Kinh nghiệm thực tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 33)

a. Thái Bình

Ðể thúc đẩy ngành nghề truyền thống phát triển, Tỉnh ủy Thái Bình khóa 16 (2001 - 2005) ra Nghị quyết số 01, ngày 5-6-2001, về phát triển nghề và làng nghề. UBND tỉnh ban hành tiêu chí công nhận các địa phƣơng đạt danh hiệu "Làng nghề, xã nghề"; những cơ chế, chính sách nhằm phát triển nghề và làng nghề. Từ năm 2005, tỉnh Thái Bình cho phép các huyện, thành phố quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề. Ðến nay, toàn tỉnh đã đƣa 20 cụm công nghiệp và 22 điểm công nghiệp vào hoạt động, thu hút hàng trăm dự án vào đầu tƣ, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. 15 năm qua (2001 - 2015), phong trào khôi phục, phát triển nghề và làng nghề liên tục phát triển. Ðến nay, UBND tỉnh Thái Bình đã cấp bằng công nhận 145 làng nghề. Dẫn đầu là huyện Hƣng Hà với 52 làng nghề, xã nghề; huyện Kiến Xƣơng có 40 làng; huyện Quỳnh Phụ có 35 làng; các địa phƣơng khác có từ 15 đến 20 làng, xã nghề.

Phong trào phát triển nghề và làng nghề ở Thái Bình đã mang lại lợi ích kinh tế - xã hội khá lớn. Năm 2000, giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 1994) của các làng nghề mới đạt 660 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 1.408 tỷ đồng, năm 2010 đạt 2.520 tỷ đồng; năm 2014, đạt 7.127 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn. Năm 2014, giải quyết việc làm cho hơn 150.000 ngƣời. Nhiều nơi, giá trị sản xuất của

24

nghề và làng nghề chiếm từ 45 -50% trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, đƣa tốc độ phát triển kinh tế địa phƣơng thời gian qua tăng bình quân 13 - 14%/năm, nhƣ ở các xã: Thái Phƣơng, Canh Tân, Tân Lễ (Hƣng Hà); Hồng Thái, Lê Lợi (Kiến Xƣơng); Vũ Hội, Nguyên Xá (Vũ Thƣ).

Mặc dù nghề và làng nghề ở Thái Bình thời gian qua phát triển, nhƣng hiện tại chịu nhiều áp lực. Chất lƣợng và mẫu mã sản phẩm ít thay đổi. Hộ sản xuất và các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay cho sản xuất và thay đổi công nghệ. Nhiều khó khăn khác nảy sinh nhƣ giá điện, giá nguyên liệu tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Nhiều làng nghề bị ô nhiễm, chƣa xử lý triệt để, đặc biệt là các làng dệt, chế biến lƣơng thực, thực phẩm. Nhiều chủ doanh nghiệp làng nghề chƣa đƣợc đào tạo bài bản...

Trƣớc thực trạng đó, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các địa phƣơng xây dựng các khu công nghiệp, với mục tiêu phát triển nghề và làng nghề tập trung. Huyện Hƣng Hà vận động nhiều chủ doanh nghiệp làng nghề dệt ở xã Thái Phƣơng chuyển vào cụm công nghiệp, để doanh nghiệp thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động, huy động vốn, giới thiệu sản phẩm và xử lý nƣớc thải, chất thải... Công ty TNHH Toàn Thắng, sau ít năm chuyển vào cụm công nghiệp Ðồng Tu (xã Phúc Khánh), doanh nghiệp không chỉ giữ vững mặt hàng dệt khăn ăn, khăn tắm truyền thống, mà còn sản xuất nhiều mặt hàng mới, nhƣ dệt găng tay xuất khẩu, may hàng gia công xuất khẩu, thu hút 950 lao động tập trung, bảo đảm việc làm cho hơn 1.000 lao động vệ tinh của xã trong vùng, với mức thu nhập bình quân chung đạt 3,5 -4 triệu đồng/ngƣời/tháng. Giám đốc Trần Xuân Vực cho biết: Từ khi đi vào hoạt động trong cụm công nghiệp, doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, tổng doanh thu sáu tháng đầu năm 2015 đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ năm 2014.

Trong công tác đào tạo nghề và quản lý kinh tế, Thái Bình chỉ đạo các trung tâm đào tạo nghề xây dựng chƣơng trình theo hƣớng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Trung tâm Khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp Sở Công thƣơng liên tục mở các lớp dạy nghề may xuất khẩu, sửa chữa máy nông nghiệp, điện nông thôn cho hàng trăm chủ doanh nghiệp ở các huyện và các làng nghề.

25

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh công nông nghiệp theo hƣớng hiện đại và có từ 50 -70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giám đốc Sở Công thƣơng Thái Bình Vũ Ngọc Khiếu cho biết: Ðể duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, tỉnh có chính sách quan tâm đến công tác đào tạo, truyền nghề, dạy nghề; tôn vinh các doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ giỏi; ƣu tiên tăng nguồn vốn khuyến công, vốn đào tạo dạy nghề, truyền nghề. Ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng cụm công nghiệp gắn với hệ thống xử lý môi trƣờng. Có chính sách ƣu tiên làng nghề truyền thống, đăng ký xây dựng thƣơng hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

b. Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc hiê ̣n có trên 19.300 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn chủ yếu nhƣ: chế biến bảo quản nông lâm thủy sản; sản xuất thủ công mỹ nghệ; nghề trạm khắc đá; gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh; chế biến nguyên vật liệu phục vụ ngành nghề nông thôn ; sản xuất vật liệu xây dựng ... Một số làng nghề truyền thống đã và đang phát triển , sản phẩm làm ra đƣợc xuất khẩu phục vụ nhu cầu ngƣời tiêu dùng là ngƣời nƣớc ngoài . Điển hình nhƣ làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Hải Lƣ̣u (Sông Lô); đan lát Triê ̣u Đề (Lập Thạch); làng nghề mộc Thanh Lãng (Bình Xuyên); làng nghề rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tƣờng); làng nghề rèn Lý Nhân (Vĩnh Tƣờng)… Các cơ sở nghề đã tạo việc làm cho từ 55.000 - 60.000 lao động nông thôn và nhiều làng số h ộ tham gia hoạt động nghề trong các làng nghề chiếm 50 - 80% tổng số hộ dân trong làng với thu nhập phổ biến tại các làng nghề đạt tƣ̀ 1,7 - 1,9 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Các làng nghề ở Vĩnh Phúc đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng đƣợc lao động nông nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển, các cơ sở sản xuất chế biến quy mô lớn hơn hộ gia đình đƣợc hình thành và đƣợc đầu tƣ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất đƣợc đầu tƣ toàn diện giúp ngƣời dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong sản xuất hàng hóa. Tính liên kết trong sản xuất giữa các cơ sở sản xuất lớn, nhỏ

26

đƣợc hình thành có tác dụng hỗ trợ đắc lực trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dự báo nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để sản xuất phù hợp.

Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, hiện các làng nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn. Các cơ sở sản xuất phần lớn vẫn duy trì ở dạng kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu dễ gây ô nhiễm môi trƣờng, sản xuất mang tính tự phát, chƣa thể mở rộng thị trƣờng tiêu thụ mang tính ổn định... Thậm chí một số làng nghề có nguy cơ chết yểu nhƣ làng nghề gốm Hƣơng Canh do thiếu mặt bằng sản xuất và thiếu đất nguyên liệu làm gốm tại địa phƣơng này.

Để hoạt động các làng nghề truyền thống hiệu quả hơn, Vĩnh Phúc đã thực hiện các cơ chế, chính sách để duy trì làng nghề nhƣ khôi phục hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, phấn đấu đến năm 2015 sẽ hình thành 24 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất vào sản xuất tập trung.

Bên cạnh đó tỉnh hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, từ sản xuất những sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nƣớc sang những sản phẩm để xuất khẩu. Vĩnh Phúc đã đầu tƣ hơn 219 tỷ đồng xây dựng 8 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề với diện tích hơn 81 ha. Tỉnh thực hiện nhân cấy một số nghề mới trong khu vực nông nghiệp nông thôn nhƣ nghề mây tre đan xuất khẩu, thêu ren xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, nghề mộc mỹ nghệ. Đồng thời, xây dựng các doanh nghiệp "đứng chân" ngay trong những làng, xã có nghề truyền thống, coi đây là hạt nhân quan trọng cùng với chính sách khuyến công trở thành tiền đề cho phát triển làng nghề.

Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn ban hành và thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, chính sách ƣu đãi về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất; tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ khoa học - công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trƣờng cho các làng nghề; gắn công tác khuyến công, tƣ vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp, làng nghề nghề với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới để làng nghề phát triển toàn diện hơn, hiệu quả hơn.

27

Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nƣớc, mặt khác đầu tƣ kinh phí từ ngân sách tỉnh tập trung cho các làng nghề truyền thống nhằm giúp các làng nghề phát triển hiệu quả hơn, nhất là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động vùng nông thôn, từng bƣớc hƣớng tới sự phát triển bền vững.

c. Bắc Ninh

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực nhƣ đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nƣớc. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh nhƣ: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nƣớc.

Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thƣờng xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, số ngƣời giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3-4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ đồng/ năm.

Để đạt đƣợc kết quả nêu trên, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp về mở rộng và phát triển đồng bộ thị trƣờng làng nghề, nâng cao chất lƣợng hàng hoá của làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh... , tỉnh Bắc Ninh đã coi việc quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất CN - TTCN và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề (đặc biệt là các làng

28

nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng) di dời ra các khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cƣ.

Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn đƣợc sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của ngƣời dân trong làng nghề. Để các khu, cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành và hoạt động có hiệu quả, Bắc Ninh đã thành lập ra ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trƣớc hết là Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp làng nghề. Ban quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời là đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế - xã hội và Uỷ ban nhân dân các xã có khu công nghiệp làng nghề để giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc quản lý Nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã dƣới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cơ quan này là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp làng nghề, trực tiếp triển khai qui hoạch chi tiết, đƣợc Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền quản lý trƣớc, trong và sau khi đầu tƣ đối với các khu công nghiệp làng nghề.

Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sự phân bố xuống tận các xã, phƣờng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trƣơng tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều đƣợc Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lƣu

29

động. Nhiều làng nghề đƣợc Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao đƣợc năng lực sản xuất, kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, nhƣ làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội…

d. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Một tỉnh 85% dân số sống ở nông thôn nên làng đã và đang đóng góp không nhỏ vào tăng trƣởng nền kinh tế chung điển hình nhƣ làng Nghĩa Thủy với tốc độ kinh tế 2005 - 2010 đạt 8,9% thu nhập. Trƣớc nhu cầu CNH, HĐH làng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm. Nhƣng vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề môi trƣờng, trang thiết bị vẫn là khó khăn với làng nghề. Nam Định đã đƣa ra giải pháp khắc phục: Đó là xây dựng làng nghề thành trung tâm kinh tế - thƣơng mại, phát triển cụm công nghiệp, đầu tƣ phát triển các ngành mới, UBND tỉnh tập trung xét duyệt các đề án quy hoạch làng nghề…

Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định Một tỉnh 85% dân số sống ở nông thôn nên làng đã và đang đóng góp không nhỏ vào tăng trƣởng nền kinh tế chung điển hình nhƣ làng Nghĩa Thủy với tốc độ kinh tế 2005 - 2010 đạt 8,9% thu nhập. Nhƣng trƣớc nhu cầu CNH, HĐH làng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm. Nhƣng vấn đề kết cấu hạ tầng, vấn đề môi trƣờng, trang thiết bị vẫn là khó khăn với làng nghề. Nam Định đã đƣa ra giải pháp khắc phục: Đó là xây dựng làng nghề thành trung tâm kinh tế - thƣơng mại, phát triển cụm công nghiệp, đầu tƣ phát triển các ngành mới, UBND tỉnh tập trung xét duyệt các đề án quy hoạch làng nghề…

* Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội

Từ những kinh nghiệm về phát triển công nghiệp làng nghề ở một số địa nêu trên có thể rút ra một số bài học để phát triển tại làng nghề trên địa bàn TP Hà nội nhƣ sau:

+ Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc đều quan tâm chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung phát

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)