Thành phố Hà Nội hiện có diện tích tự nhiên là 3.348,5km2, dân số 7,2656 triệu ngƣời, có 30 đơn vị hành chính (trong đó có 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã). Khu vực nông thôn của Hà Nội có diện tích tự nhiên là 2.841,8km2, chiếm 84,9% và có dân số là 3,7117 triệu ngƣời, chiếm 57,51%, là địa bàn rộng lớn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô hiện nay và cả những năm tiếp theo.
Năm 2010, Thành phố có 1.280 làng nghề và làng có nghề chiếm hơn 56% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thƣờng Tín 125 làng, Chƣơng Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., một số huyện có số lƣợng làng có nghề ít nhƣ: Thanh Trì 24 làng, Gia Lâm 22 làng, Từ Liêm 11 làng...
Hết năm 2010, đã có 272 làng nghề đƣợc Uỷ ban nhân dân cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề (255 làng do UBND tỉnh Hà Tây trƣớc đây công nhận và 01 làng thuộc huyện Mê Linh do UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận), trong đó có 198 làng nghề truyền thống đƣợc công nhận.
Theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc.
Năm 2010, hoạt động ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã thu hút đƣợc số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là 626.557 ngƣời với 166.393 hộ sản xuất, trong đó số lao động tại chỗ là 412.500 ngƣời (chiếm 64,93% tổng số lao động trong làng và chiếm 41,32% tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên toàn Thành phố), và số lao
36
động từ các nơi khác đến làm thuê là 214.057; Số lao động trong các làng nghề đƣợc công nhận là 318.603 ngƣời (chiếm 70,45% tổng số lao động trong các làng nghề đƣợc công nhận);
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề công nghiệp – TTCN đạt 14,6 triệu đồng/ngƣời/năm). Tuy nhiên không đều, các huyện có thu nhập khá là: Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh đạt từ 21 - 31 triệu đồng/ngƣời/năm; Mỹ Đức, Đan Phƣợng, Hoài Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Sơn Tây đạt từ 10 - 20 triệu đồng/ngƣời/năm, ngƣợc lại ở một số huyện nhƣ Ba Vì, Sóc Sơn chỉ đạt từ 6,5 - 8,4 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu nhập bình quân trong năm của một lao động tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN đã tăng gấp 1,5 – 2,5 lần so với thu nhập bình quân của lao động trong làng.
Đến năm 2015 Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% số làng của toàn Thành phố trong đó có 287 làng nghề đã đƣợc UBND thành phố công nhận với 244 làng nghề truyền thống.
Giá trị sản xuất của làng nghề đạt 7.650,87 tỷ đồng, chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố, trong đó giá trị sản xuất của 287 làng nghề đƣợc công nhận đạt 6.077,66 tỷ đồng.
* Phân bố, quy mô, số lƣợng làng nghề, làng có nghề.
- Làng có nghề phân bố ở hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung chủ yếu ở các huyện Chƣơng Mỹ 174 làng, Thƣờng Tín 125 làng, Phú Xuyên 124 làng, Ứng Hoà 113 làng, Ba Vì 101 làng, Thanh Oai 87 làng, Sóc Sơn 54 làng, Đông Anh 32 làng, Mê Linh 27 làng, Gia Lâm 22 làng... trong đó nghề mây tre giang đan 365 làng chiếm gần 27,04% làng có nghề, tập trung ở huyện Chƣơng Mỹ 141 làng, Ứng Hoà 55 làng, Phú Xuyên 25 làng, Thạch Thất 19 làng, Ba Vì 17 làng... Ít nhất là ngành nghề Dát vàng, bạc, quỳ 4 làng, gốm sứ 5 làng (Gia Lâm), nghề đan tơ lƣới 5 làng (Phú Xuyên), nghề làm giấy 5 làng (Ba Vì, Thanh Trì)...
- Quy mô số lƣợng làng nghề: UBND Thành phố đã công nhận 287 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề chiếm 20,52% tổng số làng có nghề của Thành phố trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Huyện Thanh Oai có 51 làng, Thƣờng Tín có 44
37
làng, Phú Xuyên 39 làng, Chƣơng Mỹ 33 làng, Ứng Hoà 20 làng, Ba Vì 14 làng, Quốc Oai 15 làng, Hoài Đức 12 làng, quận Hà Đông 6 làng, Phúc Thọ 5 làng, Gia Lâm 5 làng, thị xã Sơn Tây 2 làng, Sóc Sơn 2 làng, Từ Liêm 2 làng, Thanh Trì 2 làng, quận Long Biên 1 làng, Mê Linh 1 làng.
Bảng 3.1: Tổng số làng nghề UBND TP Hà Nội công nhận đến năm 2014 STT Tên quận, huyện
thị xã Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số 1 Q. Hà Đông Làng 5 1 6 2 Q. Long Biên 1 1 3 TX. Sơn Tây Làng 1 1 2 4 H. Ba Vì Làng 14 2 16 5 H. Chƣơng Mỹ Làng 29 3 2 34 6 H. Đan Phƣợng Làng 7 7 7 H. Đông Anh Làng 1 1 8 H. Gia Lâm Làng 5 5 9 H. Hoài Đức Làng 11 1 12 10 H. Mê Linh Làng 1 1 11 H. Mỹ Đức Làng 6 6 12 H. Phú Xuyên Làng 38 1 1 1 41 13 H. Phúc Thọ Làng 5 5 14 H. Quốc Oai Làng 14 1 1 16 15 H. Sóc Sơn Làng 2 2 16 H. Thanh Oai Làng 47 4 51 17 H. Thanh Trì Làng 1 1 1 3 18 H. Thạch Thất Làng 9 1 10 19 H. Thƣờng Tín Làng 42 3 1 46 20 H. Từ Liêm Làng 2 2 21 H. Ứng Hòa Làng 18 1 1 20 Tổng 248 15 16 5 3 287
38
Phân theo ngành nghề gồm: Ngành mây tre đan có 83 làng chiếm tới 30% số làng nghề; ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm 44 làng chiếm 15.88%; nghề thêu ren 28 làng; nghề dệt may 25 làng; nghề chế biến lâm sản 23 làng; nghề nón mũ lá 20 làng; nghề cơ kim khí 13 làng; nghề sơn mài - khảm trai 11 làng; nghề da giầy khâu bóng 8 làng; nghề chạm điêu khắc 6 làng; nghề gốm sứ 3 làng; nghề đan tơ lƣới 4 làng; nghề sinh vật cảnh 2 làng; nghề dát vàng bạc quỳ 1 làng và nghề khác 6 làng..
Nghề có nhiều làng nghề nhất là: ngành nghề mây tre giang đan có 83 làng, trong đó huyện Chƣơng Mỹ 29 làng, Phú Xuyên 11 làng, Quốc Oai 11 làng, Ứng Hoà 11 làng, Thanh Oai 8 làng... Ít nhất là ngành dát vàng bạc quỳ (Gia Lâm) với 01 làng, rắn Lệ Mật (Long Biên) 01 làng...
Hình 3.1. Hiện trạng làng nghề Thành phố Hà Nội
(Nguồn: Sở Công thương Hà Nội)