Phương pháp thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 107 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Phương pháp thăm dò

Áp dụng các giải pháp đổi mới quản lý đã đề xuất vào hoạt động dạy và học, hoạt động quản lý bộ môn ở trường THPT của cán bộ quản lý trong hai trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai.

3.4.5. Kết quả thăm dò

Đa số các cán bộ quản lý đều đồng thuận cao với những giải pháp và đề xuất đã đưa ra. Nhiều cán bộ giáo viên đã áp dụng các giải pháp này vào việc dạy học thực tiễn trong bộ môn Lịch sử.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp TT Tên giải pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Tính khả thi của các giải pháp (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức vềchính trị, tư tưởng, phẩm

chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên và giáo viên môn Lịch sử

97,72 2,28 0 94,70 5,30 0

2 Xây dựng đội ngũ giáoviên bộ môn Lịch sử đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ

100 0 0 100 0 0

3 Chỉ đạo đổi mới phươngpháp dạy học môn Lịch sử 100 0 0 100 0 0 4 Đổi mới hình thức tổ chứcdạy học môn Lịch sử 100 0 0 92,42 7,58 0 5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử

100 0 0 95,21 4,79 0 6

Quản lý ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học môn Lịch sử

96,32 3,68 0 91,12 8,88 0

Kết luận chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đã đề xuất hệ thống 6 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông

trên địa bàn thị xã Hoàng mai. Chúng tôi cũng đã khảo sát tính khoa học, tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã thu được các kết quả chính sau đây:

1. Đã xây dựng được cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ và hội nhập quốc tế.

2. Đã khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Qua khảo sát đã chỉ ra được những thành công và tồn tại hạn chế. Chúng tôi cũng đã phân tích nguyên nhân của thực trạng.

3. Trên cơ sở lý luận và thực trạng chúng tôi đã đề xuất hệ thống gồm 6 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Chúng tôi đã khảo sát tính khoa học, cấp thiết và khả thi của các giải pháp. Kết quả khảo sát chứng tỏ rằng nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp do chúng tôi đề xuất thì chất lượng dạy học môn Lịch sử nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung sẽ được nâng cao.

Như vậy giả thuyết khoa học đã được chứng minh, nhiệm vụ của Luận văn đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường nghiên cứu, phổ biến ứng dụng các vấn đề về khoa học giáo dục. Chỉ đạo mạnh mẽ đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.

Nghiên cứu, đảm bảo tính ổn định lâu dài của nội dung sách giáo khoa, tránh thay đổi nhiều gây khó khăn cho người dạy và người học.

2.2. Đối với UBND tỉnh Nghệ An

Cần quan tâm hơn về chế độ của GV đi học nâng cao trình độ đào tạo trên chuẩn.

Tăng cường công tác chỉ đạo ngành GD&ĐT trong việc nâng cao hiệu quả quản lý ở các nhà trường.

Nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục cho tất cả mọi đối tượng trong xã hội.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

Tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ GV các cấp, đặc biệt là giáo viên THPT. Có phương án đào tạo, tổ chức thi tuyển thường xuyên để nhà trường không còn tình trạng thiếu GV.

Tổ chức cho CBQL các trường tham quan học hỏi kinh nghiệm các điển hình tiên tiến về GD, học tập những chuyên đề, cập nhật những kiến thức mới về quản lý trường học, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy đối với các trường học. Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với GV giỏi, HS giỏi, xây dựng các điển hình trường tiên tiến.

Tăng cường tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề nhất là các chuyên đề về sử dụng hiệu quả TBDH và đổi mới PPDH. Có chính sách khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, nhất là học lên Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Cần quy hoạch, đầu tư cơ sở vật để các trường đạt chuẩn cấp quốc gia.

2.4. Đối với các trường THPT Thị xã Hoàng Mai

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở GD&ĐT, phối hợp Hội CMHS trong việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đẩy mạnh

xã hội hoá giáo dục, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác GD học sinh.

Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm đến quản lý công tác dạy và học. Vận dụng các giải pháp quản lý HĐDH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

Tạo điều kiện cho cán bộ, GV được tham gia học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

CBQL là cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản dưới luật chỉ đạo HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo một cách tích cực việc đổi mới PPDH bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi học cao học; xây dựng, củng cố và dần hoàn thiện CSVC, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV, xây dựng các phòng học bộ môn nhất là môn Lịch sử.

Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chức năng quản lý, quy chế giáo dục đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch năm học, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động của nhà trường,… Tích cực ứng dụng các tri thức về khoa học quản lý, nhất là khoa học quản lý giáo dục và kiểm chứng lý luận trong thực tiễn quản lý của mình.

CBQL cần vận dụng các giải pháp quản lý vào hoàn cảnh thực tế của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng sự mong mỏi của toàn xã hội, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT trong công cuộc CNH- HĐH đất nước.

2.5. Đối với đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử

Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh thực hiện nội dung và chương trình bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT, tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, phát huy tinh thần học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào công tác

dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm “Quản lý giáo dục” và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê.

4. Bộ GD&ĐT (2006), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2006- 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ GD & ĐT (2009), Tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông.

6. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số: 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.

7. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, NXB GD, Hà Nội.

8. B.P. Êxipôp (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học - Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. C. Mác và Ăngghen- Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý,

Trường Đại học Vinh.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004) chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư, Về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Giáo trình Đường lối, chính sách và quản lý giáo dục - đào tạo (2003), Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị, Quốc gia, Hà Nội

20. Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học - tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Phạm Minh Hùng- Hoàng Văn Chiến (2002), Giáo dục học I, Trường Đại học Vinh.

22. Khoa học xã hội và nhân văn viện ngôn ngữ (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

23. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội II - Trường CBQL Giáo dục và đào tạo TW I, Hà Nội.

24. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. P.V. Khuđôminxky (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường

26. P.V.Zimin, M.I.Konđacôp (1985), Những vấn đề quản lý trường học,

Trường CBQL Giáo dục, Bộ Giáo dục.

27. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1992), Phương pháp dạy- học Lịch sử,

NXB Giáo dục.

28. Lê Đức Phúc (1997), Chất lượng và hiệu quả giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XII (2009), Luật GD (Luật số 44/2009/QH12), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

30. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục TW I, Hà Nội.

31. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, trường CBQLGD TW.

32. Thái Văn Thành, Chu Thị Lục (2000), Giáo dục học II, Trường Đại học Vinh. 33. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB

Đại học Huế.

34. Trường THPT Hoàng Mai, trường THPT Bắc Quỳnh Lưu: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013, 2013-2014, 2014-2015.

35. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội.

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử các trường THPT thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An)

Kính gửi: Các đồng chí Cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THPT thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu Luận văn “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở môn Lịch sử ở các trường THPT thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà trường, quản lý dạy học môn Lịch sử đề nghị đồng chí vui lòng bớt chút thời gian cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây và đánh dấu X vào ô mà đồng chí cho là phù hợp nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn về sự hợp tác quí báu của đồng chí.

Đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

1. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch

TT Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình

giảng dạy

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện(%)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1 Triển khai nhiệm vụ năm học và

quy chế chuyên môn 2

Tổ chức nghiên cứu chương trình GD quốc gia theo tổ/ nhóm CM

3 Xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình nhà trường 4 Quy định chung về việc lập kế

6

kế hoạch

7 Kết luận, đánh giá sau kiểm tra

2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học

TT Quản lý mục tiêu, chương trình dạy học

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Khá TB 1

Tổ chức phổ biến cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng, đủ mục tiêu, chương trình

2

Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản mới về bổ sung thay đổi.

3

Yêu cầu Tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch và kiểm tra, duyệt kế hoạch.

4 Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của từng giáo viên

5 Kiểm tra hồ sơ theo dõi, đánh giá của nhóm tổ chuyên môn. 6

Có biện pháp xử lý giáo viên thực hiện chưa đúng theo mục tiêu, chương trình.

3. Thực trạng công tác quản lý đổi mới PPDH môn Lịch sử

TT Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Tốt Khá TB 1

Triển khai về tính cấp thiết yêu cầu cần phải đổi mới PPDH để phù hợp chương trình, SGK mới.

2 Tổ chức cho CBGV tham gia chuyên đề về đổi mới PPDH do

3

PPDH cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy mẫu rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.

4

Tổ chức xem băng hình, cấp sách, tài liệu, cập nhật trên mạng về đổi mới PPDH, sử dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học.

5

Thực hiện đổi mới cách thi, kiểm tra đánh giá HS, đổi mới cách ra đề thi có hiệu quả. Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

6

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH.

4. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

TT

Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Tốt Khá TB 1

Hiệu trưởng hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo

2

Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy. 3

Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên

4

Hiệu trưởng kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV 5 Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá

hiệu quả bài soạn qua giờ dạy

Rất cần

thiết cần thiết

Tốt Khá TB 1

Tổ chức cho giáo viên học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an (Trang 107 - 120)