Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 55 - 58)

* Các Cơ chế, chính sách của Trung ƣơng: - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Nghị quyết số 15/NQ - TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng IX về đƣờng lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.

- Nghị định số 134/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

- Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điểm của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006.

- Quyết định 1956/QĐ - TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020”

- Nghị đinh 45/2012/NĐ - CP ngày 21/05/2012 về khuyến công, nghị đinh này quy định các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (gọi chung là hoạt động khuyến công).

- Thông tƣ 46/2012/TT - BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công thƣơng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công

* Cơ chế, chính sách của Thành phố Hà nội:

Thực hiện chủ trƣơng phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và phát triển công nghiệp tại các làng nghề nói riêng UBND Thành phố đã ban hành các chính sách phát triển làng nghề của Thành phố và các văn bản hƣớng dẫn tổ chức thực hiện nhƣ:

Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

46

Quyết đinh số 14/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lƣợc và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nƣớc.

Phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, ổn định thị trƣờng tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môi trƣờng sinh thái.

Phát triển nghề, làng nghề cần gắn với phát triển du lịch, tạo thành các tua du lịch hấp dẫn... Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.

Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 9/4/2011 của UBND TP Hà Nội, Hà Nội đặt mục tiêu mỗi năm các chƣơng trình khuyến công tạo đƣợc từ 8.000-10.000 việc làm cho lao động nông thôn, đƣa thu nhập bình quân của lao động công nghiệp nông thôn đạt 1,8 triệu đồng/tháng vào năm 2015, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố,Đã xây dựng đề án số 34 DA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy về khôi phục phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010, đề án số 19 DA/TU ngày 05/3/2007 của Thành ủy về phát triển du lịch Hà Nội 2007 - 2015, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề.

Năm 2011, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội... Trên cơ sở những chính sách trên các hoạt động khuyến công địa phƣơng và quốc gia đƣợc tăng cƣờng. Từ năm 2005 - 2010 tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nƣớc, Thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp là 79,856 tỷ đồng trong đó 41,85 tỷ đồng hỗ trợ từ khuyến công Thành phố và khuyến công quốc gia đƣợc triển khai các chƣơng trình nhƣ: Chƣơng trình truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo, nâng cao tay nghề; nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, xây dựng mô hình trình diễn,

47

chuyển giao công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; tƣ vấn cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng, hỗ trợ học tập trao đổi kinh nghiệm, thành lập các hiệp hội nghề nghiệp, hỗ trợ lập đề án xin chủ trƣơng đầu tƣ quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc...

Việc thực hiện tốt Nghị định 134/2004/NĐ - CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và triển khai thực hiện nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn đã có tác động đến sự phát triển làng nghề của Thành phố nhƣ:

- Làng nghề đạt mức tăng trƣởng khá. Sản phẩm làng nghề đã đa dạng về mẫu mã, năng suất, sản lƣợng tăng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Số lƣợng các cơ sở sản xuất làng nghề ngày càng tăng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành, từng bƣớc nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp ngân sách nhà nƣớc.

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển biến tích cực đảm bảo an ninh xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội ở khu vực nông thôn.

- Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp làng nghề từng bƣớc đƣợc nâng cao. Đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn bƣớc đầu khắc phục đƣợc một số yếu kém của kinh tế tập thể và HTX.

Tuy nhiên Thành phố ban hành cơ chế chính sách phát triển nghề, làng nghề chậm và chƣa có chính sách riêng. Các chính sách của các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng cho vay vốn phát triển nghề, làng nghề, đầu tƣ đổi mới công nghệ hạn chế. Chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế làng nghề và hộ sản xuất tiếp cận thị trƣờng chƣa cụ thể. Chƣa có chính sách tạo cho doanh nghiệp làng nghề, hộ sản xuất trực tiếp xuất khẩu, hầu hết xuất khẩu qua uỷ thác. Một số chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất nhƣ: mặt bằng sản xuất, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trƣờng cho các làng nghề, xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu chậm...

48

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về làng nghề còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề, làng nghề còn bất cập chƣa hoàn chỉnh, nên chƣa tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất làng nghề. Còn thiếu một số chính sách: Dự báo năng lực và nhu cầu thị trƣờng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, tổ chức phối hợp liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất với các đơn vị phân phối...

Những hạn chế của chính sách đã ảnh hƣởng đến một số khâu đạt kết quả đạt thấp nhƣ: phát triển làng nghề không theo định hƣớng, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng, khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi suất ƣu đãi v.v...

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 55 - 58)