Chương trình truyền nghề tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 59 - 62)

Trong những năm qua UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Công Thƣơng đẩy mạnh công tác truyền nghề, nhân cấy nghề và nâng cao tay nghề (gọi chung là truyền nghề TTCN) cho lao động nông thôn nhằm mục tiêu:

Hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề trên địa bàn thành phố.

Trang bị cho ngƣời lao động các kiến thức và kỹ năng nhất định về các nghề, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cho các cơ sở CN- TTCN tại nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất CN- TTCN.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong các làng nghề, làng có nghề, làng thuần nông và những nơi bị thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp đề chuyển sang mục đích sử dụng khác

Góp phần nâng cao đời sống cho lao động nông thôn, ổn định an ninh chính trị tại địa phƣơng, góp phần khắc phục tình trạng di dân tự do ra nội thành kiếm việc làm.

Việc truyền nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản

50

phẩm hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn, đem lại thu nhập cho ngƣời lao động cũng nhƣ góp phần xây dựng nông thôn mới ổn định và phát triển.

a. Chƣơng trình truyền nghề TTCN cho lao động tại các làng có nghề, làng nghề: Năm 2011 tổ chức 85 lớp đào tạo nghề với 4250 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 4.675.000.000 đồng.

Năm 2012 tổ chức 32 lớp đào tạo nghề với 1120 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 2.144.000.000 đồng.

Năm 2013 tổ chức 20 lớp đào tạo nghề với 700 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 1.340.000.000 đồng.

Năm 2014 đang triển khai mở 31 lớp đào tạo nghề với 1085 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 1.640.560.000 đồng.

b. Chƣơng trình truyền nghề TTCN cho lao động tại các làng thuần nông: Truyền nghề cho các làng thuần nông từ năm 2004 đến nay vẫn đang thực hiện theo chƣơng trình khuyến công của thành phố. Mỗi lớp cấy nghề đã đƣợc hỗ trợ từ 40 đến 60 triệu đồng cho 50 lao động từ nguồn ngân sách Trung ƣơng, ngân sách Thành phố, ngân sách của huyện. Tuy nhiên đến nay trong số đó một số làng còn duy trì và phát triển, một số làng đã mai một. Do đó năm 2012 sau khi điều tra khảo sát và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 UBND Thành phố Hà Nội, Sở Công thƣơng tập trung nhân cấy nghề cho các làng thuần nông, cụ thể.

- Năm 2012 tổ chức 53 lớp đào tạo nghề với 1855 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 3.551.000.000 đồng.

Năm 2013 tổ chức 90 lớp đào tạo nghề với 3150 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 6.030.000.000 đồng.

Năm 2014 đang triển khai 69 lớp đào tạo nghề với 2415 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ 3.572.935.000 đồng.

51

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện một số chính sách khuyến công về phát triển làng nghề

STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số 1 Kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn

cho lao động nông thôn

- Kinh phí truyền nghề cho lao động tại các làng có nghề, làng nghề

(Triệu đồng) 4.675 2.144 1.340 1.640,56 9.799,56 + Số lớp (lớp) 85 32 20 31 168 + Số học sinh (ngƣời) 4250 1120 700 1085 7.155 - Kinh phí truyền nghề cho các làng

thuần nông (Triệu đồng) 3.551 6.030 3.572,94 13.153,94 + Số lớp (lớp) 53 90 69 212 + Số học sinh (ngƣời) 1855 3150 2415 7.420

(Nguồn: TTKC – Sở công thƣơng Hà Nội)

Từ 2011 đến nay Thành phố Hà Nội đã triển khai đƣợc 380 lớp đào tạo truyền nghề và nhân cấy nghề cho lao động nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội, giải quyết việc làm cho 14.575 lao động địa phƣơng. Kinh phí ngân sách hỗ trợ 22.953.500.000 đồng. Chƣơng trình này đã đem lại hiệu quả tốt trong việc phát triển làng có nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố. Đến nay Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề và 287 làng nghề đã đƣợc công nhận tính đến năm 2014. Trong đó có 244 làng nghề truyền thống có thời gian từ 50 năm trở lên.

Thành phố Hà Nội khuyến khích phát triển mạnh về công tác truyền nghề cho các làng thuần nông. Từ năm 2012 đến nay đã tổ chức 212 lớp truyền nghề tại các làng thuần nông, giải quyết việc làm cho 7420 lao động.

52

Tuy nhiên việc truyền nghề tại các làng có nghề, làng nghề thì việc duy trì nghề và phát triển nghề thuận lợi rất nhiều so với truyền nghề cho các làng thuần nông. Công tác truyền nghề cho các làng thuần nông cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhƣ:

Thứ nhất là do đặc thù ngành nghề để nhân rộng, ngành nghề may dân dụng, mây tre đan là những nghề yêu cầu nhiều lao động thì việc nhân cấy nghề và duy trì nghề sẽ thuận lợi hơn một số nghề nhƣ dát vàng quỳ, mộc dân dụng...

Thứ hai là đầu ra cho sản phẩm làng nghề, đáp ứng đƣợc đầu ra cho sản phẩm của lớp đào tạo là góp phần duy trì và phát triển nghề sau đào tạo. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công tác truyền nghề.

Thƣ ba là yếu tố địa hình, việc nhân cấy nghề từ các thôn, các xã lân cận sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi truyền nghề tại các làng, các xã ở cách xã. Thứ tƣ là sự tâm huyết của ngƣời lao động cũng nhƣ sự tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền địa phƣơng.

Đây là chƣơng trình lâu dài để duy trì và phát triển nghề, đa số các làng sau truyền nghề đã duy trì và phát triển đƣợc; Một số ít làng sau truyền nghề duy trì và phát triển ở mức độ thấp do đó Thành phố Hà Nội cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ trong nhiều năm để có thể phát triển nghề, đặc biệt là theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Để công tác truyền nghề cho các làng thuần nông đạt kết quả tốt thì khi truyền nghề cho các làng thuần nông cần lựa chọn các cơ sở sản xuất có đủ khả năng làm đầu mối bao tiêu sản phẩm và cung cấp việc làm cho lao động sau truyền nghề. Khuyến khích, tạo dựng và hình thành các cơ sở sản xuất hạt nhân tại các làng để phát triển nghề sau truyền nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)