 45 97 17 6 10 9 7 0 2 13 5 5 12 3 6 3 2014-2015 45 95 17 6 10 8 7 0 2 13 5 5 12 2 6 2

(Nguồn: Báo cáo của trường THPT Hoàng Mai) Bảng 2.9: Số giáo viên của trường THPT Bắc Quỳnh Lưu

Năm học Số lớp

TS GV

Phân theo các môn học

Toán Tin học Vật lí Hoá Sinh KT NN KT CN Văn Lịch sử Địa lí Anh văn GD CD Thể dục QP 2012-2013 21 43 7 3 5 3 3 0 0 6 2 2 6 2 3 1 2013-2014 17 43 7 3 5 3 3 0 0 6 2 2 6 2 3 1 2014-2015 11 40 5 2 5 3 3 0 0 6 2 2 6 2 3 1

(Nguồn: Báo cáo của trường THPT Bắc Quỳnh Lưu)

Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy tỷ lệ GV trên đầu lớp chỉ đạt từ 2,10/lớp, chưa đạt mức quy định về biên chế của Bộ GD&ĐT (2,25GV/lớp), do đó không đủ về số lượng, đòi hỏi phải tuyển thêm nhiều GV mới, cơ cấu cũng chưa thật hợp lý, môn thừa, môn thiếu điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học và việc quản lý chuyên môn.

2.2.4.2. Chất lượng đội ngũ

Các trường có một đội ngũ GV trẻ, năng động nhiệt tình, dễ thích nghi với cái mới, yêu nghề, đoàn kết, ham học hỏi có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác khác, có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt. Nhiều GV tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.

Bảng 2.10: Chất lượng giáo viên trường THPT Hoàng Mai

Năm học TS Độ tuổi Trình độ DHTĐ < 35 36→45 > 45 CH ĐH CĐ CS CSTĐ tỉnh 2012-2013 97 41 47 9 10 89 0 15 2 2013-2014 97 42 46 9 12 85 0 8 1 2014-2015 94 44 40 10 17 74 0 12 1 Môn Lịch sử 5 2 3 0 0 5 0 1 1

(Nguồn: Báo cáo của trường THPT Hoàng Mai) Bảng 2.11: Chất lượng giáo viên trường THPT Bắc Quỳnh Lưu

Năm học TS Độ tuổi Trình độ DHTĐ < 35 36→45 > 45 CH ĐH CĐ CS CSTĐ tỉnh 2012-2013 43 40 3 0 3 40 0 1 0 2013-2014 43 39 4 0 9 34 0 1 0 2014-2015 40 35 5 0 16 24 0 1 0 Môn Lịch sử 2 1 1 0 1 1 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo của trường THPT Bắc Quỳnh Lưu)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy 100% GV đạt chuẩn (trình độ Đại học). Những năm gần đây, đội ngũ GV của các trường đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của GV nói riêng trong HĐDH, đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thể hiện: một số GV đang theo học sau đại học chuyên ngành Toán học, Hóa học…điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi

dưỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học được các GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng CBQL nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy, vẫn còn một số GV chưa cố gắng học tập nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số GV còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới PPDH, phương pháp dạy học còn lạc hậu.

- Kết quả thanh tra giờ dạy:

Bảng 2.12: Kết quả thanh tra chuyên môn trường THPT Hoàng Mai

Năm học Số GV được TTCM Tổng số tiết TTCM

Tiết giỏi Tiết khá Tiết trung bình

SL % SL % SL %

2012-2013 73 146 48 32,8 94 64,3 4 2,9

2013-2014 53 106 34 32,0 66 62,2 6 5,7

2014-2015 65 130 48 36,9 76 58,4 6 4,7

Môn Lịch sử 4 8 1 12,5 2 25 5 62,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Hoàng Mai) Bảng 2.13: Kết quả thanh tra chuyên môn trường THPT Bắc Quỳnh Lưu

Năm học Số GVđược TTCM

Tổng số tiết TTCM

Tiết giỏi Tiết khá Tiết trung bình

SL % SL % SL %

2012-2013 22 44 22 50 20 45 2 5

2013-2014 21 42 20 47 19 46 3 7

2014-2015 25 50 23 46 22 44 5 10

Môn Lịch sử 2 6 1 16,6 3 50,1 2 33,3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Bắc Quỳnh Lưu)

Như vậy, qua kết quả thanh tra định kỳ đối với giáo viên của các trường THPT, ta thấy số tiết được đánh giá giỏi chưa nhiều, đội ngũ mũi nhọn để tạo sức bật cho việc nâng cao chất lượng dạy học còn ít, vẫn còn GV giảng dạy chỉ đạt yêu cầu, việc đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực còn lúng

túng. Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề khó khăn, cấp bách đòi hỏi người CBQL phải tìm ra những biện pháp mới, khả thi, khắc phục những biện pháp đã lỗi thời trong việc quản lý HĐDH của giáo viên.

2.2.5. Cơ sở vật chất sư phạm

Trong năm học 2014-2015, cơ sở vật chất của các nhà trường đã được đầu tư, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo chất lượng giáo dục

Bảng 2.14: Cơ sở vật chất sư phạm các trường THPT Thị xã Hoàng Mai

Năm học Phòngkiên cố Phòng cấp 4 Phòng Thư viện Phòng TN Lý Phòng TH Hoá Phòng TH Sinh Phòng Vi tính - Số máy Phòng máy chiếu Phòng Thiết bị 2012-2013 61 6 2 2 2 2 5 1 2 2013-2014 61 6 2 2 2 2 5 3 2 2014-2015 61 6 2 2 2 21 5 3 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT Thị xã Hoàng Mai) Qua bảng 2.14 tổng số phòng học kiên cố, phòng học cấp 4 các phòng chức năng đảm bảo được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học.

Các nhà trường hằng năm đã lập kế hoạch mua sắm TBDH, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo phục vụ cho HĐDH để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Chỉ đạo việc bảo quản, giữ gìn, sử dụng CSVC, TBDH trong nhà trường một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng một cách có hiệu quả đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn mình phụ trách.

Phân công GV phụ trách phòng thí nghiệm, phòng thư viện là người có năng lực, trách nhiệm, có chuyên môn đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng họ nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thư viện, động viên họ tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Xây dựng nội quy phòng thư viện, phòng thí nghiệm, có sổ theo dõi, ghi chép cụ thể người mượn, ngày mượn, ngày trả để nhà trường dễ theo dõi

và kiểm tra việc thực hiện các giờ thực hành các môn nếu có, việc sử dụng các TBDH và đồ dùng dạy học trong công tác giảng dạy của GV cũng được quan tâm nhiều hơn trong các trường. Xây dựng cơ chế bảo quản, sử dụng CSVC, TBDH, giáo dục ý thức bảo vệ CSVC, TBDH cho GV và HS trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 39)